Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà Nước Một TV Dệt 19-5 Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 52)

TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2.1 Thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty

2.2.3.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà Nước Một TV Dệt 19-5 Hà Nộ

ty TNHH nhà Nước Một TV Dệt 19-5 Hà Nội

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới tình hình chung của công ty

Sự biến động các chỉ tiêu của công ty TNHH Nhà Nước Một TV Dệt 19-5 trước và sau khủng hoảng

Biểu đồ 3:Tốc độ tăng trưởng các Chỉ tiêu cơ bản từ 2007 – 2010 so với 2006

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty)

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty)

Nhìn vào tình hình doanh thu của công ty cho thấy tuy bị ảnh hưởng rất lớn của khủng tài chính thế giới 2008 nhưng công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng so với mốc là năm 2006 giai đoạn trước khủng hoảng. Tuy lợi nhuận có giảm 60% năm 2008 so với năm 2006 nhưng ngay sau đó công ty đã có sự

phục hồi mạnh mẽ điển hình là mức tăng trưởng năm 2009 gấp 1.2 lần so với năm 2006 và năm 2010 vừa qua gấp 1.42 lần. Thông qua biểu đồ trên cũng cho thấy lợi nhuận giảm nhưng doanh thu vẫn tăng điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã phải chịu sức ép không nhỏ trong việc lạm phát cao , giá nguyên liệu đầu vào tăng cao , giá nhân công và các chi phí khác đều tăng trong năm 2008 vì thế mà lợi nhuận đã bị sụt giảm đáng kể chỉ bằng 0.47 so với năm 2006

Biểu đồ 4:Tốc độ tăng doanh thu qua các năm

(Nguồn : báo cáo tài chính)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu luôn đạt ở mức cao năm sau cao hơn năm trước . Năm 2007 tăng trưởng 16.5% so với năm 2006 , và tăng dần qua các năm lần lượt là 23,5% ( 2008) , 19% ( 2009 ) , ấn tượng nhất là năm vừa qua 2010 doanh thu đạt mức kỷ lục 475 tỷ đồng vượt xa những con số của những năm về trước và tăng 90% so với năm 2009 .

Lợi nhuận cũng theo đà tăng của doanh thu qua các năm vơi mức tương ứng là 19% năm 2007 tuy nhiên như đã phân tích do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới , tình hình lạm phát gia tăng , lãi suất lên cao , giá cả đầu vào liên tục tăng đã làm cho hiệu quả kinh doanh thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm vào năm 2008 nhưng ngay sau đó chỉ số này đã có đà phục hồi mạnh mẽ với những chính sách kích thích vĩ mô của nhà nước như việc giảm lãi suất, hỗ trợ cho doanh nghiệp giá

cả đầu vàotaoj đà cho lợi nhuân phát triển lên đến 150% năm 2009 và hoàn thành kế hoạch 2010 ở mức 20%.

Biểu đồ5: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 2006 - 2010

(Nguồn : báo cáo tài chính)

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thị trường đầu vào của công ty

Toàn quốc hiện có khoảng 2.000 DN dệt may với hơn 2 triệu lao động; 25% trong số đó là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN may hiện nay phần lớn là các DN tư nhân hay Cty cổ phần. Họ thường chú trọng ưu tiên thực hiện các hợp đồng may gia công XK. Nhiều DN chỉ sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài dưới dạng gia công thuần tuý. Thuận lợi của các DN dệt may VN nằm ở giá nhân công rẻ, tay nghề cao, khả năng sản xuất hàng loạt và tính linh hoạt của DN đối với nhiều loại đơn hàng.

Trong giai đoạn khủng hoảng, Chính phủ đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp đỡ ngành dệt may qua được thời kì khó khăn như: Thủ tướng giao Bộ Tài chính trước mắt nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% đối với bông nhập khẩu, giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng với thiết bị nhập khẩu đầu tư và ủy thác gia công xuất khẩu, giảm 30% thuế thu nhập DN cho các DN dệt may, cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với quỹ tiền lương

còn lại chuyển sang năm sau của các DN. Riêng các DN dệt may đang sử dụng nhiều lao động, Chính phủ sẽ hỗ trợ 40 đồng trên 1 USD xuất khẩu để hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao động, hỗ trợ lãi suất 4%/ năm với DN vừa và nhỏ… ngoài ra còn một loạt các chính sách hiệu quả khác.

Ngày 10 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang triển khai 3 chương trình gồm: Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may

Chương trình đặt ra mục tiêu là đến năm 2015, diện tích cây bông vải đạt 30.000ha và tiếp tục tăng lên hơn 2,5 lần (76.000ha) vào năm 2020. Việc triển khai chương trình này sẽ từng bước giúp các DN DM có thể chủ động nguyên liệu trong nước.

Nguyên vật liệu là nguồn đầu vào quan trọng trong sản xuất, vì vậy mà mối quan hệ giữa Công ty và nhà cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Công ty

Nhà cung cấp là một nhân tố quan trọng nếu như không có nguyên vật liệu thì không thể có thành phẩm. Nguyên vật liệu trong nước không đủ đáp ứng , chất lượng của bông trong nước không đủ chất lượng yêu cầu với sản phẩm , công ty phải nhập khẩu bông từ nước ngoài chủ yếu là các nhà cung ứng như : Tây phi , Liên Xô , Mỹ , Ấn Độ …Nguyên liệu bông vẫn phải nhập 100% từ nước ngoài , trong tình trạng như hiện nay do biến động giá bông từ năm 2010 tới nay đã khiến không ít doanh nghiệp dệt sợi Việt nam rơi vào cảnh càng làm càng lỗ, vì giá đầu ra không theo kịp mức tăng giá đầu vào, nhất là trong bối cảnh hợp đồng xuất khẩu được ký trước 2-3 tháng và khi nhập khẩu nguyên liệu thì giá đã tăng. Tuy nhiên do dự đoán được giá bông trên thế giới sẽ diễn biến theo chiều hướng tăng, nên từ cuối năm 2010, dựa trên nhu cầu sản xuất, xuất khẩu năm 2011, Công ty đã có kế hoạch nhập khẩu bông dự trữ. Vì vậy, Công ty vẫn ký được hợp đồng xuất khẩu theo giá thị trường với đối tác, mà không phải quá lo lắng về giá bông tăng.

Bảng15:Tình hình nhập khẩu bông của công ty 2007 – 2009 (đơn vị tấn ) Tháng 2007 2008 2009 1 5.300 6.524 5.350 2 7.212 8.136 6.694 3 7.280 10.360 8.495 4 17.300 15.975 17.572 5 15.423 16.842 13.810 6 15.100 16.825 13.796 7 15.230 17.198 14.692 8 16.912 18.200 14.924 9 14.521 15.912 13.047 10 18.232 19.468 15.963 11 13.260 20.156 16.528 12 15.415 21.236 17.413 ( Nguồn : Phòng vật tư)

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thị trường đầu ra của công ty

Thị trường theo sản phẩm

Bảng 16 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2000-2010

Thời gian Sản lượng ( mét vải ) Doanh thu ( Tỷ đồng ) Tổng doanh thu (tỷ đồng ) tỉ lệ (%) Năm 2000 3.102.356 39,85 50 79,7% Năm 2001 3.201.365 40,88 54 75,7% Năm 2002 3.623.631 46,28 60 77,2% Năm 2003 3.718.963 47,5 70,5 67,4% Năm 2004 4.090.548 52,21 92 56,75% Năm 2005 4.704.130 68,25 105 65% Năm 2006 5.409.749 81,6 120 68% Năm 2007 6.221.212 94,5 140 67,5% Năm 2008 4.834.647,8 147 210 70% Năm 2009 6.655.985.6 180.4 250 72.1% Năm 2010 7.216.335 360.8 475 76%

( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường ) Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty trong giai đoạn 2000-2010 chúng ta có thể nhận thấy sự đóng góp của sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Cụ thể trong những năm từ 2000 – 2002, doanh thu từ sản phẩm vải luôn chiếm gần 80% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Đến năm 2004 tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 56,75%. Nhưng có dấu hiệu tăng dần và ổn định trong giai đoạn từ 2004-2009. Đến năm 2009, doanh thu từ sản phẩm vải đã chiếm 72,1% trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. và từ năm 2009 đến nay luôn

xuất phát từ thực tế trong những năm gần đây đực biệt là khi được trải qua khó khăn trong khủng hoảng doanh nghiệp đã nhận ra rằng phải đa dạng hóa vì vậy mà doanh nghiệp đã có những chiến lược nhằm đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, điều này đã khiến cho tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp giảm xuống.

Bảng 17 :So sánh thị phần của công ty so với các công ty trong ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thị phần ( %) Vị trí Thị phần ( %) Vị trí Thị phần ( %) Vị trí Dệt 19-5 15.5 3 16.5 3 17.5 3 Dệt vĩnh phú 21.8 1 21.8 1 21.8 1 Dệt phomg phú 16.3 2 19.5 2 19.5 2 Dệt len mùa đông 0.9 8 2.7 7 2.7 7 Dệt kim hà nội 1.7 7 1.7 7 3.5 5 Dệt minh khai 5 5 1.4 8 1.5 8 Công ty phương nam 2.3 6 2.1 6 2.3 6

Nhuộm tô châu 13.4 4 14.5 4 14.5 4

Kết thúc năm tài khóa 2010 vừa qua thị phần của công ty trên thị trường đã có sự thay đổi đáng kể và sắp tới hứa hẹn sẽ đưa công ty trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành đó là việc sáp nhập công ty Dệt Minh Khai vào 19-5 và trở thành cơ sở của 19-5 điều này giúp tăng thị phần đáng kể trên thị trường bởi hiện tại sự chênh lệch giữa thị phần của công ty so với đối thủ dẫn đầu là không lớn và hoàn toàn có thể vượt lên.

Thị trường theo khách hàng

( đơn vị : đồng)

Năm Giày Bình Định Giày Sài Gòn

2008 3.481.907.539 7.283.352.143,5

2009 1.062.652.036 7.937.600.014

2010 19.887.906.957 8.325.510.928

( Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường )

Thông qua bảng số liệu thống kê tình hình tiêu thụ của 2 khách hàng truyền thống sủ công ty chúng ta thấy được ảnh hưởng của khủng hoảng tới ngành Dệt may tại thời điểm năm 2009 . Với công ty Giày Bình Định là một trong những khách hàng truyền thống tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra và tác động rõ rệt nhất vào năm 2009 thì tình hình nhập nguyên vật liệu đầu vào là vải bạt đồng thời chính là sản phẩm đàu ra của Dệt 19-5 giảm sút nghiêm trọng từ chỗ đạt giá trị hơn 3,4 tỷ đồng năm 2008 thì chỉ còn hơn 1 tỷ đồng năm 2009 giảm 70% so với năm 2008 một mức ụt giảm rất lớn. Tuy vậy bước sang năm 2010 do xu thế nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành giày dép nói riêng các đơn hàng lại quay trở lại và tăng trưởng ngoạn mục với con số gần 20 tỷ đồng tăng gần 18 lần so với năm 2009 và tăng gấp 4,7 lần so với năm 2008. Đối với Giày Sài Gòn lại có những kết quả khác hẳn, thông qua số liệu chúng ta cũng thấy được họ không những không bị ảnh hưởng của khủng hoảng mà vẫn tăng trưởng các giá trị của đơn đặt hàng trong năm 2009 vói giá trị đạt gần 8 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2008 và năm 2010 tăng ổn định ở mức 8,3 tỷ đồng tương ứng tăng 4,8%.

Thông qua việc phân tích 2 kách hàng truyền thống là Giày Bình Định và Giày Sài Gòn chúng ta cũng thấy được bức tranh về thị trường tiêu thụ của công ty vì đây là 2 doanh nghiệp đại diện cho 2 thị trường miền Trung và miền Nam. Giày Bình Định là thị trường miền Trung vẫn được đánh giá là thị trường ít tiềm năng hơn so với thị trường miền Nam do không nhiều các doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt may tập trung ở đay hơn nữa thị trường miền Nam là thị trường rất sôi động với các

khu công nghiệp và khu chế suất là thị trường có khối lượng tiêu thụ rất lớn và ổn địnhcuar công ty vì vậy mà cho dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng thị trường miền Nam vẫn duy trì được các đơn đặt hàng trong khi đó miền trung có sự giảm sút rõ rệt.

Thị trường tiêu thụ theo yếu tố địa lý

Bảng19:Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải và sợi tại thị trường nội địa và xuất khẩu ( đơn vị : tỷ đồng)

Sản phẩm 2008 2009 2010

Xuất

khẩu Nội địa

Xuất

khẩu Nội địa

Xuất

khẩu Nội địa

Vải 0 85,2 1,65 97,8 0 134,9

Sợi 13,96 25,21 65,4 46,4 137,9 96,9

( Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường)

So với năm 2008 thị cả năm 2009 và năm 2010 doanh thu từ vải và sợi đều tăng nhanh với con sô tương ứng:

Sản phẩm Vải : năm 2009 đạt doanh thu 97,8 tỷ đồng tăng 14,7 % so với năm 2008 tại thị trường nội địa, năm 2010 đạt 134,9 tỷ đồng tăng 38% so với năm 2008 và tăng 58,3% so với năm 2008 , giá trị xuất khẩu mà vải mang lại có sự tăng giảm không đáng kể do đây không phải là mặt hàng chủ lực giành cho xuất khẩu của công ty.

Sản phẩm sợi: năm 2009 sợi xuất khẩu ra nước ngoài đạt 65,4 tỷ đồng tăng 3,66 lần so với năm 2008, doanh thu từ thị trường nội địa đạt 46,4 tỷ đồng tăng 84% so với năm 2008; năm 2010 đánh dấu bước tăng trưởng nhanh về doanh thu của sợi ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu khi đạt doanh thu 137,9 tỷ đồng gí trị xuất khẩu tăng 110% so với năm 2009 và tăng gấp gần 9 lần so với năm 2008, thị trường nội địa cũng có doanh thu khá lớn khi đạt 96,9 tỷ đồng tăng 108,3% so với năm 2009 và tăng gấp 2,84 lần so với năm 2008. Điều này đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh của công ty sau khủng hoảng và là sự

khẳng định rõ ràng nhất việc công ty đã gần như thoát khỏi khủng hoảng và đang kinh doanh rất hiệu quả trong khi một số doanh nghiệp trong ngành Dệt may đang gặp khó khăn khi đi tìm hướng ra cho sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 20 :Tình hình tiêu thụ vải tại thị trường nội địa tính theo phần trăm trên tổng doanh thu ( đơn vị : %) Khu vực 2008 2009 2010 Miền Bắc 10,3 24,64 11,7 Miền Trung 0,4 0,6 0,3 Miền Nam 83,8 74,76 88

( Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường)

Khu vực miền nam vẫn là thị trường truyền thống của sản phẩm vải tại công ty tuy nhiên do biến động của các yếu tố trong khủng hoảng năm 2009 tình hình tiêu thụ vải tại thị trường này giảm từ 83,8% năm 2008 xuống còn 74,76% và theo chiều nguược lại thị trường miền Bắc có sự gia tăng lượng tiêu thụ trên tổng doanh thu từ vải khi tăng lên 24,64% năm 2009 so với 10,3% năm 2008; sang năm 2010 do công ty đã hồi phục lại gần như hoàn toàn hoạt động tại các thị trường nên trật tự này được thiết lập trở lại khi tình hình tiêu thụ ở miền nam tăng lên 88% còn miền bắc giảm xuống 11,7% trong khi đó thị trường miền trung gần như không có biến động đáng kể nào trong 3 năm.

Bảng 21 :Tình hình tiêu thụ sợi tại thị trường nội địa tính theo phần trăm trên tổng doanh thu ( Đơn vị : %) Khu vực 2008 2009 2010 Miền Bắc 91,1 90,3 85,14 Miền Nam 8,9 9,7 14,86

(Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 52)