Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động chuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại Công ty Truyền tải điện 1 (Trang 120)

chuyên môn kỹ thuật cao và lấy nó làm căn cứ để đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp

Như đã phân tích ở chương 2, lãnh đạo công ty có nhận thức rõ vai trò quan trọng của lao động CMKT cũng như ảnh hưởng của tạo động lực cho lao động CMKT đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty; nhiều công cụ khác nhau đã được sử dụng để tạo động lực cho lao động CMKT, nhưng trong số những công cụ đó có nhiều công cụ không thực sự phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Nguyên nhân của nó là, do công ty không làm tốt việc xác định nhu cầu của lao động CMKT cao cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động CMKT cao, lấy nó làm cơ sở để xây dựng các chính sách tạo động lực. Muốn hoàn thiện các chính sách tạo động lực cho lao động CMKT cao cần phải có phương pháp phát hiện ra nhu cầu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của họ trong từng thời kỳ cũng như thứ bậc quan trọng của các nhân tố đó. Theo tác giả, điều tra xã hội học là phương pháp hiệu quả nhất. Để làm được điều này, công ty có thể tiến hành theo quy trình như sau:

Bước 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại công ty.

Về mặt lý luận, các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động nói chung và lao động CMKT cao nói riêng được chia thành ba nhóm nhân tố:

- Hệ thống nhu cầu và mục tiêu cá nhân của người lao động - Các kích thích từ phía tổ chức (người sử dụng lao động) - Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Công ty cần tập trung nghiên cứu hai nhóm nhân tố là hệ thống nhu cầu và mục tiêu cá nhân và các kích thích từ phía tổ chức, riêng các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng không trực tiếp đến động lực làm việc và công ty khó kiểm soát nên có thể bỏ qua.

Bước 2: Xác định các nhân tố cụ thể của từng nhóm nhân tố. Về cơ bản, những nhân tố trên ảnh hưởng đến động lực làm việc của mọi đối tượng lao động trong công ty, nhưng đối với từng đối tượng lao động mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau. Công ty cần cụ thể hóa các nhóm nhân tố thành các nhân tố cụ thể và dùng phương pháp cho điểm để xác định mức độn quan trọng của các nhân tố đối với lao động CMKT cao. Cụ thể là:

Nhóm nhân tố thuộc nhu cầu và mục tiêu cá nhân được chia nhỏ thành: - Lương cao

- Công việc ổn định

- Được tự chủ trong công việc - Có lịch trình làm việc thích hợp - Có cơ hội thăng tiến

- Công việc thích thú

- Quan hệ tốt với đồng nghiệp - Công việc phù hợp với sở trường - Có cơ hội học tập nâng cao trình độ - Điều kiện làm việc tốt

- Tính đa dạng trong công việc

Nhóm nhân tố thuộc về các kích thích của tổ chức bao gồm các nhân tố sau: - Môi trường làm việc

- Bố trí công việc

- Sự hứng thú trong công việc - Triển vọng nghề nghiệp

Bước 3: Thiết kế các câu hỏi.

Đối với mỗi nhân tố công ty có thể xây dựng các câu hỏi khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. Đối với các nhân tố thuộc nhu cầu và mục tiêu cá nhân của lao động CMKT cao công ty có thể xây dựng chung một câu hỏi và cho người lao động tự chấm điểm để xác định mức độ ưu tiên của nhu cầu và mục tiêu. Cụ thể là:

1. Xin Ông/Bà cho biết mục đích mình lựa chọn công việc tại công ty. (Với mỗi phương án, hãy cho điểm từ 1 đến 10 tương ứng với mức độ quan trọng tăng dần của mục tiêu)

STT Nhu cầu và mục tiêu cá nhân Điểm số

1.1. Lương cao

1.2. Công việc ổn định

1.3. Được tự chủ trong công việc 1.4. Có lịch trình làm việc thích hợp 1.5. Có cơ hội thăng tiến

1.6. Công việc thích thú

1.7. Quan hệ tốt với đồng nghiệp 1.8. Công việc phù hợp với sở trường 1.9. Có cơ hội học tập nâng cao trình độ 1.10. Điều kiện làm việc tốt

1.11. Tính đa dạng trong công việc

Đối với các nhân tố thuộc về các kích thích của tổ chức nên đặt câu hỏi với nhiều phương án trả lời khác nhau và dùng thang đo Likert với 5 mức độ để cho điểm các phương án, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc. Cụ thể:

2. Ông/ Bà hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến động lực làm việc. 1: Ảnh hưởng rất nhỏ; 2: Ảnh hưởng nhỏ; 3: Không ảnh hưởng; 4: Ảnh hưởng lớn; 5: Ảnh hưởng rất lớn

hỏi (chi tiết tại phụ lục 9).

Bước 5: Lựa chọn đối tượng và tiến hành điều tra theo từng đơn vị, phòng ban trong công ty. Bên cạnh việc điều tra theo công từng đơn vị, phòng ban trong công ty, cần chú ý phân theo các đối tượng cán bộ quản lý, công nhân vận hành máy biến thế, công nhân vận hành đường dây; có thể phân theo mức lương; theo tuổi; theo trình độ; theo thâm niên công tác… việc phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau sẽ giúp cho việc phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc chính xác đối với từng đối tượng.

Bước 6: Xử lý thông tin phát hiện ra nhu cầu

Trước hết dùng phương pháp bình quân hoá để tính số điểm của từng nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động CMKT cao tại công ty:

Aij = Tổng điểm bình quân nhân tố j thuộc nhóm nhân tố i Tổng số phiếu khảo sát

Ví dụ: Sau khi xử lý số liệu ta có kết quả khảo sát như sau:

Bảng 4.1: Tổng kết kết quả khảo sát nhu cầu của người lao động

Nhóm nhân tố 1 Nhóm nhân tố 2

Phương án Điểm bình quân Phương án Điểm bình quân

1.1. A1.1 2.1 A2.1 1.2. A1.2 2.2 A2.2 1.3. A1.3 2.3 A2.3 …. … … … 1.11. A1.11 30 A2.30 Tổng ∑A1j (j = 1, 2, …11) Tổng ∑A2j (j = 1, 2, …30)

Sau đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông qua số điểm. Nhân tố nào có tổng số điểm bình quân cao nhất là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đối với động lực làm việc của lao động CMKT cao tại công ty.

- Cần tiến hành các thống kê về lao động CMKT cao trong toàn công ty và coi họ như một nhóm lao động quan trọng riêng để có biện pháp quản lý, sử dụng.

- Phân công một cán bộ chuyên trách thực hiện việc khảo sát và xử lý phiếu khảo sát, tốt nhất cán bộ này là người của Phòng Tổ chức cán bộ và Lao động vì đây là phòng quản lý lao động cũng như các chính sách về tạo động lực cho người lao động. Yêu cầu đối với cán bộ này là phải có kỹ năng khảo sát, xử lý kết quả khảo sát tốt để có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc cho lao động CMKT cao.

- Khi tiến hành khảo sát cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để thu hút mọi lao động CMKT cao tại công ty tham gia khảo sát và nâng cao chất lượng khảo sát. Cần cho lao động CMKT cao hiểu rõ mục tiêu, vai trò của khảo sát cũng như những lợi ích họ được hưởng từ những chính sách sau khi xử lý kết quả khảo sát nhằm tránh hiện tượng trả lời cho xong việc.

Nếu làm được như vậy, phương pháp này có ưu điểm là:

Một là, tại một thời điểm nhất định có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của từng lao động CMKT cao và do đó tổng hợp lại ta có thể xác định được những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến từng cá nhân người lao động CMKT cao của bộ phận trong công ty.

Hai là, thông qua việc xem xét tần suất xuất hiện của các nhân tố cụ thể ta có thể xác định được nhân tố ảnh hưởng lớn nhất trong từng nhóm nhân tố của từng cá nhân và toàn công ty từ đó có thể đưa ra các chính sách tạo động lực phù hợp.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn kém, đòi hỏi kỹ năng điều tra thành thạo, nên theo tôi mỗi năm nên tiến hành xác định một lần để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách tạo động lực trong Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao tại Công ty Truyền tải điện 1 (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w