Lao động chuyên môn kỹ thuật cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại Công ty Truyền tải điện 1 (Trang 26)

2.1.2.1. Lao động chuyên môn kỹ thuật

Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), lao động được chia thành lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật (lao động giản đơn) và lao động có chuyên môn kỹ thuật.

Lao động chưa có CMKT hay còn gọi là lao động giản đơn là loại lao động không được đào tạo về chuyên môn (dưới bất kỳ hình thức nào), hoặc không đòi hỏi được đào tạo về chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật nhưng vẫn có thể thực hiện được một công việc nào đó. Lao động giản đơn làm việc bằng sức cơ bắp là chủ yếu, theo những thói quen lặp đi lặp lại, không sáng tạo, không cải tiến về thao tác, phương pháp làm việc. Lao động giản đơn chỉ phù hợp với những công việc đơn giản, không đòi hỏi sự khéo léo hay kỹ thuật phức tạp. Nhìn chung, năng suất của lao động giản đơn rất thấp so với lao động có chuyên môn kỹ thuật.

Lao động CMKT là thuật ngữ được dùng để chỉ loại lao động lành nghề, được đào tạo, được huấn luyện, theo các chương trình, ở các mức độ khác nhau. Khái niệm về lao động chuyên môn kỹ thuật được xuất hiện ở nhiều tài liệu của nghành lao động xã hội và được hiểu như sau:

“Lao động chuyên môn kỹ thuật là loại lao động được đào tạo, được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo, trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất”. Như vậy, theo khái niệm này, có hai điều kiện được khẳng định để chỉ lao động chuyên môn kỹ thuật là:

+ Được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất + Được cấp bằng hoặc chứng chỉ tương ứng với cấp bậc đào tạo

Lao động CMKT có thể thực hiện được những công việc phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo và sáng tạo trong quá trình làm việc. Và tất nhiên, năng suất lao động của lao động chuyên môn kỹ thuật cũng cao hơn nhiều so với lao động giản đơn. Nhiều tài liệu khẳng định rằng “lao động chuyên môn kỹ thuật là bội số so với lao động giản đơn”.

Lao động CMKT được hình thành qua đào tạo nhưng có thể chia thành hai loại (theo đặc tính của các hoạt động đào tạo) đó là, lao động kỹ thuật thực hành và lao động chuyên môn (quản lý, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ). Tương ứng với hai loại lao động này là hai hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất: Hệ thống đào tạo nghề hoặc hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Hệ thống đào tạo nghề chủ yếu cung cấp loại lao động kỹ thuật mang tính chất thực hành, nghiệp vụ, gắn trực tiếp hơn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, đại học và sau đại học, chủ yếu đào tạo và cung cấp lao động có chuyên môn cao, mang tính chất hàn lâm, những người có thể thực hiện các nhiệm vụ quản lý, chuyển giao kỹ thuật, chuyên gia trong các doanh nghiệp và tổ chức.

2.1.2.2. Lao động chuyên môn kỹ thuật cao

Lao động CMKT cao là một cấp độ xét về chất lượng của lao động chuyên môn kỹ thuật. Trước hết đây là loại lao động CMKT, tức là lao động được đào tạo, được cấp bằng hoặc chứng chỉ tương ứng với cấp được đào tạo. Sau nữa, đây là loại lao động được đào tạo ở trình độ cao. Đó là lao động được đào tạo ở trình độ công nhân kỹ thuật bậc cao, lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học hoặc sau đại học. Và cuối cùng, lao động CMKT cao phải có khả năng thực hiện những công việc, những nhiệm vụ đòi hỏi trình độ phức tạp. Trình độ phức tạp của công việc chủ yếu được thể hiện ở ba tiêu thức: Trình độ phức tạp về mặt công nghệ, trình độ phức tạp về mặt kỹ thuật, mức độ quan trọng khác nhau. Như vậy lao động CMKT cao phải đồng thời hội tụ cả hai yêu cầu:

Một là, sự hiểu biết công việc, các kiến thức chuyên môn kỹ thuật được đào tạo;

Hai là, kỹ năng, kinh nghiệm, bản lĩnh để thực hiện và thực hiện tốt công việc. Tương ứng với hai yêu cầu này là kết quả của hai quá trình song song: được đào tạo cơ bản, hệ thống và tự tích lũy kinh nghiệm, tự rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng thực hiện công việc. Trong thực tế có những người được đào tạo cơ bản, hệ thống, có văn bằng cao về chuyên môn, kỹ thuật, nhưng thiếu kỹ năng thực hành hoặc không thể rèn luyện, không có tố chất tốt để thực hiện công việc tương ứng với cấp được đào tạo. Cũng lại có những người không được đào tạo cơ bản, có hệ thống về lý thuyết theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhưng trong thực tế làm việc họ tự học, tự tích lũy kinh nghiệm, tự sáng tạo phương pháp làm việc tiên tiến, nên có thể thực hiện được những công việc, những nhiệm vụ có yêu cầu cao về trình độ phức tạp. Đây chính là những “trục trặc kỹ thuật” của nguồn nhân lực mà các nhà quản lý, các giám đốc nhân sự cần nhận biết để có phương án sử dụng tối ưu. Tất nhiên, những trục trặc này có nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp ở hệ thống giáo dục và đào tạo. Những hệ thống giáo dục và đào tạo quá nhấn mạnh về lý thuyết hàn lâm, thiếu gắn kết đào tạo với sản xuất kinh doanh, phương pháp đào tạo không phát triển tư duy sáng tạo của người lao động… sẽ tạo ra những sản phẩm “nặng về lý thuyết nhưng kém khả năng thực hành”. Ở đây cũng xin phân biệt lao động CMKT cao với lao động chất lượng cao. Cách gọi lao động chất lượng cao cũng bao gồm hai tiêu chí: Được đào tạo ở trình độ cao và có khả năng hoàn thành những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Tuy vậy, lao động chất lượng cao gắn nhiều hơn với hệ thống đào tạo (hệ thống văn bằng được cấp). Những lao động được đào tạo chuẩn ở bậc cao của nghề, cao đẳng, đại học hoặc sau đại học đều thuộc lao động chất lượng cao. Đây cũng là bộ phận có vai trò quyết định đến chất lượng cao của nguồn nhân lực của một quốc gia, một ngành, một tổ chức, một doanh nghiệp. Nhưng dẫu sao đây cũng chỉ là một khả năng, một tiền đề để tạo ra đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật cao. Một đơn vị lao động với bằng cấp được đào tạo ở mức nào đó nhưng chưa thể chắc chắn về năng lực làm việc trong thực tiễn theo đúng kỳ vọng của người sử dụng. Mặc dù vậy, trong thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cũng như quản lý nhân lực đã đồng nhất lao động chất lượng cao và lao động chuyên môn kỹ thuật cao.

Như vậy, có thể hiểu, lao động chuyên môn kỹ thuật cao là loại lao động được đào tạo cơ bản, có hệ thống, được nhận bằng hoặc chứng chỉ, công nhận trình độ cao tương ứng với cấp bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục đào tạo của quốc gia và có khả năng thực hành, kỹ năng, kinh nghiệm, để có thể hoàn thành những công việc, những nhiệm vụ có yêu cầu cao về trình độ phức tạp mà những

lao động thông thường không thể làm được.

Hình 2.1. Tích hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành của lao động CMKT cao

Lao động CMKT cao có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, được đào tạo ở các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Đó là các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng (kể cả cao đẳng nghề), đại học, các học viện, các viện nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng.

Hai là, họ được nhận bằng hoặc chứng chỉ theo một chuyên môn nào đó, tương ứng với cấp bậc được đào tạo trong hệ thống các cơ sở đào tạo của quốc gia.

Ba là, lao động CMKT cao có thể được đào tạo theo nhiều hình thức khác

Khả năng áp dụng vào hoàn cảnh mới

Lao động CMKT cao

Khả năng giải thích khái quát

Hiểu, thừa nhận, nhắc lại Có thể làm được Làm tốt Làm rất tốt

Lao động giản đơn

Lao động CMKT thông thường

Kỹ năng thực hành Kiến

thức lý thuyết

nhau: chính quy, vừa học vừa làm, văn bằng hai… Vấn đề quan trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới là, chuẩn kiến thức được thừa nhận ở tất cả các loại văn bằng thuộc các hình thức đào tạo trên. Chuẩn kiến thức đó, không phải do cơ sở đào tạo thiết kế và thực hiện, mà quan trọng hơn, nó được kiểm định và thừa nhận của các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp và các tổ chức.

Bốn là, lao động CMKT cao có sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động. Trên thực tế tại nhiều quốc gia, do áp lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nhu cầu ngày càng tăng của các nhà tuyển dụng, lao động CMKT cao thực sự là loại tài nguyên nhân lực quý hiếm. Do tính khan hiếm của nguồn lực, họ không chỉ làm tăng mức chi phí đối với các cơ sở có nhu cầu sử dụng, mà còn tăng sức cạnh tranh của loại lao động này trên thị trường lao động. Đây là cạnh tranh của phía mua (tức là những người sử dụng lao động). Theo lý thuyết cạnh tranh, khi các bên mua tăng nhu cầu, sẽ gây áp lực tăng giá dịch vụ, cũng có thể gọi là độc quyền bán. Về lý thuyết, độc quyền bán có thể giảm chất lượng dịch vụ. Vì vậy, trong một số trường hợp, các cơ quan hành pháp có thể can thiệp ở mức độ nào đó nhằm hạn chế những kiếm khuyết của thị trường, hoặc có thể đặt ra những quy định buộc các cơ sở đào tạo, những cơ quan cung ứng nguồn nhân lực này phải công bố chuẩn về dịch vụ của họ và những cam kết thực hiện chuẩn đó.

Năm là, lao động CMKT cao về bản chất, có trình độ, kinh nghiệm và năng lực thực hành cao hơn so với lao động thông thường (tức là được đào tạo nhưng chưa được xếp vào lao động chuyên môn kỹ thuật cao). Trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực mà họ có, giúp cho loại lao động này có khả năng thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp, nghiên cứu, đề xuất những phát minh, sáng chế, sáng kiến cải cách trong quá trình quản lý, điều hành, thực hiện công việc.

2.2. Lý luận về tạo động lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại Công ty Truyền tải điện 1 (Trang 26)