3.Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nộ
3.1.2 Môi trường ngành
Môi trường ngành bao gồm nhiều DN có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau có thể thay thế cho nhau. Chúng ta phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa đối với DN. Chúng ta phân tích môi trường ngành dựa vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter.
Mỗi lực lượng trong số 5 lực lượng cạnh tranh càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanhnghiệp tăng giá về kiếm LN, và ngược lại.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh.
Phân tích áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả (quyền lực) của người mua. Người mua được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc DN giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn, số lượng dịch vụ sau bán hàng nhiều hơn. Ngược lại khi áp lực người mua yếu sẽ mang lại cho DN một cơ hội để tăng giá kiếm được LN nhiều hơn. Người mua bao gồm nhiều người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối và các nhà mua công nghiệp.
Một đoạn thị trường mà sức mạnh của khách hàng lớn, thì đoạn thị trường này được coi là kém hấp dẫn và việc thâm nhập và phát triển ở các đoạn thị trường này sẽ khó khăn hơn, phải chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh và LN thấp
doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta phần lớn vẫn chỉ gia công, giá trị gia tăng từ Dệt nói riêng và Dệt may nói chung còn thấp . Do đặc thù của ngành Dệt là ngành sản xuất phục vụ khâu đầu vào cho ngành may mặc, da giày vì vậy mà yếu tố chi phối từ khách hàng là không cao, áp lực không lớn điều đó lý giải tại sao khi giá cả tăng cao không có sự biến động nhiều từ phía khách hàng vì số lượng các công ty Dệt của chúng ta không nhiều, sản phẩm cung ứng trên thị trường chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu từ phía nhà sản xuất.
Phân tích áp lực cạnh tranh từ các nhà cung ứng: Lực lượng này tạo ra khả năng mặc cả của nhà nhà cung ứng. Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ hoặc áp đặt các điều kiện liên quan tới giao dịch…Nếu DN mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở đoạn thị trường này, các DN sẽ rơi vào tình trạng chi phí sản xuất cao, cơ hội thu LN thấp.
Chính áp lực không nhỏ từ các nhà cung ứng bông ở các nước màchungs ta nhập khẩu do công nghiệp trồng bông của chúng ta không đủ đáp ứng cho thị trường nên nguồn bông chủ yếu là nhập khẩu. Điều này gây bất lợi lớn khi các nhà xuất khẩu tăng giá bông nguyên liệu vào năm 2008 thâm chí cho đến nay giá bông vẫn còn rất cao có khi tăng tới trên 100%so với năm trước khiến cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam rất bị động trước diễn biến của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm, thị trường tiêu thụ .
Phân tích đối thủ cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thõa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm thay thế sẽ đặt ra một giới hạn cho giá cả và LN tương lai cho đoạn thị trường. Khả năng thay thế càng cao, giá cả và LN có xu hướng càng giảm xuống.
Tiến bộ khoa học kĩ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cá sản phẩm thay thế này. Mối đe dọa này đòi hỏi DN phải có sự phân tích, theo dõi
thường xuyên những tiến bộ kĩ thuật cao- công nghệ, trong đó có liên quan trực tiếp là đổi mới sản phẩm
Đối thủ tiềm ẩn là những DN hiện chưa có mặt trong ngành nhưng trong tương lai có thể tham gia cạnh tranh trong ngành. đây là mối đe dọa cho các DN hiện tại, vì khi có càng nhiều DN có trong một ngành thì cạnh tranh cang khốc liệt hơn, thị trường và LN sẽ bị chia sẻ, vị trí của DN sẽ bị chia sẻ. Sự gia nhập vào ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào lối vào của một ngành và sự hấp dẫn của thị trường đó
Phân tích áp lực từ các đối thủ hiện tại( cạnh tranh nội bộ ngành). Đây là sự cạnh tranh của các DN hiện tại của một ngành sản xuất. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, DN có cơ hội để tăng giá bán và kiếm nhiều LN hơn, việc mở rộng thị trường của DN dễ dàng hơn. Khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại càng mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể. Cạnh tranh giữa các DN trong ngành thường bao gồm nội dung chủ yếu sau: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành.
Khác với ngành mau mặc, Dệt của Việt Nam có mức độ cạnh tranh trong ngành không cao điều này được lý giải một phần là do đặc thù của ngành là doanh nghiệp sản xuất, hai nữa là khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, sản phẩm không có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp do áp dụng cùng công nghệ, đồng thời được sự chỉ đạo của ngành các doanh nghiệp có sự đoàn kết để tọa nên sức mạnh của cả ngành dệt may nên không thấy nhiều sự cạnh tranh tới từ các doanh nghiệp trong ngành.
Tóm lại, khi chúng ta phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành là chúng ta đi phân tích môi trường kinh doanh của DN.Việc phân tích môi trường kinh doanh này rất quan trọng, giúp cho doanh nghiêp xác định được các cơ hội và những thách thức, trên cơ sở đó rút ra những quyết định chiến lược hợp lý.