Truyện ngắn của ba cây bút nữ: Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.4.Truyện ngắn của ba cây bút nữ: Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh

trong truyện Nguyễn Ngọc Tư... Dù ở mức độ nào thì họ cũng đã từng bước khẳng định tiếng nói của nữ giới trong văn chương"[4]. Màu sắc nữ quyền trong văn chương của các tác giả nữ đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật và cá tính sáng tạo của họ. Các nhà văn nữ đã không ngần ngại đề cập đến mảng đề tài được coi là cấm kị, thể hiện những khao khát và mơ ước cháy bỏng của người phụ nữ. Các nhân vật nữ hiện lên trong các tác phẩm đầy cá tính, bản lĩnh, luôn tự chủ trước cuộc sống. Họ dám đứng lên đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, thể hiện thái độ tích cực trong việc khẳng định bản ngã và cái Tôi của mình trước xã hội. Sự ảnh hưởng của dòng văn học nữ quyền trong truyện ngắn 1975 đến nay là một trong những bước đi tiến bộ, thể hiện sự nhanh nhạy trong việc bắt kịp những xu hướng vận động của văn học thế giới trong thời đại mới.

1.4. Truyện ngắn của ba cây bút nữ: Nguyễn Ngọc Tư , Phan Thị Vàng Anh và Đỗ Hoàng Diệu Đỗ Hoàng Diệu

Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh và Đỗ Hoàng Diệu là những tác giả nữ tiêu biểu trong văn học đương đại Việt Nam. Ba nhà văn với ba phong cách khác nhau đã đem đến cho bạn đọc một thực đơn đa dạng, phong phú và hấp dẫn về truyện ngắn đương đại.

Nguyễn Ngọc Tư - một giọng văn miền Nam với phong cách dịu dàng, đằm thắm không ồn ào lên gân mà đi sâu phân tích tâm lí con người một cách nhẹ nhàng, sắc sảo, tinh tế. Nguyễn Ngọc Tư tham gia văn đàn với tập truyện: Ngọn đèn không tắt (2000) và giành giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II. Tiếp theo đó là một loạt tập truyện ngắn khác: Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Nước chảy mây trôi (2004). Đặc biệt đến năm 2006, tập truyện ngắn

tuổi của Nguyễn Ngọc Tư được đông đảo bạn đọc biết đến và bắt đầu hình thành nên một phong cách truyện ngắn in đậm dấu ấn miền Nam: Nguyễn Ngọc Tư. Qua những sáng tác của chị, độc giả không những được thưởng thức câu chuyện thắm đượm tinh thần nhân văn mà còn được cung cấp thêm những cứ liệu văn hóa về vùng quê sông nước đồng bằng sông Cửu Long rất bổ ích. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường xoay quanh cuộc sống và con người ở miền Nam. Mỗi câu chuyện của chị là một mảnh đời, một thân phận qua đó thể hiện tấm lòng đồng cảm chân thành, sâu sắc của tác giả. Truyện Nguyễn Ngọc Tư không lên gân, lên cốt mà nhẹ nhàng thấm thía, sâu sắc, để rồi khi gấp trang sách lại, người đọc thấy xót xa cho những thân phận, kiếp người. Thành công của Nguyễn Ngọc Tư là đã tạo ra cho mình một không gian riêng mang đậm nét văn hóa Nam Bộ. Đó là không gian sông nước, miệt vườn với những ghe, xuồng, kênh, rạch chằng chịt, với nghề chăn vịt đặc trưng. Con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là con người Nam Bộ với những nét tính cách rất riêng: hiền lành, chất phác, mộc mạc, chân thành. Họ sống với nhau bởi nghĩa tình, bởi tình thương. Họ giúp đỡ nhau không vụ lợi. Con người ấy, không gian sông nước ấy đã tạo nên nét riêng cho sáng tác Nguyễn Ngọc Tư khiến bạn đọc đắm chìm trong thế giới truyện ngắn của chị mà khó lòng có thể dứt ra được. Nguyễn Ngọc Tư cứ thế âm thầm đi trong hành trình chinh phục độc giả. Sức hút lớn nhất và cũng là bước ngoặt khá quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của chị chính là tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận (2005). Chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư gần như lột xác trong việc miêu tả hiện thực cuộc sống của những con người vùng sông nước Nam Bộ. Nếu trước kia, chị miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi thì giờ đây, với giọng điệu táo bạo, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên một mảng tối, một sự thật chìm khuất trong bức tranh vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Thiên nhiên khắc nghiệt, trong đó, mối quan hệ giữa con người dường như cũng trở nên lạnh lùng hơn. Sự cô đơn của con người được đẩy đến tận cùng trước sông nước, trời đất bao la, vô tận. Truyện thấm thía, sâu sắc với cái kết khiến nhiều người xúc động bởi mang đậm tính nhân văn cao cả. Câu chuyện ấy đã được truyền tải thành phim và cho đến bây giờ, nó vẫn là một trong những tác phẩm

xuất sắc nhất của Nguyễn Ngọc Tư: "suốt câu chuyện dài mười bảy ngàn chữ chị không để thừa chi tiết hay câu văn nào non tay. Hấp dẫn từ đầu đến cuối, tới dấu chấm hết vẫn thấy ngòi bút tác giả bình thản như đôi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc chạy maratông"[13]. Và Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là một trong những gương mặt nữ tiêu biểu của dòng văn chương đương đại.

Phan Thị Vàng Anh sinh năm 1968 tại Hà Nội, là con gái nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Trường. Từ nhỏ, chị đã ham thích đọc sách, làm thơ. Và có lẽ, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn chương nên chất nghệ sỹ đã ngấm vào trong chị, tự nhiên như hơi thở, để tạo nên một Vàng Anh đầy cá tính trong dòng văn học đương đại. Tốt nghiệp Đại học Y Khoa thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, Phan Thị Vàng Anh chạm ngõ với văn chương bằng tập truyện ngắn Khi người ta trẻ. Ngay sau đó, tập truyện này đã được tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1994. Vì thế có ý kiến cho rằng, Phan Thị Vàng Anh bước vào làng văn với hình ảnh một nữ sinh Y khoa ưu tư đến mức cô đơn, bối rối. Và chính điều này đã tạo thành dấu ấn riêng trong sáng tác của chị. Đọc văn của Phan Thị Vàng Anh ta thấy có sự pha trộn của nhiều giọng điệu: lúc rất hùng hồn đạo mạo nhưng lúc lại rất đỗi bóng bẩy, nhí nhảnh - một thứ văn chương luôn ở trạng thái chuyển động. Nhân vật trong truyện ngắn của Vàng Anh thường là những cô gái trẻ với những mối tình ngây thơ, trong sáng, với con mắt nhìn đời đôi khi còn ngây ngô. Điều đáng nói là nhân vật của Vàng Anh, khi tỉnh táo cũng như lúc điên rồ, họ không hề đánh mất sự thuần khiết, ngay trong tuyệt vọng bế tắc. Họ thường là nạn nhân trong những cuộc chơi liều lĩnh, táo bạo, mặc dù họ vẫn sáng suốt. Có lẽ họ nhẫn tâm với chính họ hơn là với cuộc sống. Họ làm những trang văn của Vàng Anh trở nên thơ và xúc động hơn, đôi khi, khiến người đọc cảm thấy thương cảm với số phận và cách hành xử của họ. Những kịch tính trong văn Phan Thị Vàng Anh thường là những bi kịch của tình yêu, của hạnh phúc gia đình. Ở độ tuổi mới lớn nên cách nhìn cuộc đời và con người của các nhân vật vẫn còn nhiều sự va vấp. Vàng Anh có lối kể chuyện chơi chơi kiểu trẻ con rất hóm hỉnh, tinh nghịch, pha một chút tưng tửng. Nó mang đến cho bạn đọc nhiều cái lạ, đặc biệt truyện của chị

phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhưng không có nghĩa truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh trở nên nhạt nhẽo. Đằng sau những câu chuyện tình yêu tưởng chừng như vô thưởng vô phạt ấy là thái độ, là khát khao của giới trẻ trước cuộc sống, hạnh phúc, đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn thể xã hội. Vì thế, Nguyễn Khải đã dành những lời khen cho Vàng Anh: "đó là một Nguyễn Huy Thiệp mặc váy".

Đỗ Hoàng Diệu lại mang đến một giọng văn táo bạo, sắc sảo. Đỗ Hoàng Diệu viết nhiều về phụ nữ với dục tính, nhưng quan trọng hơn, nhà văn sử dụng nó như một bộ mã để gửi đi một thông điệp cho mình và cho cuộc sống. Đỗ Hoàng Diệu từng được giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh lần thứ nhất năm 1991 với tác phẩm: Ông già hàng xóm. Tuy nhiên, sau một thời gian im hơi, lặng tiếng, Đỗ Hoàng Diệu tái xuất với tập truyện ngắn Bóng đè với các truyện tiêu biểu: Bóng đè, Vu quy,…đã tạo nên một cơn sốt và xôn xao trong dư luận. Tập truyện ngắn Bóng đè ra đời đã nhận được rất nhiều luồng ý kiến khen chê khác nhau. Đại đa phần bạn đọc đều sốc với cách đề cập đến tình dục một cách táo bạo trong văn chương của chị. Có thể nói, Đỗ Hoàng Diệu là một số ít nhà văn dám thể hiện và khai thác đến vấn đề sex một cách sâu sắc, quyết liệt. Chị để cho nhân vật của mình công khai bày tỏ những khao khát tình dục, thể hiện những ham muốn mang tính bản năng. Nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu sống hiện đại tới mức thản nhiên đi ngoại tình, coi ngoại tình là một trò chơi và đôi khi hơi lạm dụng quá đà. Đối với họ, sex như là một nhu cầu thuộc về bản năng, thể hiện tình yêu và những khao khát hết sức đàn bà. Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét khi đọc những truyện ngắn của chị: "Trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu toàn là nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khao khát sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà. Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những người phụ nữ phải gánh chịu "cả một quá khi phi phàm, bị đeo đuổi vì "một thứ tội tổ tông", "những người phụ nữ quá thông minh nhưng quá cả tin, có tấm thân cong lên hình chữ S, một chữ S cố phản kháng" song lại luôn nghĩ mình "là nô lệ... cả từ nghìn năm nay... từ khi chưa sinh ra đời"[10]. Đỗ Hoàng

Diệu đã mạnh dạn đi vào vấn đề nhạy cảm, được coi là chủ đề cấm kị trong văn chương thời kì trước. Vì thế, "Đỗ Hoàng Diệu đã phải đi một con đường vòng đến với độc giả"(Phạm Xuân Nguyên) [10] và chính chị, với lối viết văn như vậy đã "tự mở cho mình một con đường đi riêng vào văn chương"[10]. Nói về vấn đề sex chỉ là vỏ bọc để truyền tải những thông điệp về văn hóa, về dân tộc, đó là cách đi riêng của Đỗ Hoàng Diệu. Vì thế, ngay từ khi mới bước chân vào văn đàn, Đỗ Hoàng Diệu đã tạo cho mình một dấu ấn khó trộn lẫn. Một tác phẩm luôn có những luồng đánh giá khác nhau và điều quan trọng, tác phẩm ấy đã thu hút được nhiều ý kiến đánh giá đã phần nào chứng tỏ được sức hút của nó đối với bạn đọc. Với Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu đã bước đầu khẳng định bản lĩnh sáng tạo và cái Tôi của mình, góp phần tạo nên sự đa dạng của các cây bút nữ trong dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam.

Ba tác giả, ba phong cách và ba con đường đi riêng nhưng có một điểm chung, đó là: họ đều là những cây bút nữ, yêu và say mê với nghề. Và cả ba cây bút nữ đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của dòng văn học nữ quyền. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua việc mô tả nhân vật hay từng chủ đề mà các cây bút nữ đề cập tới. Nhân vật xuyên suốt trong sáng tác của các cây bút nữ là hình ảnh những người phụ nữ với khát khao tình yêu, hạnh phúc. Họ yêu say mê, hạnh phúc với tình yêu của mình. Họ cũng không ngần ngại thể hiện những khao khát mang tính bản năng, những khao khát đàn bà. Và họ sẵn sàng đấu tranh để giữ gìn hạnh phúc. Chính vì thế, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh và Đỗ Hoàng Diệu đã góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, sâu sắc vào văn chương nữ quyền Việt Nam nói riêng và văn học đương đại Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BA TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 25)