Ngôn ngữ trong sáng, giản dị

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 77)

Chúng ta đã biết thái độ ngƣời nghệ sĩ trong sáng tác phần nào phản ánh thái độ ứng xử của họ đối với đời sống. Đặc biệt, ngôn ngữ với tƣ cách là hình thức của tƣ duy chính là yếu tố chứa đựng một cách rõ nét thế giới tinh thần đó của con ngƣời.

Thái độ của nghệ sĩ đối với cuộc sống là không đồng nhất, vì vậy, ngôn ngữ biểu hiện trong sáng tác thơ ca cũng phân hoá thành nhiều loại khác nhau. Bên cạnh lớp ngôn ngữ đời thƣờng, “nhại” lại đời sống là lớp ngôn ngữ trong sáng giản dị với ý nghĩa tìm kiếm cuộc sống ở phần thanh lọc nhất. Lớp ngôn ngữ này thƣờng gắn với ƣớc mơ của con ngƣời về hạnh phúc giản dị đời thƣờng, về tổ ấm, về những đề tài thiên nhiên,

ngƣời mẹ, ngƣời chị, hay nói cách khác là gắn với những đề tài mang tính truyền thống.

Cuộc sống hiện đại xô bồ vốn nhiều bất ổn, nhiều giá trị bị biến dạng là lý do để thơ ca tìm kiếm những giá trị mang tính vĩnh cửu nhƣ một chỗ dựa tinh thần. Lựa chọn ngôn ngữ trong sáng giản dị là một lựa chọn tất yếu và mang tính nghệ thuật- hình thức của nội dung. Lớp ngôn ngữ này có khả năng diễn tả những mơ ƣớc của nhà thơ cũng nhƣ con ngƣời trong thế giới hiện đại về một cuộc sống đời thƣờng và giản dị nhất.

Chúng ta có thể bắt gặp trong thơ nữ thi sĩ Xuân Quỳnh một “đời

sống ngôn ngữ” rất đặc biệt. Bình hoa, phích nước, xô nhựa, chậu men,

cơm reo, áo mắc trên tường, ngọn lửa bếp đèn…đều đƣợc đƣa vào thơ

chị và mang một sức sống riêng. Một thứ ngôn ngữ mang đậm dấu ấn thiên tính của ngƣời phụ nữ, nó thuộc về sự cảm nhận riêng đối với chất thơ mà Xuân Quỳnh tỏ ra mẫn cảm hơn ai hết: Chất thơ từ tổ ấm. Chị gắn bó với căn nhà và tìm thấy trong thế giới đồ vật sự bình yên. Có những

câu thơ Xuân Quỳnh viết không đâu: “Căn phòng con riêng của chúng

mình- Nước trong phích hoa trong bình gốm cũ”. Không làm chữ, không

phô bày, nếu định tìm ở những câu thơ nhƣ vậy những trau chuốt, hoa mỹ sẽ vô tình đánh mất đi nhịp rƣng rƣng không chút mơ hồ của một trái tim đang bao bọc, quấn quýt với mọi đồ vật thân thuộc đơn sơ thôi nhƣng nó thuộc về tổ ấm của mình, của riêng mình. Thế giới ngôn ngữ đời thƣờng trong thơ chị còn mang một ý nghĩa đặc biệt khác, đó là quan niệm của

chị về hạnh phúc: trái tim vĩnh cửu chính là trái tim đời thƣờng “Biết

ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa”, tình yêu lý tƣởng là tình yêu

gắn liền với mái ấm “Chiếc áo mắc trên tường, màu hoa sau cửa kính-

Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn- Anh trở về trời xanh của riêng em”.

trời. Ngôn ngữ đời thƣờng mang những thông điệp về hạnh phúc đời thƣờng.

Một điều đặc biệt là ngôn ngữ đời thƣờng, của đời sống hàng ngày xuất hiện khá nhiều trong thơ các nhà thơ nữ. Điều này có lý do của nó, đó là trong thơ các nhà thơ nữ đƣơng đại chủ đề về hạnh phúc đời thƣờng xuất hiện rất nhiều. Tổ ấm là tình yêu lý tƣởng của mỗi ngƣời phụ nữ.

“Em ngồi đợi nắng qua đi- Mong anh chóng về gọi cửa- mâm cơm em

chờ mỗi bữa- Có hương gạo mới thơm lừng”(Nguyễn Thị Hồng Ngát),

“Đang ăn cơm bỗng hát- Giữa giấc ngủ mỉm cười- Em bất thường lạ

thật- Bắt đền anh anh ơi( Lê Thị Mây), Em nấu bếp nhìn anh trong mắt

ướt- Thế là chiều Hà Nội bớt lang thang….Mâm cơm, hương gạo mới,

nấu bếp…là những ngôn từ rất đời thƣờng về những sự vật đời thƣờng,

công việc đời thƣờng nhƣng không tầm thƣờng, trái lại, nó mang vẻ đẹp về một hạnh phúc tự nhiên, bình dị.

Đề tài về thiên nhiên, về ngƣời mẹ, làng quê cũng tác động sâu sắc đến sự lựa loại ngôn ngữ trong sáng giản dị. Trở về với truyền thống là trở về với những giá trị tự nhiên, vì vậy cần đến lớp ngôn ngữ trong sáng

nhƣ là một biểu hiện của sự tự thanh lọc tâm hồn. Đó là thế giới của gió,

cát, màu nắng, màu mây, hoa tím nhạt, hoa cúc xanh, hoa tường vi, trong

trẻo dịu dàng trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là một tiếng chim tu hú, một tiếng sóng hồ, một lá chua me…bình yên trong thơ Ngô Văn Phú. Nhờ lớp ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà cỏ cây, sự vật đƣợc gọi bằng cái tên quen thuộc của nó, có lẽ vì vậy mà cuộc sống trở nên gần gũi với con ngƣời hơn, nhiều giao cảm với con ngƣời hơn.

Xuất hiện trong thơ khá nhiều câu thơ thể hiện trạng thái thức tỉnh,

nhận ra, hối hận, ăn năn: “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn- bà chỉ còn

là một nấm cỏ thôi”( Nguyễn Duy), “Giữa bao nhiêu mưa nắng ngược

xuôi- Đã có lúc lòng con đơn bạc- Quên cả những điều tưởng không sao

bên những đứa con xinh- Nghe nước mắt chảy vào trong lặng lẽ- Bông cà

na vẫn trắng tinh như thế…Mẹ bây gìơ mới hiểu mẹ ngày xưa(Thu

Nguyệt). Cả những câu thơ thể hiện lòng biết ơn: “Dẫu khi tắt nghỉ cuộc

đời- Trái tim mẹ giữa đất trời còn yêu”(Lâm Thị Mỹ Dạ), “Mẹ không

ghét bỏ em đâu- Yêu anh em đã làm dâu trong nhà…Chắt chiu từ những

ngày xưa- mẹ sinh anh để bây giờ cho em”(Xuân Quỳnh). Sự nhắc nhở,

răn dạy: “Bà ru mẹ mẹ ru con- Liệu mai sau các con còn nhớ

chăng?(Nguyễn Duy). Trạng thái giãi bày nhƣ trên đòi hỏi thơ phải viết

một cách dễ hiểu nhất, đơn giản nhất, để cái đầu tiên ngƣời ta nhận ra là sự vỡ oà của xúc cảm, nỗi niềm chứ không phải câu chữ. Vì vậy, mỗi câu thơ thƣờng đƣợc xâu chuỗi, các từ nối kết với nhau thể hiện tâm trạng mà không găm lại hay tạo ấn tƣợng ở một vài từ ngữ nào đó. Sự giản dị của lời nói là cách bày tỏ lòng chân thành hiệu quả mà đơn giản nhất. Mảng thơ viết về mẹ thƣờng sử dụng lối viết này cũng vì lẽ đó.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)