DỆT 19/5 HÀ NỘI SAU KHỦNG HOẢNG
3.2 Giải pháp phát triển thị trường của công ty sau khủng hoảng 1 Giải pháp về giá cả vận dụng linh hoạt chính sách giá
3.2.1. Giải pháp về giá cả - vận dụng linh hoạt chính sách giá
Chính sách giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty bán ra nếu có giá quá cao so với giá thị trường thì sẽ không bán được hàng, sản phẩm sẽ bị coi là không có tính cạnh tranh hoặc tính cạnh tranh yếu khiến doanh nghiệp mất dần thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh nhưng nếu bán với giá quá thấp thì chắc chắn sẽ không thể có lãi. Chính vì vậy, việc dưa ra một mức giá phù hợp với sự lên xuống thay đổi của thị trường là một vấn đề mà công ty câng nghiên cứu kỹ.
Thị trường mà công ty đang thàm gia vào là một thị trường cạnh tranh, tuy tính cạnh tranh chưa phải là cao nhưng đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực mà công ty tham gia không phải là ít. Chính vi vậy, giá các sản phẩm của công ty chắc chắn sẽ phải tương xứng với giá của đối thủ cạnh tranh, nếu có chênh lệch thì chênh lệch nhau không nhiều. Do đó, việc đưa ra một chính sách giá phù hợp có ý nghĩa lớn trong việc tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt của công ty.
Công ty vận dụng một cách linh hoạt giá sản phẩm ở từng khu vực hay từng đoạn thị trường. Tức là ở mỗi khu vực thị trường khác nhau đưa ra những mức giá khác nhau. Mức giá này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường đó. Vì dụ, nếu khu vực thị trường đó là thành thị hay những thành phố lớn thì sẽ áp dựng mức giá cao hơn là ở khu vực nông thôn. Như vậy có nghĩa là những mức giá áp dụng sẽ phụ thuộc vào thu nhập bình quân hay thu nhập chung của từng vùng đó. Hơn thế nữa, còn phụ thuộc vào chi phí sản xuất tại khu vực đó.
Tại những thị trường chính của công ty, thường là các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng bạt cao, người tiêu dùng ngoài yếu tố về giá còn quan tâm đến các yêu tố khác như: kiểu dáng bạt, hoa văn in trên bạt, màu sắc,… Do đó, công ty không cần phải giảm giá mà bán với mức giá bình thường. Nhưng tại những khu vực thị trường khó tính này, công ty đã đa dạng hoá về kiểu dáng, chất liệu,chủng loại, màu sắc thì chắc chắn lượng tiêu thụ vẫn tăng cao.
Còn tại những khu vực không phải thị trường chính, khu vực nhu cầu sử dụng không nhiều và mức chi tiêu dành cho những sản phẩm loại này không lớn, công ty đưa ra mức giá hợp lý, áp dụng giảm giá 10 – 15% cho các loại sản phẩm. Có như vậy mới kích thích tiêu dùng tại những khu vực thị trường này.
Công ty cũng vận dụng chính sách linh hoạt giá không chỉ đối với khu vực thị trường mà đối với cả khách hàng. Tức là công ty áp dụng những mức giá khác nhau với từng đối tượng khách hàng. Với những khách hàng thân quen, mua với số lượng lớn thì công ty có sự ưu đãi về giá như giảm giá cho từng mặt hàng, chiết khấu khoảng 5% đối với mỗi lần mua hàng với một số lượng nhất định với những khách hàng đã có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty, và đã có uy tín, ngoài ra thì công ty có thể cho những khách hàng này trả góp hoặc trả chậm trong một thời gian nhất định để tạo quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng.
Ngoài ra, việc vận dụng chính sách giá còn được thực hiện theo mùa. Có nghĩa là không phải nhất nhất ngày nào, mùa nào trong năm giá của sản phẩm cũng nguyên như thế mà thay đổi theo mùa vụ. Với những mùa lễ như tết, các dịp cuối năm, các ngày lễ đặc biệt là những khoảng thời gian mà lượng mua sắm của người dân tăng đột biến, đây chính là khoảng thời gian tốt nhất cho những đợt khuyến mãi, tặng quà hay tung ra những sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng .