Nhân vật người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt đầy táo bạo trong

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 77)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2.3.Nhân vật người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt đầy táo bạo trong

tình yêu trong sáng, thánh thiện với những mơ mộng, đợi chờ. Hình ảnh nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh rất gần với những cô gái mới lớn, và vì thế, người ta mới cho rằng, văn chương của chị là một thứ văn rất trẻ.

2.3.2.3. Nhân vật người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt đầy táo bạo trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu Đỗ Hoàng Diệu

Khác với Nguyễn Ngọc Tư và Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu đã tự mở một đường riêng cho mình khi chạm ngõ văn chương. Văn của Đỗ Hoàng Diệu là thứ văn "thấm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc"[10]. Đỗ Hoàng Diệu không ngần ngại đề cập tới vấn đề cấm kị hay nhạy cảm của cuộc sống. Chị viết với một ngòi bút đầy táo bạo, sắc sảo. Vì thế "trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khao khát sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính"[10]. Điều đó đã tạo nên dấu ấn rất riêng cho Đỗ Hoàng Diệu. Chị viết nhiều về sex và không ngần ngại khi miêu tả về nó: "Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay chồm lên người Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ưa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt đôi tay Thụ nắn bóp liên tục. Tôi muốn đã cơn thèm khát từ buổi trưa ấy". Chị viết khá táo bạo khiến đôi lúc độc giả không khỏi sốc, ngỡ ngàng. Đỗ Hoàng Diệu để cho nhân vật phụ nữ của mình thể hiện những khao khát, những ham muốn rất thật, rất đàn bà. Cuộc làm tình với những ám ảnh về bóng ma trên bàn thờ tổ tiên trong truyện ngắn Bóng đè gây một ấn tượng mạnh. Người con dâu mỗi khi về nhà chồng đều không ngủ được. Cứ đêm đến, hình ảnh bàn thờ với chiếc rèm đỏ lay động, như trêu ngươi, và cô có cảm giác bị cưỡng hiếp: "Tôi biết mình bị hãm hiếp trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng, trước mặt chồng

nhưng tôi lại bồn chồn, mong nhớ, thậm chí khát thèm cảm giác ấy. Tôi đạp quẫy, nội chiến, tâm linh héo rũ".Người con gái trong Bóng đè dường như sống giữa hai bờ thực ảo - với những ám ảnh về quá khứ, về bóng ma mỗi tối ngủ ở nhà chồng. Cô vừa sợ sệt, vừa thích thú. Đọc Bóng đè, ta thấy đó là sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa bạo lực và sex trong không gian đầy ma mị. Sự chao đảo cảm giác của nhân vật giữa thực và hư, ảo rợn và nhục cảm, đau đớn và khoái lạc đã để lại những ấn tượng thật sự đặc biệt. Có những trang văn, Đỗ Hoàng Diệu miêu tả rất táo bạo: "Tôi đâm nghi hoặc, kín đáo luồn tay xuống dưới. Chất lỏng đẫm ướt sền sệt ngầy ngậy mông đùi, thấm nhầy chiếc quần lót mỏng". Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu luôn tha thiết, khát khao trong tình yêu - thứ tình yêu thăng hoa khi cảm giác được hòa làm một với những hoan lạc về thể xác: "Thụ trả lời thay tôi bằng cách ẵm bồng tôi lên giường biến tôi thành hổ cái, đánh thức những rực rào của hai bầu ngực tôi liên tục rúc lên những hồi còi dài". Đỗ Hoàng Diệu không ngần ngại để nhân vật của mình thổ lộ những khát khao:"đùi tôi thèm được rát rẫy mồ hôi, bụng thèm cảm giác cứng cáp quệt ngang đâm vào". Mạnh mẽ, táo bạo và đầy mãnh liệt trong tình yêu là những đặc điểm chung của những người phụ nữ trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu.

Dòng văn học nữ quyền đã ảnh hưởng khá nhiều đến sáng tác của các nhà văn trẻ. Có lẽ, Đỗ Hoàng Diệu là một trong số những nhà văn nữ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều này. Trong sáng tác của chị, các nhân vật người phụ nữ đều là những người chủ động, chủ động trong tình yêu và trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Cô gái trong Vu quy đã không ngừng kiếm tìm cho mình một tình yêu. Mỗi cuộc tình qua đi để lại cho cô một ấn tượng đậm nét. Cô không ngần ngại dâng hiến tình yêu kể cả thể xác lẫn tâm hồn. Có rất nhiều trang viết, Đỗ Hoàng Diệu đã thể hiện sự táo bạo, mạnh mẽ, vừa ngây thơ nhưng cũng rất đàn bà của cô gái: "Người đàn bà 16 tuổi, 16 năm tuổi thơ, anh cắt trọn trong một cú thọc sâu. Và kết thúc bằng vũng máu đỏ dấy lên như báo hiệu một cuộc đời giông bão". Nỗi thất vọng tràn trề khi bị người yêu phụ bạc khiến cô gái đã không khỏi thốt lên: "đàn ông như anh, như phần đông đàn ông Việt Nam không biết đánh vần từ Chung Thủy trôi

chảy". Mạnh mẽ, dám sống và dám làm, cô gái đã khao khát đi tìm cho mình một tình yêu thực thụ. Đối với cô, tình yêu là thứ tình cảm thăng hoa, khi cả hai cùng có sự đồng cảm trong tâm hồn và thể xác. Cô không thể cưỡng nổi trước sự hấp dẫn của người đàn ông Trung Hoa: "Gần ông, da dẻ tôi trở nên hây đỏ, láng mát. Tựa như tôi được uống nước sâm chắt lọc từ da thịt ông". Nhưng rồi, khi phát hiện ra mình chỉ là một nô lệ của người đàn ông đó, cô đã ra đi để tìm cho mình một hạnh phúc mới. Đó là chàng Việt Kiều tên Tim. Không ngần ngại bày tỏ những cảm xúc của mình, cô gái trong truyện ngắn đã thể hiện sự mãn nguyện của một người đàn bà được yêu: "chàng thường rúc vào bầu ngực của tôi ngủ ngon như trẻ thơ. Giữa hai bầu vú căng hồng của người đàn bà chàng yêu, không còn mất mát, không còn đau khổ". Đỗ Hoàng Diệu đã tái hiện bức chân dung của một người con gái táo bạo, mạnh mẽ trong đời sống, trong tình dục. Hầu hết trong những truyện ngắn của chị, rất ít khi chúng ta thấy người phụ nữ tỏ ra yếu đuối. Họ luôn khao khát tình yêu và khi thất bại, họ vẫn trong tư thế ngẩng cao đầu để kiếm tìm một tình yêu mới. Sự mạnh mẽ táo bạo đầy cá tính đã làm nên chất văn chương khó trộn lẫn ở nữ tác giả này.

Những tưởng là người con gái sẽ sợ hãi, phục tùng người chồng lạnh lùng và nghiêm khắc trong truyện Dòng sông hủi nhưng ngược lại, cô gái đó, sau bao ê chề, sợ hãi đã quyết định ra đi tìm một tình yêu khác. Cô ghê sợ người chồng làm nghề kiểm tra trí nhớ, ghê sợ cái cách anh kiểm tra cô hàng ngày như một món hàng: "Công lột quần lót vợ tỉ mỉ, nhướng mắt soi mói mấy sợ chỉ may trên vải sa tanh hồng. Mắt Công ngó chăm chăm giữa hai đùi tôi". Cô khao khát một thứ tình yêu thăng hoa, thứ tình yêu cô chỉ có thể thấy ở Trí: "Thân thể Trí mát rượi, trơn bóng. Chàng mơn man tôi bằng hơi thở đầy kích động, thì thầm những lời thông thái, cho đến khi tôi chín nhừ đi, không còn sức chống đỡ, chàng mới sôi sục đi vào". Cô cũng không ngần ngại rời bỏ Trí khi phát hiện ra anh cũng chỉ là một người đàn ông tầm thường như bao người đàn ông tầm thường khác. Cô lên chuyến tàu đi đến một vùng đất xa xôi - vùng đất cao nguyên đầy nắng gió - tới buôn làng của những người hủi. Cô gái không sợ hãi. Cô tin vào tình cảm của những con người nơi xứ sở

này. Đỗ Hoàng Diệu luôn đặt nhân vật phụ nữ của mình vào trong những hoàn cảnh éo le để từ đó bộc lộ tính cách của họ. Và hầu hết, đó đều là những cô gái vô cùng mạnh mẽ, táo bạo. Những cô gái giàu nữ tính và cũng rất đàn bà.

Có ý kiến cho rằng, văn chương của Đỗ Hoàng Diệu là thứ văn chương mang đầy dục tính. Chị không ngần ngại khi viết về sex bởi với chị, đó là bản năng rất đỗi bình thường của con người. Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của chị đã được giải thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, bởi những định kiến xã hội , vì thế họ mạnh mẽ, táo bạo. Họ không ngần ngại trải lòng mình, quyết định tình yêu, hạnh phúc và số phận của mình. Nhưng nếu đọc Đỗ Hoàng Diệu chỉ ở bề nổi, mà không thấy được bề sâu, ý nghĩa truyện ngắn của chị sẽ giảm đi rất nhiều. Bởi chị đã sử dụng phụ nữ và chuyện dục tính như một bộ mã để gửi đi bức thông điệp của mình trong cuộc sống này. Đó là khao khát được bình đẳng, khao khát được sống và dâng hiến cho một tình yêu trọn vẹn, thủy chung. Những vấn đề chị viết không chỉ là thân phận, số phận của những người đàn bà mà còn là vận mệnh, số phận của cả một dân tộc đang phát triển, đi lên, bỏ lại sau lưng mình những nỗi đau lịch sử để kiếm tìm một tương lai mới.

Tìm hiểu về loại hình nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của ba nữ tác giả cho chúng ta một cái nhìn đa chiều và sâu sắc về người phụ nữ trong văn học Việt Nam đương đại. Bên cạnh những điểm chung như: người phụ nữ thường có số phận bất hạnh nhưng luôn khao khát kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc thì mỗi tác giả lại có sự khám phá và thể hiện nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của mình theo một phong cách riêng. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của dòng văn học nữ giới nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BA TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 77)