Đối với công tác đề bạt, bổ nhiệm nhân sự, công ty thường ưu tiên cho đối tượng là lao động CMKT cao trong công ty trước. Lao động CMKT cao là lao động quản lý trong độ tuổi quy hoạch, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để có thể đảm nhận các vị trí cao hơn. Đối với lao động CMKT cao không phải lao động quản lý, tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, năng lực thực tế và nguyện vọng của người lao động để cân nhắc bổ nhiệm lên vị trí quản lý. Tất nhiên, theo bản phân tích công việc, tùy vào vị trí quản lý mà yêu cầu cầu đối với công việc và yêu cầu đối với người thực hiện công việc là khác nhau, nhưng nhìn chung, công ty luôn đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng lực lượng lao động CMKT cao tại công ty để họ có thể vừa hoàn thành công việc hiện tại, vừa có thể học tập và tích lũy kinh nghiệm để có thể đảm nhận các vị trí cao hơn. Kết quả đề bạt, bổ nhiệm nhân sự tại công ty trong thời gian qua như sau:
Bảng 3.16: Kết quả công tác đề bạt và bổ nhiệm cán bộ
Năm 2008 2009 2010
Tổng số cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm 9 16 19
Lao động quản lý 6 8 10
Lao động CMKT khác 3 7 7
Lao động khác 0 1 2
Nguồn: Báo cáo lao động - tiền lương, phòng tổ chức cán bộ và LĐ – Công ty Truyền tải điện 1
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lao động CMKT cao được bổ nhiệm, đề bạt lên vị trí quản trị cao hơn tại công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, số lao
động CMKT cao được đề bạt, bổ nhiệm là 9 lao động thì năm 2010 tăng lên thành 17 lao động, tức tăng gần 90 %. Trong số này, số lao động CMKT cao được bổ nhiệm mới là 33 % năm 2008 và 36,6 % năm 2010. Ngược lại, số lao động không phải lao động CMKT cao trong công ty được bổ nhiệm là rất thấp (10,5 % năm 2010). Điều này, thể hiện quan điểm, định hướng đúng đắn của lãnh đạo công ty trong việc sử dụng lực lượng lao động CMKT cao tại công ty. Kết quả là, đa số lao động CMKT cao tại công ty đều hài lòng với công tác đề bạt, bổ nhiệm nhân sự tại công ty. Theo khảo sát của tác giả, có tới 75 % số LĐ CMKT cao được hỏi cho rằng làm việc tại công ty họ có nhiều cơ hội để được đề bạt và bổ nhiệm nhân sự; 88,75 % số LĐ CMKT cao được hỏi cho rằng các tiêu chuẩn để được đề bạt và bổ nhiệm tại công ty là rõ ràng. Điều này có tác dụng lớn trong việc định hướng phấn đấu cũng như tạo động lực mạnh mẽ cho lực lượng lao động CMKT cao. Đánh giá về sự công bằng, khách quan trong công tác đề bạt và bổ nhiệm, có tới 88,75 % số người được hỏi đồng ý khi cho rằng công tác đề bạt và bổ nhiệm là công bằng, khách quan. Sự công bằng, khách quan này diễn ra trong tất cả các bước của quá trình đề bạt, bổ nhiệm như xây dựng tiêu chuẩn, hoạch định cán bộ nguồn, bình xét thi đua và bỏ phiếu tín nhiệm. Chính điều này làm cho số lao động CMKT cao hài lòng với công đề bạt và phát triển nhân sự chiếm 76,25 % trong tổng số lao động CMKT cao được hỏi. Chỉ còn 12,5 % số người được hỏi cho rằng họ không hài lòng hoặc không hài lòng một phần. Sự đánh giá của lao động CMKT cao về công tác thi đua khen thưởng tại công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.17: Đánh giá của lao động CMKT cao về công tác đề bạt và bổ nhiệm nhân sự
STT Đánh giá về công tác đề bạt, bổ nhiệm nhân sự Hoàn toàn không đồng ý (%) Không đồng ý một phần (%) Không có ý kiến rõ ràng (%) Gần như đồng ý (%) Hoàn toàn đồng ý (%) Tổng số (%)
bạt và bổ nhiệm nhân sự
2 Các tiêu chuẩn để được đề bạt và bổ
nhiệm là rõ ràng 6.25 3.75 1.25 52.5 36.25 100
3 Công tác đề bạt và bổ nhiệm nhân sự là
công bằng, khách quan 2.5 6.25 2.5 52.5 36.25 100
4 Tôi rất hài lòng với công tác đề bạt và bổ
nhiệm nhân sự tại công ty 5 7.5 11.25 47.5 28.75 100
Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của lao động CMKT cao tại công ty Truyền tải điện 1