Sự xuất hiện của một số biểu trưng mới

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 85)

Nhỏ bé hơn, thâm trầm hơn, đó là đặc điểm của các biểu trƣng trong thơ thời hậu chiến. Do những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, trở về với đời sống nhân sinh và cái tôi riêng tƣ của con ngƣời, hình ảnh thơ mất đi cái bề thế thuở trƣớc. Đối diện với đời sống mới và những ứng xử mới, nhiều biểu trƣng trong thơ cũng đựơc thay đổi để phù hợp với thế giới nội tâm con ngừời.

Sự xuất hiện của những biểu trƣng mới cũng có thể giải thích bằng đời sống dân chủ hoá trong thơ ca đƣơng đại. Mỗi nhà thơ gắn với một thế giới riêng với những cách cảm nhận khác nhau và những quan niệm khác nhau về cõi đời tạo nên trong thơ nhiều biểu trƣng mới lạ mang dấu

ấn tác giả. Đó là lá diêu bông, biểu tƣợng về hạnh phúc trong thơ Hoàng

Cầm, đó là giọt sương, biểu tƣợng về cái chết trong sáng trong thơ Lâm

Thị Mỹ Dạ, hai nửa vầng trăng, tình yêu cô đơn trong thơ Hoàng Hữu,

lối nhỏ, con đƣờng đến hạnh phúc trong thơ Dƣ Thị Hoàn, con đường,

bàn tay, biểu tƣợng thiên tính nữ , ngôi nhà, biểu tƣợng hạnh phúc bình

yên trong thơ Xuân Quỳnh, nhà chật, biểu tƣợng tình yêu cảm thông chia

sẻ trong thơ Lƣu Quang Vũ…

Có một số biểu trƣng chung mang tính thời đại xuất hiện. Trong thơ thời kỳ này nói nhiều về cái nghèo, đa số các tác giả đều xây dựng hình ảnh các em bé mồ côi, những ngừời sống dƣới gầm cầu, ngƣời ăn mày. Con ngƣời cô đơn: hòn đảo cô đơn, cột buồm gĩƣa gió, đứng ngã ba đƣờng. Thời kỳ này, do cảm hứng trong thơ thay đổi, không còn sử thi, không còn lãng mạn và những xúc cảm hào hùng, thơ trở về với thế giới hình ảnh bé nhỏ, đời thƣờng, điểm nhìn thấp: hoa súng, hoa bèo, hoa lục bình, hoa dại, rác, vũng trâu đằm.

Thế giới loài vật cũng đƣợc đƣa vào thơ và mang ý nghĩa biểu trƣng cao. Loài vật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là sự đối chiếu, xem xét lại bản năng nhân tính của con ngƣời. Đối với Nguyễn Quyến, thế giới loài vật lại nhƣ là sự quay trở về với con ngƣời thiên nhiên với tất cả

những cái bụi bặm nhƣng cũng đầy nguyên sơ thanh khiết. Con lẩn vào

cây cỏ ban mai- Bàn tay con giấu trong nải chuối non- Hai tai con giấu trong đám mộc nhĩ- ánh mắt con giấu trong quả lựu nửa đỏ nửa

xanh(Mƣa ban mai).

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)