Phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại Công ty Truyền tải điện 1 (Trang 75)

Phong cách quản trị là tổng thể các phương thức ứng sử (cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động) ổn định của chủ thể quản trị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình. Thông thường nói đến phong cách quản trị là nói đến phong cách của đội ngũ các nhà quản trị. Trong mỗi tổ chức, phong cách của mỗi nhà quản trị cấp cao, đặc biệt là phong cách của người đứng đầu là rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến tạo động lực cho người lao động. Trong nhiều trường hợp, phong cách quản trị phù hợp có tác dụng lớn hơn nhiều những khuyến khích tài chính của tổ chức. Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách quản trị, nhưng quan điểm phổ biến cho rằng phong cách quản trị được chia thành các phong cách cơ bản: Phong cách dân chủ, phong cách thực tế, phong cách tổ chức, phong cách mạnh dạn, phong cách cực đại và phong cách tập trung chỉ huy. Mỗi phong cách phù hợp với từng đối tượng và môi trường quản trị nhất định. Phong cách quản trị không phải một phạm trù cứng nhắc và bất biến mà nó là kết quả của quá trình tương tác giữa nhà quản trị và môi trường quản trị. Tại công ty Truyền tải điện 1, mỗi nhà quản trị có một phong cách quản trị đặc trưng, mỗi phong cách đặc trưng của mỗi nhà quản trị lại có ảnh hưởng khác nhau đến công tác tạo động lực nói chung và tạo động lực cho lao động CMKT cao nói riêng. Mỗi nhà quản trị không chỉ là người trực tiếp động viên, khích lệ người lao động mà còn là tấm gương cho những nhà quản trị kế cận trong cách ứng xử với người lao động, tác động nên người lao động để đạt được mục tiêu của mình. Có thể nhận thấy, phong cách chủ đạo được các nhà quản trị cấp cao trong công ty lựa chọn là phong cách dân chủ. Biểu hiện của phong cách dân chủ là sự tôn trọng quyền chủ động sáng tạo trong lao động của cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. Tại công ty Truyền tải điện 1, người lao động được quyền

tham gia đóng góp ý kiến vào tất cả các chính sách, phương hướng, giải pháp hoạt động. Người lao động cũng được tự chủ, sáng tạo đối với các công việc do cá nhân phụ trách. Điều này, thể hiện trong chính cách mà các nhà quản trị đối sử với nhân viên hàng ngày tại công ty. Cụ thể là:

- Trong quá trình bình xét thi đua hệ số năng suất lao động để tính lương cho CB, CNV hàng thàng tại các bộ phận chức năng, các đơn vị trực thuộc người lao động được tự do đưa ra ý kiến đóng góp, bình xét của mình đối với đồng nghiệp, trong đó có cả những ý kiến tán dương, khen thưởng và ý kiến kiểm điểm, phê bình nhưng mục đích là để rút kinh nghiệm. Khi bình xét thi đua, mỗi cá nhân lại được thể hiện cách đánh giá của mình bằng cách bỏ phiếu kín. Với cách làm này, người lao động được thể hiện chứng kiến của mình, giúp nhau hoàn thiện hơn trong công ciệc; vừa xây dựng được phong trào thi đua lành mạnh trong tổ chức.

- Bất kỳ văn bản quy chế, định hướng, báo cáo, chính sách… nào của công ty trước khi ban hành đều được đưa ra lấy ý kiến rộng dãi của cán bộ công nhân viên tại công ty. Lãnh đạo các bộ phận có nhiệm vụ tổ chức họp, tập hợp ý kiến và trình cấp cao hơn để sửa đổ cho phù hợp.

- Hiện nay công ty đã xây dựng bản phân tích công việc, quy chế công ty trong đó chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người lao động tự dựa vào quy chế để làm việc, họ có quyền yêu cầu sự trợ giúp của các nhà quản trị cấp cao cũng như đề xuất ý kiến của mình lên lãnh đạo cấp cao trong chuyên môn, nghiệp vụ, nhà quản trị cấp cao và người lao động kết hợp thành một ê kíp làm việc chung.

- Phần lớn những chính sách mang tính chỉ đạo từ phí Tổng công ty và Tập đoàn, lãnh đạo công ty tự ra quyết định, tổ chức, triển khai nhưng đối với những chính sách liên quan đặc biệt đến người lao động như chính sách về tiền lương và phúc lợi, yêu cầu công việc, công nghệ kỹ thuật mới… người lao động được tham gia họp, thảo luận và tìm phương hướng triển khai, áp dụng cho phù hợp.

- Nhà quản trị cấp cao trong công ty thường xuyên đưa ra những lời tán dương, khen thưởng đối với mỗi thành tích của các cá nhân, bộ phận trong công ty. Họ cũng là những người chỉ dẫn trong công việc, đưa ra những lời khuyên, sự chỉ

dẫn với cấp dưới trong công việc.

Phong cách lãnh đạo chủ yếu được sử dụng trong công ty ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo và gia tăng động lực làm việc cho người lao động tại công ty. Khi người lao động được chủ động, sáng tạo trong công việc và được phép tham gia vào các hoạt động chính của công ty sẽ giúp họ thỏa mãn nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự hoàn thiện của mình. Việc thỏa mãn này không chỉ khơi dậy những kết quả làm việc tốt hơn mà còn tạo ra sự tin tưởng, gắn bó chặt chẽ giữa công ty và người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại Công ty Truyền tải điện 1 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w