Quan niệm về hiện thực và vai trò của chủ thể sáng tạo

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 27)

1.2.1.1. Quan niệm về vai trò chủ thể sáng tạo

Thử một phép so sánh nhỏ, có thể thấy trƣớc mốc Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ở những năm đầu sau chiến tranh, văn nghệ vẫn phải chịu những kiểm soát gắt gao và nhiều khi là những quan niệm ấu trĩ, hẹp hòi. Sau Đại hội VI, nhiều vấn đề của văn nghệ đã đƣợc nhìn nhận lại, đƣợc giải phóng khỏi những mối ràng buộc ngoài văn học, và hơn hết là đƣợc phát triển theo tinh thần dân chủ. Bây giờ là lúc ngƣời nghệ sĩ có thể nói đến “tự do sáng tác”, “tự do sáng tạo”.

Đã có một thời, nhiều nhà thơ đã phải “đóng vai”. Chế Lan Viên

viết: “Đóng giỏi trăm vai mà đánh mất vai mình”(Di cảo thơ). Từ chối sự

riêng tƣ của ngƣời nghệ sĩ, thơ ca mất đi một phần sự thành thực, cũng có nghĩa là đánh mất đi phần tâm huyết, phần tinh tuý nhất của thể loại. Có

lẽ, nhà thơ Anh Ngọc cũng đã ý thức sâu sắc về vần đề này nên viết: “

một thời ta mê hát đồng ca”. Có một thời, những vấn đề của dân tộc, tổ

lẽ tất nhiên khi đất nƣớc rơi vào chiến tranh. Nhƣng sẽ không là bình thƣờng khi chúng ta cực đoan từ chối sự thể hiện thế giới nội tâm riêng tƣ và những đau khổ, hạnh phúc vốn rất nhân văn của mỗi cá thể. Tình trạng đó còn kéo dài cả một thập niên sau chiến tranh và là nỗi day dứt của nhiều nhà thơ tâm huyết với nghề. Lời nhắc nhở của nhà thơ Thạch Quỳ:

“Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá” chính là một sự thức tỉnh về ý

thức xã hội trong giai đoạn thơ ca này. Khi đời sống thực tại đầy rẫy những bất công phi lý, số phận nhân dân ghì sát đất thì những bài đồng ca mê đắm đôi khi lại là tội lỗi. Một khó khăn kép đƣợc đặt ra đối với lĩnh vực thi ca lúc này là: khi mà tự do tƣ tƣởng và dân chủ xã hội chƣa đƣợc nhận thức dúng đắn, và sự tìm tòi của ngƣời nghệ sĩ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức thì nhiều vấn đề về hiện thực cũng không đƣợc biểu hiện một cách thành thực.

Đại hội VI đã cởi trói cho thi ca trên nhiều phƣơng diện. Vai trò của chủ thể sáng tạo đã đƣợc nhìn nhận toàn diện hơn. Nhiều nhà thơ say sƣa bàn về đổi mới. Nhà thơ Thái Giang chủ trƣơng “tự do cho cả ngƣời viêt lẫn ngƣời đọc”. Lâm Thị Mỹ Dạ quyết liệt: “Hãy đi đến tận cùng cái tôi của ta”. Thu Bồn thận trọng hơn trong cách nói hình ảnh nhƣng đầy gợi mở về cách tân thi ca: “Thơ xin trọn đời là thơ nhƣng sức vóc hơn xƣa, giản dị hơn xƣa, lắng đọng hơn xƣa. Thơ có thể là dao, là búa tạ, nhƣng cũng có thể là kim chỉ, là em. Thơ viết trên lá tre rì rào, thơ tạc trên đá, thơ mọc trên vầng trăng khuyết, thơ ngủ trên ngực em, thẹn thùng má đỏ, hạnh phúc hay đau khổ xin tặng hết cho thơ”. Nhu cầu đƣợc viết khác, đƣợc thành thực với lòng mình là nhu cầu chính đáng và cần đƣợc thừa nhận của ngƣời nghệ sĩ. Đó cũng chính là quy luật của nghệ thuật. Chƣa bao giờ chúng ta chứng kiến lòng khao khát đƣợc thành thực lại trở nên quyết liệt và dữ dội nhƣ bây giờ. Có thể nói, những năm tám mƣơi đã hình thành cảm hứng sự thật trong cả thơ ca và văn xuôi. Nhiều vấn đề hiện thực đã đƣợc mổ xẻ và đƣợc lật trở lại. Giờ đây, ngƣời nghệ sĩ đã có

quyền viết về những vấn đề mình trăn trở và ƣa thích. Nhiều ngƣời nói đến quyền đƣợc buồn trong thơ. Thậm chí có ngƣời cực đoan khi quan niệm: “Một ngƣời chỉ thực sự là chính mình trong căn nhà của nó, thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về với ngôi- nhà- ở- đời của nó là nỗi buồn”. Sự thật thì trong thơ không chỉ có nỗi buồn mà còn gắn bó với nhiều trạng huống khác nhƣ hạnh phúc, tình thƣơng yêu, lý tƣởng và những niềm hân hoan…Sự cực đoan thái quá đôi khi dẫn thơ vào ngõ cụt, và vấn đề của thơ bây giờ chính là phải làm thế nào để điều phối đƣợc cái chung và cái riêng, cái cá nhân và tập thể, tạo nên một môi trƣờng văn học hài hoà, vừa phổ quát lại vừa sâu sắc.

1.2.1.2. Quan niệm về hiện thực.

Đại hội VI của Đảng kêu gọi đổi mới tƣ duy, nhìn thẳng vào sự thật đã tạo cơ sở tƣ tƣởng cho xu hƣớng dân chủ hoá trong văn học đƣợc khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Dân chủ hoá đã thấm sâu và đựoc thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học. Bên cạnh sự biến đổi quan trọng theo hƣớng dân chủ hoá của các quan niệm về vai trò, vị trí của nhà văn là những biến đổi sâu sắc về hiện thực với tƣ cách là đối tƣợng đƣợc phản ánh, khám phá của văn học. “Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó còn là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp, chằng chịt, đan dệt những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực, đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con ngƣời với những vấn đề riêng tƣ, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch”(43 - tr51).

Thế giới tâm linh giờ đây cũng đƣợc đề cập nhiều trong thơ và trở thành một thực thể thẩm mỹ. Hƣớng về cõi tâm linh, các nhà thơ có thể giãi bày những nỗi niềm sâu kín nhất một cách thành thực và có thể bộc bạch đƣợc cả những điều ám ảnh, những dự cảm mơ hồ về số phận, tình yêu mà đôi khi chúng ta không thể lý giải đƣợc bằng lý trí. Khi thế giới

tâm linh trở thành đối tƣợng thẩm mỹ sẽ dẫn đến sự thay đổi hình thức nghệ thuật trong thơ. Cái mơ hồ, vô thức, huyền ảo chi phối đến tƣ duy ý thức. Cái thực hoà lẫn với cái ảo, cái phi lý và hợp lý đan cài vào nhau mở ra miền linh thiêng, hƣ vô và bí ẩn của thế giới tinh thần con ngƣời.

Quan niệm thơ để nói chí, thơ để tỏ lòng “Chở bao nhiêu đạo

thuyền không thẳm- đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” hàng ngàn năm ăn

sâu vào tâm thức ngƣời Việt, ảnh hƣởng đến thơ hiện đại giờ đây cũng đã thay đổi. Có một thời gian dài “Thơ mới” bị đánh cho tơi bời vì cách học hỏi những hình thức lạ lẫm của thơ ca Phƣơng Tây và bị đánh giá là “vị nghệ thuật” cũng xuất phát từ thói quen làm thơ và đọc thơ nhƣ vậy. Vai trò chủ thể sáng tạo thay đổi, hiện thực thay đổi thì hình thức thơ tất nhiên cũng phải có những biến đổi. Ngƣời ta cho rằng thời gian văn học đƣợc coi là cái mã thông điệp kéo dài đã quá lâu. Nay đã đến lúc phải coi văn học là cái mã không có thông điệp. Nhiều bài thơ đôi khi chỉ tạo nên một cảm giác mơ hồ về tồn tại, một sự sắp đặt hay lắp ghép ngôn từ. Tất nhiên, ở đây còn có nhiều điều phải bàn nhƣng chúng ta phải thừa nhận một điều là: giá trị bài thơ không chỉ là cái đƣợc nói mà còn ở cách nói. Thơ hiện đại là khi nó hiện đại cả hình thức và nội dung.

Đại hội VI và tinh thần dân chủ chấp nhận mọi sáng tạo, cách tân trên các phƣơng diện xã hội cũng nhƣ văn học, vấn đề là chúng ta có thể cách tân đến đâu, nỗ lực nhƣ thế nào để tạo lập cho mình một vị trí vững vàng trong văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)