Sự cần thiết phải phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 29)

2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội

2.2Sự cần thiết phải phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.

Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.

Thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 xuất phát từ thị trường tài chính của Mỹ, hiệu ứng lan truyền của khủng hoảng rất nhanh do sự toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng đã chịu tác động rất lớn từ khủng hoảng và Dệt 19-5 cũng không nằm ngoài tác động đó.

Có thể nói tính tới thời điểm trước khủng hoảng, công ty đang có sự tăng Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm

trưởng rất nhanh điển hình là năm 2006 công ty đã đạt doanh thu là 146 tỷ đồng, 2007 con số này là 170 tỷ gấp 1,16 lần so với năm 2006 , năm 2008 doanh thu tăng trưởng 23,5% nhưng đến năm 2009 thì chỉ số này chỉ còn tăng trưởng 19% sau đó có tăng nhanh vào năm 2010. Tuy nhiên điều đó cho thấy tác động của khủng hoảng tới tình hình doanh thu của công ty là không nhỏ nó có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận, các khoản chi phí trong công ty. Điển hình là lợi nhuận đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008 chỉ còn là 1 tỷ đồng thấp hơn nhiều so với 2 năm trước đó là năm 2006 ( 2,1 tỷ đồng ) năm 2007 ( 2,5 tỷ đồng ) kéo theo nó sẽ là việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các chế đọ khuyến khích cho cán bộ công nhân viên cũng giảm, đầu tư mở rộng sản xuất không còn được như trước.

Tác động của khủng hoảng tới thị phần của công ty cũng như thị phần trong từng mặt hàng so với các đối thủ cạnh tranh cũng có sự sụt giảm mạnh nhất vào năm 2008. Với mặt hàng vải năm 2008 công ty không có giá trị xuất khẩu, còn mặt hàng sợi cũng chỉ đạt được giá trị xuất khẩu 13,96 tỷ đồng thấp hơn nhiều so với 2 năm trở lại đây khi mà công ty đã phục hồi trở lại và nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có tín hiệu khả quan và đang dần hồi phục mạnh mẽ. Đối với các khách hàng truyền thống của công ty tại thị trường nội địa năm đánh dấu sự sụt giảm lại không phải là năm 2008 mà là năm 2009 vì chúng ta đều biết khủng hoảng tác động tới Việt Nam có phần chậm hơn các nước khác trên thế giới do chúng ta chưa hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Công ty giày bình Định là một trong những khách hàng truyền thống nhưng do xu hướng chung của các doanh nghiệp Việt Nam là việc tìm thị trường đầu ra rất khó trong bối cảnh khủng hoảng diễn ra nên họ đã cắt giảm khối lượng đơn hàng trong năm 2009 từ 3,4 tỷ vào năm 2008 xuống còn hơn 1 tỷ đồng chỉ bằng 70% so với năm 2008 nhưng ngay sau đó kết thúc năm 2010 giày Bình Định lại khẳng định là một trong những khách hàng quan trọng của công ty khi giá trị các đơn hàng cả năm mà công ty Dệt 19-5 xuất bán đạt con số 19,8 tỷ đồng tăng tới 17,7 lần so với năm 2009, đây là con số khẳng định rất rõ tầm quan trọng cũng như mức đóng góp của khách hàng này trong tổng doanh thu của công ty.

Một yếu tố nữa mà khủng hoảng đã tác động đến khiến cho công ty gặp không ít khó khăn đó là thị trường đầu vào của doanh nghiệp.Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất hơn nữa không chi riêng công ty mà các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đều gặp khó khăn vì nguồn nguyên liệu đầu vào là bông nhưng trong nước chỉ đáp ứng chưa đầy 10% nhu cầu vì vậy công ty đã phải nhập khẩu toàn bộ số bông phục vụ cho sản xuất từ nước ngoài vì vậy giá bông đã tăng tới 100% tại thời điểm 2008 thậm chí cho đến nay vẫn không có dấu hiệu giảm sút chắc chắn yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn tới giá thành của công ty. Thêm nữa là việc tại thời điểm diễn ra khủng hoảng vào nửa cuối năm 2008 lãi suất vay vốn từ các ngânh hàng luôn rất cao từ trên 20% / năm điều nay dẫn tới không ít doanh nghiệp trong đó có Dệt 19-5 gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn, hoạt động kinh doanh có lãi để phát huy đồng vốn có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 29)