Nhân vật người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 55)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.1.2.Nhân vật người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc

Nguyễn Khải đã kết thúc truyện ngắn Mùa lạc bằng một câu mang đậm tính triết lý: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...”. Cuộc sống là hành trình thử thách ý chí của con người. Điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua những gian lao, thử thách ấy để vươn tới hạnh phúc. Có phải vì thế chăng mà chúng ta bắt gặp trong trang văn của các cây bút nữ trẻ rất nhiều người phụ nữ có số phận

bất hạnh nhưng luôn khát khao vươn tới tình yêu, hạnh phúc. Khát khao hạnh phúc và đấu tranh cho hạnh phúc chính là một trong những biểu hiện rõ ràng của tính nữ quyền trong truyện ngắn của các cây bút nữ. Từ chỗ bị lép vế, bị phụ thuộc, phải chịu cảnh chồng chung với những ngang trái trong xã hội cũ, người phụ nữ giờ đây chủ động trong hành trình kiếm tìm và vươn tới hạnh phúc của cuộc đời mình. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba nữ tác giả, dù mạnh mẽ hay yếu đuối, dù cứng cỏi hay nhu mì nhưng đều gặp nhau ở nỗi khát khao được hạnh phúc trong một tình yêu đẹp.

Truyện ngắn Giao thừa là câu chuyện cảm động về tình yêu. Khoảnh khắc giao thừa là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của Đậm khi cảm nhận được tình cảm thật nồng ấm của Quí. Đậm bán dưa ở chợ. Số phận Đậm bất hạnh và đã từng lầm lỡ: “Con lầm lỡ tới mức phải bỏ nhà đi luôn đó, bác Chín à. Tới lúc ba con buồn rồi chết, má mới rước con về. Bây giờ, có cực khổ thế nào con cũng ráng chịu, miễn sao năm tháng cuối đời má con vui. Mà, chắc bù bi nhiêu cũng không đủ". Quá khứ khép lại với những chuyện buồn. Và cho dù quá khứ có buồn đến đâu nhưng Đậm vẫn cố vươn lên để sống, để khát khao hạnh phúc. Ánh mắt của Quí đã khiến Đậm phải day dứt. Thẳm sâu trong Đậm vẫn mong muốn một hạnh phúc mới đón chờ mình. Và "trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên đi nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc, lầm lũi trong đời". Đậm hạnh phúc khi nhận ra rằng, tình cảm của Quí dành cho mình là rất thật. Kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu khi: "Quí im lặng, dừng hẳn xe. Lúc anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh giá của Đậm, rất cần". Vậy là, sau bao nhiêu khó khăn, mơ ước về một mái ấm gia đình hạnh phúc trong Đậm đã được đền đáp. Hoàn cảnh không thể làm gục ngã những ước muốn về hạnh phúc của con người, nó chỉ là cơn gió thổi bùng lên ý chí, nghị lực và khát khao hạnh phúc của họ mà thôi.

Nguyễn Ngọc Tư bằng linh cảm rất nhạy bén của mình đã bắt nhịp được với những ưu tư của người phụ nữ mang trong mình mối tình đơn phương. Chị Hảo trong Hiu hiu gió bấc đã quyết định giữ trọn tình cảm của mình dành cho anh Hết, mặc cho mấy mùa gió bấc tiếp tục qua đi. Chị thương anh nhưng không dám nói:

"con trâu không nói sao cái cọc nói được". Chị đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp của người đàn ông chăm chỉ, hiền lành này. Và vì thế, đối với chị "để được trái tim con người này, có chờ bao lâu cũng đáng". Và chị Hảo đã chờ thật. Thêm một mùa gió bấc, mặc cho những lời xì xầm của mọi người, chị Hảo vẫn vững dạ chờ: "chị bảo chờ người xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm "Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn" chờ người thôi buồn khi đưa chốt qua sông". Chị sẵn sàng chờ để được hạnh phúc với người đàn ông mà chị hết lòng yêu thương, tin tưởng. Chị luôn khao khát được yêu, được có một gia đình hạnh phúc và chính điều đó là niềm tin cho chị chờ đợi. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà khó với tới, nó là niềm mơ ước, khao khát của con người, giúp họ sống tốt đẹp hơn từng ngày. Nguyễn Ngọc Tư đã viết lên câu chuyện tình đơn phương đầy cảm động, thể hiện rất thật những khao khát thầm kín của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc.

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy đa phần là những mối tình đơn phương. Trong Một mối tình, nhân vật Tôi đã trót thương thầm Trọng - nhưng anh lại yêu chị gái của cô. Và thế là, từ đó, nhân vật Tôi đã đi bên cạnh cuộc đời của anh rể, không ngừng dõi mắt theo anh rể với tình yêu, lòng thương, và nỗi ước ao được hạnh phúc. Ước mơ của nhân vật Tôi cũng thật nhỏ bé: đó là được "đóng vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kĩ. Buổi sáng chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn mang về nấu bữa cơm chiều, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô, đứng tắm bên cái lơn nước mưa vừa hứng đầy đợt mưa vừa rồi, chồng dì biểu "Mình ơi, làm ơn lấy giùm tôi cái khăn". Và dì tay cầm đôi đũa xào chạy từ trong bếp ra, tay kia cầm cái khăn, dì cười "lạnh lắm rồi hả anh?" Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành cho má nó nghe thôi". Đó là nỗi khát khao, là niềm mơ ước của nhân vật Tôi - tuy bình dị, đơn sơ nhưng thật khó vươn tới. Tình yêu đơn phương, lặng thầm của Tôi đâu có ai biết, ai hay. Nhưng nhân vật Tôi vẫn cứ mơ, vẫn cất giấu nỗi nhớ và niềm mong vào trong một góc sâu tâm hồn mình. Và nhẫn nại chờ đợi. Từ khi chị gái bỏ anh rể để

đi theo một người đàn ông khác, nhân vật Tôi càng thương anh hơn. Thương như để bù đắp cho những lỗi lầm của người chị và cháy bỏng ước mơ về mái ấm của gia đình. Tôi sẵn sàng thay thế cho chị để chăm lo cho anh rể, cho đứa cháu mà không nề hà điều gì. Không kìm nén được xúc động, nhân vật Tôi đã trào nên cảm xúc: "tôi nói với Trọng, rằng anh có nhớ chị hai thì cũng vậy thôi, người vẫn chưa về, thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ như giữ vẹn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay". Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên bức chân dung về người phụ nữ tình nghĩa, nặng lòng yêu thương và khao khát tình yêu, hạnh phúc gia đình. Với chị, đó cũng là một trong những nét đẹp của người phụ nữ đáng được trân trọng.

Bênh cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của người phụ nữ. Mặc dù Tiên "thấp người, tướng tá thô kệch, sồ sề. Quanh cổ và hai bắp tay mọc đầy mụn" nhưng bù lại "nó có nụ cười thiệt ngọt. Một nụ cười lương thiện". Tiên tốt bụng, quan tâm tới Sỹ khiến Sỹ cảm động. Tiên sung sướng khi Sỹ viết tặng Tiên bài hát. Và cũng ngỡ ngàng, ngơ ngác khi bỗng chốc anh dọn ra đi. Tiên ngẩn ngơ không tin rằng, điều đó là có thật. Tiên buồn và lặng lẽ bỏ hẻm Cây Mận ra đi. Tiên vẫn ao ước khát khao về một hạnh phúc giản đơn, hạnh phúc là được nhìn thấy Sỹ, được mua cho anh tô phở hay hủ tiếu, bún riêu. Trong Tiên giờ đây chỉ tràn ngập những nỗi niềm thương nhớ không cất thành lời. Cái ước mơ hạnh phúc nhỏ bé nay bỗng dưng vỡ tan như bong bóng xà phòng. Không ai biết Tiên đã đi đâu. Có thể, đó là cuộc hành trình đi tìm lại niềm nhớ, niềm hạnh phúc của cuộc đời. Có thể đó là sự trốn chạy quá khứ của Tiên. Nhưng dẫu sao, đọng lại trong lòng độc giả vẫn là một cô bé Tiên hiền lành, tốt bụng, đáng yêu luôn khao khát một tình yêu, hạnh phúc.

Đặc biệt, trong Cánh đồng bất tận, nhân vật gái điếm Sương, dù trải qua cuộc đời với thân phận làm đĩ, nhưng Sương vẫn khát khao một hạnh phúc giản đơn. Chị đã ở lại ghe thuyền của ba bố con bởi tình cảm chân thành của những đứa trẻ và cũng bởi thẳm sâu trong tâm hồn, chị mong muốn được bình yên sau bao

sóng gió cuộc đời: "Chị xoắn tay áo lên hì hụi thổi lửa, đầu tóc xấp xãi dính đầy vảy cá. Trông chị như bà vợ tảo tần". Chị cố gắng ở lại, cố gắng làm lành vết thương trong lòng người cha, và mong một tiếng gọi khi chị quyết định ra đi để cứu bầy vịt:" tôi biết chị chờ, hy vọng. Tôi biết, đi một quãng xa, chị vẫn còn dỏng tai đợi một tiếng gọi "quay lại đi Sương". Nhưng số phận trớ trêu đã khiến chị rơi vào tuyệt vọng khi niềm tin vào tình cảm, sự thức tỉnh trong người cha chỉ là bong bóng xà phòng: "chị lẹ làng lấy tay quệt nước mắt, mảng nước nhòe nhoẹt bên màng tang, bết cả vào mớ tóc mai". Chị ao ước, khát khao một hạnh phúc, một tiếng gọi để chị quay lại, để chị biết rằng, sự hi sinh của mình có giá trị. Câu nói của người cha như một gáo nước lạnh dội vào niềm tin hạnh phúc vốn đã mong manh của chị. Sau câu nói đó, chị đã mãi mãi đi xa bởi chị biết, dù có cố gắng, khát khao mong mỏi về hạnh phúc thì nó cũng chỉ là một đốm lửa lụi tắt mà thôi. Khắc họa số phận nhân vật Sương, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ và niềm tin vào những khao khát hạnh phúc rất đàn bà trong họ. Dù hoàn cảnh có vùi dập con người đến đâu, dù họ có lầm lỗi như thế nào nhưng họ vẫn có quyền sống, quyền khát khao hạnh phúc, yêu đương. Có lẽ, chỉ cần một ánh nhìn, một câu nói của người cha thì chắc chắn, chị sẽ ở lại, sẽ tình nguyện làm má của hai đứa nhỏ, là người vợ tảo tần của cha. Đó phải chăng chính là ước mơ mà đã từ lâu lắm rồi, nhờ có chuyến phiêu dạt này, nó mới được sống lại?

Phan Thị Vàng Anh khắc họa thế giới nhân vật khá phong phú, trong đó, đa phần là những cô gái trẻ với khát khao về tình yêu. Đó là ước mơ về tình yêu của cô bé con trong Truyện trẻ con. Cô gái tưởng tượng ra người yêu mình: "khép sách lại, tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ vô cùng bất ngờ là mình phải có một người lớn để yêu và phải hơn nhiều tuổi để áp dụng cách xưng hô của truyện". Yêu như sách vở, tưởng tượng ra viễn cảnh của một tình yêu lãng mạn trong tiểu thuyết là ước mơ của hầu hết các cô gái bước sang tuổi dậy thì. Rồi cô gái ấy cũng bắt đầu có những rung động đầu tiên: "hình như tôi đã có tình cảm gì đó dành cho Tường. Rất dịu dàng, mơ hồ... không thể hiểu nổi". Nhưng với bản tính trẻ con, tình cảm đó đã vụt mất, giống như một giấc mơ khiến nhân vật tôi bùi ngùi, hối hận. Phan Thị Vàng Anh đã

bắt đúng tâm lý và trạng thái của những cô gái mới lớn khi chạm ngõ vào cánh cửa tình yêu với những rung động đầu đời ngọt ngào nhưng còn nhiều khờ dại. Nhân vật cô trong Khi người ta trẻ cũng đã từng khao khát một tình yêu, đau khổ vì tình yêu và chết cũng vì tình yêu. Cô yêu Vỹ - một người đàn ông đã có vợ. Cô say đắm và hài lòng với tình yêu của mình, mặc cho những lời can ngăn của mọi người: "mặc kệ, cô gọi những cái ấy là đàn ông amateur". Cô ngốc nghếch tin vào tình yêu của một người đào hoa, và cuối cùng, khi Vỹ bỏ rơi cô để đến với người con gái khác, cô tuyệt vọng trong những đau đớn. Ước mơ về tình yêu đối với người đàn ông mà mình yêu thương đã tan thành mây khói: "cô đã đổi tất cả để rồi Vỹ cao chạy xa bay". Cô cũng đã kết thúc luôn cuộc đời của mình với hi vọng rằng, khi nhận được tin cái chết của cô "Vỹ hoảng loạn, hối hận, ôm lấy quan tài như muốn xuống mồ theo..." Nhưng hỡi ôi, tình yêu của cô cũng chỉ là một cơn gió thoảng qua trong cuộc đời của người đàn ông đào hoa này: "Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển. Vui lắm và nắng lắm!" Đọc truyện ngắn Khi người ta trẻ người đọc xót xa cho số phận của cô gái trẻ. Vì mù quáng trong tình yêu, vì những suy nghĩ nông nổi, bồng bột đã dẫn đến kết thúc không đáng có cho số phận của một cô gái. Qua đây, Phan Thị Vàng Anh muốn gửi tới bạn đọc một bức thông điệp giản dị mà sâu sắc: đam mê, ước vọng tình yêu luôn là điều cần thiết đối với các bạn trẻ, nhưng đừng để những đam mê mù quáng giết đi sinh mạng của mình.

Tình yêu chỉ đẹp khi đó là thứ tình cảm thiêng liêng đến từ hai phía chứ không phải là một trò đùa gây đau khổ. Các nhân vật nữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh hầu hết là những cô gái lớn mới bước vào đời. Vì thế, cách nhìn cuộc đời, tình yêu của họ rất ngây thơ và trong sáng. Cô gái trong Si tình đã thất vọng và đau khổ khi: "từ đấy, anh không quay lại nữa. Ngày hẹn, em mặc áo xanh thêu hai hàng lá len mọi rợ, đợi anh đến". Nhưng sự chờ đợi ấy cũng chỉ là sự chờ đợi trong vô vọng. Thất bại trong tình yêu, cô gái ấy đã vạch ra kế hoạch về cuộc sống không có anh: "một đời sống gần như là tu hành, có điều không có vị thần nào để em thờ phượng cả". Cô gái ấy từ nhỏ đã luôn mơ mộng "một mối tình với tám phần tình, hai phần nghĩa" nhưng rốt cuộc cũng đau đớn nhận ra rằng, chuyện tình của mình

"gồm tám phần nghĩa, hai phần tình". Hi vọng, tin tưởng ở tình yêu cuối cùng lại sụp đổ, người con gái đi chông chênh trong cái cảm giác si tình, mọi bóng hình của người yêu giờ đây vẫn như đang hiện hữu trong cuộc sống của cô hàng ngày, hàng giờ. Vì thế tuy có người yêu mới nhưng cô gần như không quên được mối tình đầu: "cơ quan của anh, căn nhà quét vôi màu hồng ấy em không dám đi qua lần nào, em đi học bằng một nẻo vòng vèo khác". Mối tình đầu bao giờ cũng là mối tình thiêng liêng và sâu đậm nhất. Người con gái ấy đã từng mơ về tình yêu, hạnh phúc, và khi sụp đổ, cô như không tin vào điều đó, vẫn nuối tiếc những điều đã qua. Si tình đã khắc họa thành công tâm trạng của một cô gái trẻ khi bước vào tình yêu với những rung động ngây thơ thủa ban đầu.

Mười ngày chia xa là mười ngày đau khổ, nhớ thương người yêu của cô gái trẻ trong truyện ngắn Mười ngày. Ngày nào, cô cũng viết thư và gửi cho người yêu với niềm mong mỏi sẽ nhận được hồi âm. Nhưng đáp lại chỉ là sự yên lặng: "còn tôi, tôi đợi thư anh, sao giờ này vẫn chưa có?". Để đêm đến, nhân vật Tôi quay quắt trong nỗi nhớ: "đêm về, ngang quán cũ, tôi nhớ anh thắt ruột". Mơ ước về một tình yêu, chờ đợi những hồi âm trôi đi trong sự mỏi mòn, nhân vật Tôi cay đắng khi nhận ra rằng, tình yêu trong anh đã dần phai nhòa. Tình yêu dường như là một nỗi ám ảnh và mơ ước chung của tất cả những nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Truyện ngắn Yêu là câu chuyện tình yêu của một người con gái. Nhân

vật Tôi đã từng yêu, từng đắm say và mơ về hạnh phúc với một người đàn ông

Một phần của tài liệu Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh (Trang 55)