Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1.2.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Thế giới nhân vật luôn là một thế giới đầy bí ẩn với những nội tâm phức tạp, đa chiều. Vì thế, ngôn ngữ trong truyện ngắn của các tác giả nữ là thứ ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Hầu hết, các nhà văn đều dùng ngôn ngữ của nhân vật Tôi khi kể về câu chuyện của cuộc đời mình, những tình huống xảy ra với mình: "Tôi thấy mình cần phải làm lại từ đầu, phải trở thành một người khác, một người khác như thế nào

tôi chưa rõ, nhưng phải khác" (Phục Thiện - Phan Thị Vàng Anh). Phan Thị Vàng Anh thường dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để thấy được những diễn biến phức tạp trong tâm hồn của các cô gái trẻ. Đó là nỗi nhớ, là tình yêu, là lòng hờn ghen, đôi khi cũng là sự đố kị rất trẻ con. Hầu hết, Phan Thị Vàng Anh đều kể chuyện ở ngôi thứ nhất với: tôi, em, nó kể về cuộc sống, tình yêu, về những chuyện xảy ra đối với những người thân.

Đỗ Hoàng Diệu cũng thường để các nhân vật của mình trong những độc thoại nội tâm dài bất tận. Khảo sát trong tập truyện ngắn Bóng đè, có 5/8 truyện ngắn của chị sử dụng ngôi xưng nhân vật Tôi để kể lại câu chuyện. Có câu chuyện được thuật lại bằng giấc mơ, hồi ức và tâm sự của nhân vật tôi trước khi về nhà chồng. Các nhân vật độc thoại với chính mình, thể hiện những băn khoăn: "Có phải bàn tay của kẻ nào đó còn dính cườm vào tay tôi đã hiểu không thể nào chống cự nổi chiếc bàn thờ to dài quá cỡ với tấm màn đỏ nhức nhối như chất chứa cả một quá khứ phi phàm?" (Bóng đè). Nỗi đau về hiện thực phũ phàng kiến cô gái sững sờ: "chồng tôi cho dù đã chết vẫn được người đời tôn trọng. Tôi không thể ngay trong sáng nay đi khỏi thiên đường này, phơi xác ướp ra ngoài nắng kia cho tan rã. Nhưng tôi còn có trái tim. Và cả nắng sáng gió sáng của tôi nữa, chúng sẽ trở về bên tôi, giúp tôi thoát khỏi căn phòng xám lạnh này" (Vu quy).

Nguyễn Ngọc Tư cũng để cho nhân vật của mình sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Đó là dòng nhớ chảy xiết trong tâm hồn của Giang khi nhớ về chiếc ghe thân thuộc, là nỗi cô đơn đến tận cùng của Nương khi lang thang trên những dòng sông, những cánh đồng bất tận: "Tôi nhớ Điền, bao gồm nhớ một đồng - loại, nhớ một cách trò chuyện (đọc thấu lòng nhau), nhớ một người nghe được tiếng tim mình (điều nầy thì con vịt mù làm được, nhưng nó đã chết rồi), và nhớ một người che chở (công việc nầy, đáng lẽ là của cha, má tôi)" (Cánh đồng bất tận). Nguyễn Ngọc Tư đã để cho nhân vật kể về số phận của gia đình mình bằng một thứ ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu lắng. Hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của chị coi độc thoại nội tâm là cách để chia sẻ: những cảm xúc, tình cảm đơn phương, những

đớn đau của thân phận đàn bà, hay tấm lòng nhân hậu, sự vị tha,… Và ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã trở thành nét chung trong sáng tác của ba cây bút nữ.

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 82)