Mộtsố yếu tố liên quan đến mật độ xương

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 107)

Những yếu tố liên quan trong nghiên cứu được đưa vào mô hình hồi quy logistic đa biến cho kết quả có 4 yếu tố liên quan không có ý nghĩa thống kê đó là yếu tố địa dư, trình độ học vấn, gãy xương do chấn thương nhẹ và hút thuốc lá. Kết quả này cho thấy, mặc dù địa dư và trình độ học vấn nơi nghiên cứu có vùng nội đô, ven đô

và nông thôn, nhưng tỷ lệ loãng xương các vùng không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này có lẽ do người dân nghiên cứu từ tuổi trung niên trở lên, những người này đã sống qua thời gian chiến tranh và điều kiện địa dư cũng như học vấn gần như tương đồng với nhau. Việc yếu tố hút thuốc lá và gãy xương do chấn thương nhẹ không liên quan đến loãng xương có thể do cỡ mẫu còn thấp, hút thuốc lá chủ yếu chỉ ở nam giới. Đây là điểm hạn chế của đề tài. Tuy nhiên, trên phân tích đơn biến thì trình độ học vấn và gãy xương do chấn thương nhẹ liên quan có ý nghĩa thống kê p <0,05.

4.1.3.1. Liên quan tình trạng mật độ xương với giới tính

Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ mật độ xương bình thường ở nam và nữ gần tương đương nhau, tuy nhiên tỷ lệ loãng xương thì ở nữ cao hơn nam giới (41,5% so với 37,8%) và nam giới nguy cơ bị loãng xương chỉ bằng phân nửa nữ giới (95% CI: 0,3-0,9), liên quan này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Khi phân tích tình trạng loãng xương theo giới và nhóm tuổi cho thấy ở 3 nhóm tuổi đầu tỷ lệ loãng xương ở nam giới lại cao hơn nữ giới (45-49 tuổi: nam 10,2%, nữ 4,8%; 50-54 tuổi: nam 17,5%, nữ 13,7%; 55-59 tuổi: nam 34,3%, nữ 28,2%). Tuy nhiên, ở những nhóm tuổi càng lớn thì tỷ lệ nữ bị loãng xương càng cao hơn nam (60-64 tuổi: nam 42,5%, nữ 59,5%; 65-69 tuổi: nam 46,1%, nữ 72,4%). Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ nghiên cứu là 48,3 và nhóm tiền mãn kinh (45-49 tuổi) tỷ lệ loãng xương chỉ có 4,8% nhưng 5 năm sau mãn kinh (50-54 tuổi) tỷ lệ loãng xương đã tăng đến 13,7%. Điều này cho thấy phụ nữsau mãn kinh tốc độ mất xương gia tăng rất nhanh và dễ bị mất khối xương hơn nam giới vì cơ thể họ sản xuất ít estrogen. Sự khác biệt giữa nam và nữ có thể do ảnh hưởng của các hormone sinh dục trên bộ xương, một phần là do độ chắc của xương khác nhau vốn là một trong những yếu tố bệnh sinh chủ yếu của gãy xương do loãng xương [63]. Một nghiên cứu hồi cứu trên các cơ sở y tế quốc gia từ dữ liệu Bảo hiểm y tế của Đài Loan đã đánh giá tỷ lệ gãy xương hông từ năm 1996đến năm 2000, tỷ lệ gãy xương hông tăng lên cùng với tuổi tác và phụ nữ cao gấp 1,6 lần hơn nam giới trong tất cả các độ tuổi [125]. Tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tại Hoa Kỳ tỷ lệ loãng xương ở nữ giới cao gấp hai tới ba lần nam giới bởi vì sự mất xương tăng nhanh sau mãn kinh do bởi sự giảm

lượng estrogen trong cơ thể [54]. Với những số liệu thống kê trên đã cho thấy nữ giới chịu ảnh hưởng loãng xương và biến chứng luôn cao hơn nam giới.

4.1.3.2. Liên quan tình trạng mật độ xương với tuổi

Trên biểu đồ 3.4, 3.5 cho thấy BMD có tương quan tuyến tính với tuổi, phân tích Spearman có hệ số tương quan rho= -0,53 ở nam giới và rho = -0,68 ở nữ giới,là tương quan nghịch biến mức độ chặt chẽ (nữ hơn nam), tuổi càng cao thì BMD càng giảm. Theo kết quả phân tích thì tỷ lệ loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi: 45-49; 50-54; 55-59; 60-64; 65-69; 70-74; 75-79; ≥ 80 lần lượt là 7,2%; 15,2%; 30,9%; 53,2%, 61,9%, 70,3%, 84,8% và 85,7%. Tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao, sự liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,05. Giai đoạn tăng tỷ lệ loãng xương cao nhất là từ 55-64 tuổi và tăng chậm khi từ 75 tuổi trở lên. Nhóm tuổi từ 55-59 có nguy cơ mắc loãng xương gấp 6 lần nhóm tuổi 45-49, (95% CI: 2,8-13,2; p<0,05). Nghiên cứu của Phạm Văn Tú và cộng sự cho kết quả mật độ xương gót và xương cẳng tay có mối liên quan tuyến tính với tuổi, tuổi càng cao thì mật độ xương càng giảm [39]. Nguyễn văn Tuấn cho rằng tỷ lệ mắc gãy xương hông tăng lũy tiến theo độ tăng của tuổi, bất kể giới tính, vùng địa dư, nhóm chủng tộc. Các nghiên cứu dịch tễ học đã tái xác định yếu tố nguy cơ này. Cứ tăng lên mỗi 5 năm tuổi thì nguy cơ gãy xương hông ở người phụ nữ có tuổi tăng từ 1-4 đến 1-8 lần [40].

4.1.3.3. Liên quan tình trạng mật độ xương với nghề nghiệp và học vấn

Tỷ lệ loãng xương ở năm nhóm nghề từ thấp đến cao là cán bộ, công chức, viên chức 28,5%, nội trợ 37,5%, kinh doanh 42,4%, công nhân 44,1% và nông dân 50,8%. Phân tích liên quan cho thấy công nhân nguy cơ bị loãng xương gấp 2 lần so với cán bộ, công chức, viên chức (95% CI: 1,4-2,8; p<0,05) và nông dân nguy cơ gấp 2,6 lần (95% CI: 1,7-4; p<0,05). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiềnlà phụ nữ mãn kinh ở nông thôn có mật độ xương thấp hơn ở thành thị [8]. Một nghiên cứu tại Cần Thơ vào năm 2011 về khảo sát tình hình loãng xương ở người cao tuổi cho thấy nghề nghiệp là cán bộ, công chức, viên chức có tỷ lệ loãng xương thấp nhất nhưng nhóm thấp thứ hai lại là nông dân và cao nhất thuộc nhóm nghề kinh doanh [6]. Lý giải vì sao cán bộ, công chức, viên chức thường làm

việc văn phòng, tĩnh tại nhưng các cuộc khảo sát thường có tỷ lệ bệnh thấp là do cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập thể dục thể thao nhiều hơn (trong nghiên cứu này có 63,6%cán bộ, công chức, viên chứctập thể dục thể thao, trong khi nông dân chỉ có 26,1%), có kiến thức phòng bệnh tốt và dinh dưỡng hợp lý hơn.

Liên quan đến yếu tố học vấn,trên thống kê mô tả cho thấy nhóm có học vấn tiểu học có tỷ lệ loãng xương 51,3%, trung học cơ sở và phổ thông là 29,2%, trung cấp 19,3% và cao đẳng đại học 13,8%.Mặc dù trên phân tích hồi quy đa biến thì đây là yếu tố nhiễu (p=0,26), nhưng kết quả phân tích đơn biến cho thấy người có học vấn cao đẳng đại học nguy cơ bị loãng xương chỉ bằng 0,15 lần người có học vấn tiểu học (95% CI:0,07-0,33) và liên quan này có ý nghĩa thống kê p<0,05.Trình độ học vấn nói lên sự hiểu biết của người dân về mọi lĩnh vực trong đó có vấn đề phòng ngừa bệnh tật và dinh dưỡng hợp lý, trình độ học vấn càng cao càng có kiến thức về bệnh loãng xương, do đó phòng bệnh tốt hơn. Theo Nguyễn Văn Tuấn, trong công tác phòng ngừa bệnh tật nói chung và loãng xương nói riêng, giáo dục về nhận thức của quần chúng về ý nghĩa, tầm vóc và hệ quả của bệnh tật là một khâu quan trọng, chính yếu cho sự thành công của chương trình can thiệp cộng đồng [40].

4.1.3.4. Liên quan tình trạng mật độ xương với BMI, chiều cao, cân nặng

Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan giữa BMD với BMI, cân nặng và chiều cao là đồng biến, nhưng với BMI (rho= 0,18) tương quan mức độ yếu trong khi cân nặng và chiều cao (rho= 0,51 và 0,57) là tương quan chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê p<0,05. Liên quan đến tình trạng loãng xương qua phân tích đơn biến cho thấy tỷ lệ loãng xương lần lượt ở nhóm gầy 68,7%, bình thường 45,9%, thừa cân 34,1% và béo phì là 29,3%, người gầy có nguy cơ bị loãng xương gấp 2,6 lần người bình thường (95% CI: 1,5-4,5; p<0,05), nhưng đối với người béo phì nguy cơ chỉ phân nửa (95% CI: 0,4-0,7; p<0,05). Kết quả phân tích người dân nghiên cứu bị giảm chiều cao (≥ 5cm) cho thấy người có giảm chiều cao tỷ lệ loãng xương 88,4%, người không có thì tỷ lệ 21,1%, nguy cơ loãng xương của người giảm chiều cao gấp 28,7 lần người không giảm (95% CI: 17-48,3; p<0,05).Thiếu cân là một yếu tố nguy cơ cao cho bệnh loãng xương bởi vì trọng lượng cơ thể thấp có liên quan với mật độ xương đỉnh thấp hơn trong giai đoạn phát triểnxương của tuổi trẻ và tăng nguy cơ

gãy xương ở người già. Một nghiên cứu đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ miền Bắc Việt Nam từ 50 tuổi trở lên cho kết quả phụ nữ nhẹ hơn 45 kg là có nguy cơ loãng xương [100].

Vũ Thị Thanh Thủy nghiên cứu bệnh chứng ở phụ nữ mãn kinh đã xác định được 6 yếu tố liên quan đến nguy cơ xẹp lún đốt sống do loãng xương sau mãn kinh, trong đó có chiều cao ≤ 145cm, cân nặng ≤ 41kg [34],[35]. Theo Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên, mối quan hệ giữa các chỉ số nhân trắc đối với nguy cơ gãy xương thì xác định nhóm người có chiều cao cao hơn, cân nặng thấp hơn và trọng lượng mỡ của cơ thể thấp hơn là những yếu tố nguy cơ gãy xương hông ở người phụ nữ. Giải thích vấn đề này có thể do người có chiều cao cao hơn thì cổ xương đùi cũng dài hơn, khả năng chịu lực kém hơn và dễ bị gãy khi có tác động đối lực. Với những người có trọng lượng mỡ và chỉ số BMI cao, có mật độ phân bố mỡ ở vùng hông, cụ thể là quanh đầu trên xương đùi nhiều, chúng có vai trò là chiếc gối đệm bảo vệ đầu trên xương đùi giảm hoặc triệt tiêu lực va chạm, nên giảm nguy cơ gãy xương. Và ngược lại, những người có trọng lượng cơ thể thấp thì mật độ mỡ quanh đầu trên xương đùi thấp nên tăng nguy cơ gãy xương [41].

4.1.3.5. Liên quan tình trạng mật độ xương với kinh nguyệt và số con

Kết quả phân tích cho thấy BMD với tuổi có kinh và số con của phụ nữ nghiên cứu có tương quan nghịch biến ở mức độ yếu và trung bình (rho của Spearman test là -0,19 và -0,35). Đối với tuổi mãn kinh thì BMD có tương quan đồng biến ở mức yếu (r của Spearman test = 0,15), có ý nghĩa thống kê p<0,01. So sánh giữa nhóm người tuổi có kinh muộn (≥16 tuổi) loãng xương 50,4% và nhóm người không có kinh muộn (<16 tuổi) loãng xương 33,5%, nguy cơ loãng xương khi có kinh muộn là gấp đôi (95% CI: 1,4-2,9; p<0,05). Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là 52,6%, mãn kinh sớm có nguy cơ loãng xương gấp 1,9 lần so với người mãn kinh sau 45 tuổi (95% CI: 1,04-3,48; p<0,05), phụ nữ đã mãn kinh nguy cơ loãng xương gấp đôi phụ nữ chưa mãn kinh và phụ nữ sinh nhiều con nguy cơ loãng xương gấp 3 lần người sinh <4 con, có ý nghĩa thống kê p<0,01.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả. Theo Vũ Thị Thanh Thủy, Trần Ngọc Ân thì những yếu tố nguy cơ loãng xương sau

mãn kinh của người Việt Nam là mãn kinh ≤ 43 tuổi, thời gian mãn kinh ≥ 21 năm, phụ nữ sinh từ 4 con trở lên có liên quan đến xẹp đốt sống[34],[35]. Nghiên cứu bệnh-chứng về các yếu tố nguy cơ của loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, tác giả Mai Thị Công Danh cho rằng dậy thì trước tuổi16 sẽ giảm nguy cơ loãng xương [4]. Một nghiên cứu khác với đối tượng là phụ nữ trên 45 tuổi tại một quận nội thành TPHCM năm 2008, kết quả cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinhlà 37,2%, tuổi càng tăng, tuổi có kinh càng muộn thì tỷ lệ bệnh loãng xương càng cao (tuổi từ 46-55 tỷ lệ loãng xương 31,6%, trên 75 tuổi là 62,6%)[9]. Năm 2003 tại Hà Nội, Nguyễn Thị Lực đã tiến hành khảo sát mật độ xương trên 840 phụ nữ đến khám tại Bệnh viện E. Phân tích kết quả cho thấy mật độ xương giảm dần và giảm mạnh sau tuổi mãn kinh.Tỷ lệ loãng xương tăng dần ở tuổi sinh đẻ là 5%, tiền mãn kinh 32% và mãn kinh 63% [20].Nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) cũng cho kết quả là thời gian mãn kinh ở phụ nữ và tình trạng loãng xương có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [7]. Tình trạng sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là protid và can-xi để bù đắplà nguy cơ dẫn đến loãng xương.

4.1.3.6. Liên quan tình trạng mật độ xương với lối sống

Uống sữa: ở nhóm có thói quen uống sữa (≥2 ly/ngày) tỷ lệ loãng xương 23,7%, nhóm không có thói quen uống sữa loãng xương 42,5% và có nguy cơ bị loãng xương gấp 2,4 lần người uống sữa, có ý nghĩa thống kê với (95% CI: 1,4-4,1; p <0,05). Theo kết quả phân tích thì người dân nghiên cứu là nam giới có tỷ lệ uống sữa thấp hơn nữ giới hơn 3,5 lần, điều này cho thấy nữ giới thực hành dinh dưỡng phòng bệnh tốt hơn nam và cũng giải thích một phần vì sao ở 3 nhóm tuổi đầu tiên của nghiên cứu này tỷ lệ loãng xương ở nữ lại thấp hơn nam. Kết quả khảo sát mật độ xương ở phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây cho thấy người ăn uống thức ăn giàu can-xi có tỷ lệ loãng xương thấp (9,8%), người có chế độ ăn thiếu can-xi bệnh loãng xương có tỷ lệ 34,4% [1]. Uống sữa có liên quan đến mật độ xương, những người không có thói quen uống sữa mật độ xương thấp. Sữa là nguồn thực phẩm có chứa can-xi cao, nguồn Vitamin D và hấp thu can-xi tốt nhất.Một nghiên cứu nhằm xác định sự liên quan giữa nồng độ can-xi máu và mật

độ xương cho kết quả người có can-xi máu thấp thì có mật độ xương thấp và tỷ lệ loãng xương cao hơn người có can-xi máu bình thường và liên quan có ý nghĩa thống kê [38]. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Hưng, Việt Nam là một trong các quốc gia sử dụng sữa thấp nhất thế giới, trung bình chỉ có 4g/người/ngày (Campuchia 5,8g, Lào 17,3g, Thái Lan là 37,2g, Malaysia 107,6g, Nhật Bản128,4g, Úc 574g và Mỹ là 600g) [11].

Thể dục thể thao: Tỷ lệ loãng xương ở người có tập thể dục thể thao là 22,9%, người không tập 53,9%, nguy cơ loãng xương ở người tập thể dục thể thao chỉ bằng 0,3 lần so với những người không tập (95% CI: 0,2-0,3; p<0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Châu cũng cho kết quả người lao động thể lưc ít tỷ lệ loãng xương 67,4%, người lao động nhiều loãng xương chỉ có 26% [1]. Vận động thể lực là biện pháp làm gia tăng sức mạnh của cơ bắp và của hệ xương khớp. Điều này dễ nhận thấy hơn khi quan sát trường hợp bất động thì cơ bắp bị teo và hệ xương bị suy kiệt.Những người có một lối sống ít vận động hơn có nhiều khả năng bị

gãyxương hông hơn những người thường xuyên vận động. Chẳng hạn, phụ nữ ngồi hơn chín giờ một ngày thì có 50% khả năng bị gãy xương hông hơn những người ngồiít hơn sáu giờ một ngày [64],[74]. Tập thể dục thường xuyên cũng đã được chứng minh để giúp bảo vệ chống lại loãng xương, gãy xương liên quan đến loãng xương và cũng có thểgiúp phục hồi chức năng ở tuổi trưởng thành. Một cuộc khảo sát mối liên quan giữa vận động thể lực và loãng xương ở phụ nữ mãn kinh tại Tiền Giang, kết quả cho thấy nhóm phụ nữ thường xuyên vận động có mật độ xương thấp là 19,6% trong khi nhóm không vận động chiếm tới 35,5% và vận động có mối liên quan đến loãng xương [7].

Lạm dụng rượu bia: người dân nghiên cứu không lạm dụng rượu bia tỷ lệ loãng xương là 38,4%, có lạm dụng rượu bia thì tỷ lệ 58,4% và nguy cơ loãng xương gấp 2,3 lần (95% CI: 1,4-3,6; p<0,05).Uống rượu vừa phải sẽkhông gây hại choxương, ngược lại uống rượu mức độ cao hơn (hơn 2 đơn vị tiêu chuẩn rượu hàng ngày)sẽ đưa đến gia tăng đáng kể nguy cơ gãy xương hông và các xương khác do loãng xương. Uống rượu quá mức sẽ có tác động trực tiếp gây tổn thương trên các tế bào tạo xương và ảnh hưởng trên các nội tiết tố điều chỉnh sự trao đổi chất can-xi.Từ sự

thiếu hụt can-xi,tuyến cận giáptiết ra Parathyroid hormone làm giảm dự trữcan-xi ở xương. Cân bằng can-xisẽ tiếp tụcbị tác động bất lợibởikhả năngcủa rượulàm ảnh hưởng đếnsản xuấtmộtsố vitamincần thiết chosự hấp thụ can-xi.Ngoài ra,uống nhiều rượukéo dàicó thể gây rasự thiếu hụtnội tiết tốở nam giới (testosterone) vànữ giới (estrogen). Tuy nhiên, theo báo cáo của một nghiên cứu về chuyển hóa xương trên người uống rượu là phụ nữ tuổi từ 65 đến 77. Kết quả cho thấy nếu sử dụng một lượng rượu vừa phải thì những người uống rượu có mật độ xương cao hơn người không uốngtại cột sống10%, toàn cơ thể 4,5% và giữa xương quay 6% [107]. Ngược lại,một nghiên cứu từChâu Âu, Bắc Mỹ và Úc cho thấy nếu uống hơn hai đơn vị rượu mỗi ngày có thể tăngnguy cơ gãy xương hông do loãng xương ở cả nam giớivà phụ nữ, nếu uống hơn 4 đơn vị rượu mỗi ngày (25ml alcohol 40% = 1đơn vị) sẽ tăng nguy cơ lên gấp đôi [67]. Tại Anh, có 40% nam giới và 23% phụ nữ tiêu thụ rượu hàng ngày hơn mức khuyến nghị, tức là hơn 4 đơn vị mỗi ngày ở nam giới và hơn 3 đơn vị mỗi ngày ở phụ nữ [98].

4.1.3.7.Liên quantình trạng mật độ xương với sử dụng thuốc và tiền sử bệnh

Sử dụng corticoid: có liên quan đến loãng xương, trong nghiên cứu này có 38,8% ở nhóm không dùng corticoid bị loãng xương,80,8% người sử dụng corticoid bị loãng xương và nguy cơ bệnh gấp 6,6 (95% CI: 2,4-17,9; p<0,05). Điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu tại Việt Nam. Theo tác giả Nguyễn Thy Khuê, mật độ xương giảm nhanh và nhiều trong những năm đầu sau khi dùng corticoid mà

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w