Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến Việt Nam:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 45)

TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2.1 Thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty

2.2.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến Việt Nam:

Nền kinh tế thế giới chứng kiến một cuộc đại khủng hoảng xảy ra mà không ai có thể dự đoán trước, tổng thiệt hại là rất lớn, lan sang tất cả mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão".

Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm.

Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.

Tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%.

Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay. Trong đó, FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng. Trước khi được thông qua vào ngày 1/10, kế hoạch hỗ trợ lớn chưa từng có trong lịch sử đã vấp phải không it phản đối tại Quốc hội Mỹ. Đặc biệt tại vòng bỏ phiếu vào ngày 29/9, Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch trên tạo ra một cú sốc thực sự với phố Wall, khiến chỉ số Dow Jones trải qua ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử.

Không lâu sau khi kế hoạch trên được thông qua, vào ngày 13-14/10, các quốc gia châu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷ đôla.

Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái.

Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV.

Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn nữa nếu ba nhà sản xuất xe hơi hàng đầu là Ford, General Motors (GM), và Chrysler phá sản.

2008, 2009 và vì thế hứa hẹn nhiều triển vọng với các ngành trong nền kinh tế. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dự đoán, GDP của toàn thế giới trong năm 2011 sẽ tăng khoảng 4.4% và kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 4.5% trong năm 2012. Kinh tế một số nước đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu hồi phục, nhu cầu tiêu dùng sẽ được cải thiện hơn.

Bảng 12:Dự báoTốc độ tăng trưởng dự báo một số nước

Đơn vị (%) Năm Trung Quốc Ấn độ Việt nam Hàn quốc Mỹ Nhật EU Đức Trung đông Nam phi 2010 10.3 6.78 6.5 4.5 2,8 2.8 1.8 2.6 3.4 1.5 Dựbáo 2011 8.1 6.8 6.3 5 2.6 2 1.5 2.8 3.2 1.6

(Nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ thế giới IMF)

Những tác động đến kinh tế Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang diễn biến phức tạp, lan rộng tới nhiều nước và đã dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới. Sự tác động này tới nền kinh tế Việt Nam được thể hiện qua một số yếu tố sau:

Đối với thị trường tài chính

Mặc dù Việt Nam không chịu tác động trực tiếp, nhưng tác động gián tiếp cũng khá lớn. Tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Đồng USD có thể giảm giá mạnh dẫn tới nhiều người dân có thể rút USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD để gửi VND vào, làm cho cấu trúc tài sản ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, vì mức độ và khả năng liên kết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế nên các ngân hàng Việt Nam sẽ ít chịu tác động trực tiếp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng cũng không đáng kể do sự liên kết giữa thị trường Việt Nam với thế giới là không cao. Điều đáng lo ngại là việc phát hành và huy động vốn trên thị trường quốc tế là khó khăn và chi phí tăng cao. Việc huy động vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán trong

thời gian tới cũng khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam (Việt Nam là một trong37 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: Dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản...) có xu hướng giảm sút. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt do đồng Việt Nam được xác định giá gắn với đồng USD. Khi đồng USD giảm trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạm phát trong nước nếu đồng VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Nhưng nếu tỷ giá VND/USD giảm (tức là VND lên giá so với USD) ở mức không phù hợp sẽ làm cho xuất khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp bị lỗ. Trong khi để cạnh tranh bán hàng vào Mỹ, nhiều nước có mặt hàng tương đồng cũng đã giảm giá.

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Với cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu như hiện nay, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu sẽ giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI ở hai thị trường này của Việt Nam đều bị tác động đáng kể. Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm.

Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc âm. Việt Nam cũng không thoát khỏi yếu tố này. Trong khi lạm phát vẫn là một vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Việt Nam năm 2009. Ngoài ra, tiền gửi ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước sẽ bị giảm lợi tức do nhiều nước nới lỏng tiền tệ để tránh lâm vào suy thoái sâu rộng; dòng ngoại hối sẽ suy giảm; nhiều hoạt động kinh tế ở nước ta cũng gặp khó khăn, đặc biệt các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài có thể bị ngưng trệ và có thể

các hợp đồng này sẽ không còn được ký kết.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng dẫn tới giá nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm, đặc biệt là dầu thô. Giá dầu thế giới giảm đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách do xuất khẩu dầu thô bị giảm sút. Ngoài ra, nhiều loại nguyên liệu khác phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế như sắt, thép, phân đạm, giấy, xi măng cũng gặp khó khăn và hiện tại thị trường tiêu thụ của các ngành này đang bị thu hẹp....

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính này đã gây ra một số tác động tiêu cực, nhưng nó cũng tạo ra cho Việt Nam một số cơ hội: Việc thu hút vốn đầu tư có nhiều thuận lợi do dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nước có môi trường kinh doanh và chính trị ổn định - Việt Nam hội tụ đủ cả hai yếu tố này. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu có thể tăng do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh như hàng dệt may...; nhập khẩu có thể chọn lọc do nhiều nước trên thế giới phải bán các mặt hàng, công nghệ do kinh tế đi xuống. Bên cạnh đó, việc giảm các loại nguyên vật liệu này tuy gây khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng tác động tích cực tới nền kinh tế như: Hạn chế lạm phát; xăng dầu giảm dẫn tới chi phí vận chuyển và giá của nhiều loại vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, cát, đá... cũng giảm, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục sau một thời gian "đóng băng" một phần do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w