Các nhân tố bên ngoài DN 1 Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 31)

3.Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nộ

3.1 Các nhân tố bên ngoài DN 1 Môi trường vĩ mô

3.1.1 Môi trường vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người: Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của DN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ sản phẩm. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của DN và ngược lại

Thị trường trong nước đang có những biến đổi mạnh mẽ về chất, khi mà thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên theo từng năm : 1024 USD ( 2008 ) ; 1100 USD ( 2009 ); 1200USD ( 2010 ) điều này kéo theo nhu cầu ăn mặc và xu hướng thời trang cũng sẽ thay đổi theo dẫn tới các doanh nghiệp dệt may sẽ phải đa dạng hóa sản phẩm hơn để dáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng vào hàng những nước phát triển nhanh của khu vực châu Á vì vậy nhà nước rất coi trọng đến Dệt vì cùng với nó là ngành may mặc là hai ngành kinh tế chủ lực đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước. Thông qua

chính sách giảm thuế nhập khẩu đến mức tối đa cho các nguyên phụ liệu như bông, … đồng thời chính phủ giành một phần ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu tại các vùng được quy hoạch trồng bông vải có tưới tập trung. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích bông cả nước là 30.000 ha, sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn và tăng lên 76.000 ha diện tích và sản lượng 60.000 tấn vào năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 29/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu phát triển cây bông vải nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành Dệt May, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định.

Các yếu tố văn hóa xã hội như: bản sắc truyền thống văn hóa, trình độ dân trí ảnh hưởng đến thái độ tiêu dùng. Mỗi cá nhân trong 1 quốc gia có các quyết định tiêu dùng riêng không giống nhau và đương nhiên là các nước có bản sắc văn hóa khác nhau thì quyết định tiêu dùng cũng sẽ khác nhau

Môi trường chính trị pháp luật: Các nhân tố chính trị pháp luật tác động tới DN theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho DN. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư

Yếu tố kỹ thuật công nghệ: Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển từng ngày, từng giờ mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ thay thế các công nghệ ra đời trước đó không nhiều thì ít. Kỹ thuật công nghệ phát triển cho phép các DN đẩy mạnh năng suất, cải tiến sản phẩm và luôn cho phép ra đời những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thị trường. Nó làm thay đổi cả phương thức kinh doanh của DN, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm của DN trên thị trường. Những DN sở hữu nền công nghệ cao luôn tạo được vị thế và chỗ đứng cho

mình trên thị trường.

Yếu tố toàn cầu hóa: Khu vực hóa và tòan cầu hóa đang là một xu hướng mọi DN phải tính đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc hội nhập nền kinh tế sẽ mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho các DN khi thâm nhập vào thị trường quốc tế, nhưng cũng là thách thức lớn khi mà chúng ta phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội sau khủng hoảng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w