Tỷ lệloãng xươngvà mộtsố yếu tố liên quanở người từ 45tuổ

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 105)

4.1.1.Đặc điểm chung của người dân nghiên cứu trước can thiệp

Nghiên cứu được tiến hành trên 989 người dân từ 45 tuổi trở lên, trong đó nữ có tỷ lệ 57,2% và nam 42,8%. Tuổi trung bình của người dân nghiên cứu là 59,9 (± 11,2) và phân chia theo giới thì tuổi trung bình của nam là 60,5 (±11,6), nữ 59,5 (± 11).Theo thiết kế nghiên cứu tuổi được chia thành 8 nhómphân tích, kết quả cho thấy với phương pháp chọn mẫu hệ thống người dân tham gia vào nghiên cứu có tỷ lệ tương đương về độ tuổi và giới tính so với thực tế trong cộng đồng. Các nhóm tuổi bao gồm: 45-49, 50-54, 55-59, 60-64, 65-69, 70-74, 75-79, ≥80 có tỷ lệ lần lượt là: 22,4%, 16,7%, 15,4%, 12,7%, 9,8%, 9,2%, 6,7%, 7,1%.

Về độ tuổi của người dânđược chọn để nghiên cứu từ 45 trở lên bởi vì bắt đầu từ tuổi này đã có sự mất dần đi khối lượng xương và là thời điểm rất cần thiết phải can thiệp phòng chống loãng xương khi mà ở tuổi trẻ hơn nhiều người dân chưa tạo được khung xương có mật độ xương đỉnh tốt nhất. Bên cạnh đó, trong phân tích kết quả chúng ta có thể so sánh mật độ xương ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh do tốc độ mất xương gia tăng rất nhanh 5 năm đầu sau mãn kinh. Mộtnghiên cứu tác động chi phí và sức khỏe về gãy xương do loãng xương cho biết, ước tính ở Mỹ đầu thế kỷ 21 có đến 5,2 triệu trường hợp bị gãy xương bao gồm: xương hông, xương đốt sống hoặc cổ tay trong quần thể dân số từ 45 tuổi trở lên [114]. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, bệnh loãng xương chiếm nhiều thời gian điều trị trong bệnh viện hơn những loại bệnh khác bao gồm cả bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú [69]. Như vậy, những người tuổi từ 45 trở lên, đặc biệt ở nữ giới là đối tượng có nguy cơ bệnh loãng xương và biến chứng gãy xương.Cho nên,

việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ nhóm tuổi này sẽ tốt hơn cho sức khỏe xương so với nhóm tuổi lớn hơn.

Việc phân định mỗi nhóm tuổi là 5 năm trong nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả thực trạng bệnh và những yếu tố liên quan mà đặc điểm riêng của từng nhóm hiện có, nhất là sự đáp ứng của người dân nghiên cứu trong từng nhóm tuổi sau quá trình thực hiện những biện pháp can thiệp phòng chống loãng xương. Trong thực tế, ở mỗi nhóm tuổi có những đặc điểm khác nhau về sinh học, tiền sử bệnh tật, về công việc mưu sinh, về mức độ hoạt động cơ thể...Cụ thể, nhóm tuổi từ 45 đến 49 với đặc điểm là bắt đầu bước qua tuổi trung niên, có nhiều biến đổi sinh học ảnh hưởng đến sức khỏe và nhất là ở phụ nữ đây là thời kỳ tiền mãn kinh; Nhóm tuổi từ 50 đến 54 thì ở phụ nữ hầu như đã mãn kinh và có nhiều ảnh hưởng do suy giảm estrogen dẫn đến giảm nhanh mật độ xương; Nhóm tuổi từ 55 đến 64 là giai đoạn đầu tiên của tuổi già, có đặc điểm chung của cuộc sống những người hưu trí, sau thời kỳ lao động cống hiến cho xã hội và lũy tích rất nhiều yếu tố phơi nhiễm trong cuộc sống; Nhóm tuổi từ 80 trở lên là nhóm tuổi rất già, phần lớn sức khỏe không tốt, lũy tích nhiều bệnh tật, thường sống phụ thuộc, cần có sự trợ giúp về sinh hoạt và đặc biệt biến chứng gãy xương do loãng xương chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Về thể trạng chung của người dân nghiên cứu kết quả cho thấy trung bình BMI ở nam giới là bình thường (22,6 kg/m²) và ở nữ thì thừa cân nhẹ (23,7

kg/m²).Nghề nghiệp của người dân nghiên cứu được xếp vào 5 nhóm: cán bộ công chức, công nhân, nông dân, kinh doanh và nội trợ có tỷ lệ lần lượt là 25,6%, 32,8%, 13,5%, 16% và 12,1%, như vậy tại địa phương nghiên cứu nghề nông có tỷ lệ khá cao. Về trình độ học vấn của người dân nghiên cứu cho thấy kết quả tỷ lệ học vấn thấp, trình độ tiểu học hơn phân nửa (55,6%), trung học cơ sở đến trung học phổ thông có tỷ lệ 32,2%, trung cấp 6,3% và cao đẳng đại học là 5,9%.

4.1.2. Tỷ lệ loãng xương của người dân trước can thiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương chung là 39,9%, trong đó loãng xương nặng là 7,4% (có 18,3% người loãng xương đã bị gãy xương trước đây), 38,1% giảm mật độ xương và chỉ có 22% người dân nghiên cứu có mật độ xương

bình thường. Đây là tỷ lệ bệnh khá cao so với nhiều nghiên cứu khác.Một nghiên cứu tại Thái Bình trên phụ nữ tuổi từ 40 đến 65 đo mật độ xương bằng siêu âm xương quay cho kết quả thấp hơn, tỷ lệ loãng xương là 20,8% và giảm mật độ xương là 29,9% [24]. Tuy nhiên, tuổi của phụ nữ nghiên cứu cao nhất chỉ ở 65 trong khi tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 59,5. So sánh tỷ lệ loãng xương của người Trung Quốc trên 50 tuổi thì ở nữ giới 40,1% gần bằng với kết quả của chúng tôi (41,5%), nhưng so với nam giới thì ở người Trung Quốc thấp hơn nhiều (22,5% so với 37,8%) [70]. Tại TPHCM, Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự nghiên cứumật độ xương ở cổ xương đùi đo bằng phương pháp DXA trên người trưởng thành vào năm 2010, tỷ lệ loãng xương ở nữ là 43,7% và như vậy tỷ lệ này cao hơn mặc dù tuổi người dân nghiên cứu thấp hơncủa chúng tôi [16].Một nghiên cứu tại Cà Mau ở người từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ loãng xương là 21,53% [44] và tỷ lệ này chỉ bằng phân nửa nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Hồ Phạm Thục Lan.

Trung bình BMD của người dân nghiên cứu là 0,42 g/cm² (± 0,11), nam giới 0,484 g/cm² (± 0,09) và nữ giới 0,371 g/cm² (± 0,09). Kết quả trung bình BMD của người loãng xương là 0,334 g/cm² (± 0,08), ở nam giới 0,402 g/cm² (± 0,07), nữ giới 0,287 g/cm² (± 0,05). Theo kết quả khảo sát tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TPHCM năm 1998, qua đo mật độ xương ở cổ tay bằng máy DTX-200 thì trung bình BMDở 255 phụ nữ từ 51-70 tuổi là 0,344 g/cm² [43]. Như vậy, BMDnày thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, có thể do người dân đến khám là những người đã có bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, một nghiên cứu đo BMD ở phụ nữ Mỹ (50- 70 tuổi) bằng DXA ngoại biên tương tự nghiên cứu của chúng tôi có BMD trung bình là 0,489 ±0,113g/cm², cao hơn kết quả của chúng tôi [80]. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng ở phụ nữ Mỹ da trắng, Mỹ gốc Phi có mật độ xương cao hơn phụ nữ Châu Á.

4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương của người dân nghiên cứu

Những yếu tố liên quan trong nghiên cứu được đưa vào mô hình hồi quy logistic đa biến cho kết quả có 4 yếu tố liên quan không có ý nghĩa thống kê đó là yếu tố địa dư, trình độ học vấn, gãy xương do chấn thương nhẹ và hút thuốc lá. Kết quả này cho thấy, mặc dù địa dư và trình độ học vấn nơi nghiên cứu có vùng nội đô, ven đô

và nông thôn, nhưng tỷ lệ loãng xương các vùng không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này có lẽ do người dân nghiên cứu từ tuổi trung niên trở lên, những người này đã sống qua thời gian chiến tranh và điều kiện địa dư cũng như học vấn gần như tương đồng với nhau. Việc yếu tố hút thuốc lá và gãy xương do chấn thương nhẹ không liên quan đến loãng xương có thể do cỡ mẫu còn thấp, hút thuốc lá chủ yếu chỉ ở nam giới. Đây là điểm hạn chế của đề tài. Tuy nhiên, trên phân tích đơn biến thì trình độ học vấn và gãy xương do chấn thương nhẹ liên quan có ý nghĩa thống kê p <0,05.

4.1.3.1. Liên quan tình trạng mật độ xương với giới tính

Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ mật độ xương bình thường ở nam và nữ gần tương đương nhau, tuy nhiên tỷ lệ loãng xương thì ở nữ cao hơn nam giới (41,5% so với 37,8%) và nam giới nguy cơ bị loãng xương chỉ bằng phân nửa nữ giới (95% CI: 0,3-0,9), liên quan này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Khi phân tích tình trạng loãng xương theo giới và nhóm tuổi cho thấy ở 3 nhóm tuổi đầu tỷ lệ loãng xương ở nam giới lại cao hơn nữ giới (45-49 tuổi: nam 10,2%, nữ 4,8%; 50-54 tuổi: nam 17,5%, nữ 13,7%; 55-59 tuổi: nam 34,3%, nữ 28,2%). Tuy nhiên, ở những nhóm tuổi càng lớn thì tỷ lệ nữ bị loãng xương càng cao hơn nam (60-64 tuổi: nam 42,5%, nữ 59,5%; 65-69 tuổi: nam 46,1%, nữ 72,4%). Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ nghiên cứu là 48,3 và nhóm tiền mãn kinh (45-49 tuổi) tỷ lệ loãng xương chỉ có 4,8% nhưng 5 năm sau mãn kinh (50-54 tuổi) tỷ lệ loãng xương đã tăng đến 13,7%. Điều này cho thấy phụ nữsau mãn kinh tốc độ mất xương gia tăng rất nhanh và dễ bị mất khối xương hơn nam giới vì cơ thể họ sản xuất ít estrogen. Sự khác biệt giữa nam và nữ có thể do ảnh hưởng của các hormone sinh dục trên bộ xương, một phần là do độ chắc của xương khác nhau vốn là một trong những yếu tố bệnh sinh chủ yếu của gãy xương do loãng xương [63]. Một nghiên cứu hồi cứu trên các cơ sở y tế quốc gia từ dữ liệu Bảo hiểm y tế của Đài Loan đã đánh giá tỷ lệ gãy xương hông từ năm 1996đến năm 2000, tỷ lệ gãy xương hông tăng lên cùng với tuổi tác và phụ nữ cao gấp 1,6 lần hơn nam giới trong tất cả các độ tuổi [125]. Tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tại Hoa Kỳ tỷ lệ loãng xương ở nữ giới cao gấp hai tới ba lần nam giới bởi vì sự mất xương tăng nhanh sau mãn kinh do bởi sự giảm

lượng estrogen trong cơ thể [54]. Với những số liệu thống kê trên đã cho thấy nữ giới chịu ảnh hưởng loãng xương và biến chứng luôn cao hơn nam giới.

4.1.3.2. Liên quan tình trạng mật độ xương với tuổi

Trên biểu đồ 3.4, 3.5 cho thấy BMD có tương quan tuyến tính với tuổi, phân tích Spearman có hệ số tương quan rho= -0,53 ở nam giới và rho = -0,68 ở nữ giới,là tương quan nghịch biến mức độ chặt chẽ (nữ hơn nam), tuổi càng cao thì BMD càng giảm. Theo kết quả phân tích thì tỷ lệ loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi: 45-49; 50-54; 55-59; 60-64; 65-69; 70-74; 75-79; ≥ 80 lần lượt là 7,2%; 15,2%; 30,9%; 53,2%, 61,9%, 70,3%, 84,8% và 85,7%. Tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao, sự liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,05. Giai đoạn tăng tỷ lệ loãng xương cao nhất là từ 55-64 tuổi và tăng chậm khi từ 75 tuổi trở lên. Nhóm tuổi từ 55-59 có nguy cơ mắc loãng xương gấp 6 lần nhóm tuổi 45-49, (95% CI: 2,8-13,2; p<0,05). Nghiên cứu của Phạm Văn Tú và cộng sự cho kết quả mật độ xương gót và xương cẳng tay có mối liên quan tuyến tính với tuổi, tuổi càng cao thì mật độ xương càng giảm [39]. Nguyễn văn Tuấn cho rằng tỷ lệ mắc gãy xương hông tăng lũy tiến theo độ tăng của tuổi, bất kể giới tính, vùng địa dư, nhóm chủng tộc. Các nghiên cứu dịch tễ học đã tái xác định yếu tố nguy cơ này. Cứ tăng lên mỗi 5 năm tuổi thì nguy cơ gãy xương hông ở người phụ nữ có tuổi tăng từ 1-4 đến 1-8 lần [40].

4.1.3.3. Liên quan tình trạng mật độ xương với nghề nghiệp và học vấn

Tỷ lệ loãng xương ở năm nhóm nghề từ thấp đến cao là cán bộ, công chức, viên chức 28,5%, nội trợ 37,5%, kinh doanh 42,4%, công nhân 44,1% và nông dân 50,8%. Phân tích liên quan cho thấy công nhân nguy cơ bị loãng xương gấp 2 lần so với cán bộ, công chức, viên chức (95% CI: 1,4-2,8; p<0,05) và nông dân nguy cơ gấp 2,6 lần (95% CI: 1,7-4; p<0,05). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiềnlà phụ nữ mãn kinh ở nông thôn có mật độ xương thấp hơn ở thành thị [8]. Một nghiên cứu tại Cần Thơ vào năm 2011 về khảo sát tình hình loãng xương ở người cao tuổi cho thấy nghề nghiệp là cán bộ, công chức, viên chức có tỷ lệ loãng xương thấp nhất nhưng nhóm thấp thứ hai lại là nông dân và cao nhất thuộc nhóm nghề kinh doanh [6]. Lý giải vì sao cán bộ, công chức, viên chức thường làm

việc văn phòng, tĩnh tại nhưng các cuộc khảo sát thường có tỷ lệ bệnh thấp là do cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập thể dục thể thao nhiều hơn (trong nghiên cứu này có 63,6%cán bộ, công chức, viên chứctập thể dục thể thao, trong khi nông dân chỉ có 26,1%), có kiến thức phòng bệnh tốt và dinh dưỡng hợp lý hơn.

Liên quan đến yếu tố học vấn,trên thống kê mô tả cho thấy nhóm có học vấn tiểu học có tỷ lệ loãng xương 51,3%, trung học cơ sở và phổ thông là 29,2%, trung cấp 19,3% và cao đẳng đại học 13,8%.Mặc dù trên phân tích hồi quy đa biến thì đây là yếu tố nhiễu (p=0,26), nhưng kết quả phân tích đơn biến cho thấy người có học vấn cao đẳng đại học nguy cơ bị loãng xương chỉ bằng 0,15 lần người có học vấn tiểu học (95% CI:0,07-0,33) và liên quan này có ý nghĩa thống kê p<0,05.Trình độ học vấn nói lên sự hiểu biết của người dân về mọi lĩnh vực trong đó có vấn đề phòng ngừa bệnh tật và dinh dưỡng hợp lý, trình độ học vấn càng cao càng có kiến thức về bệnh loãng xương, do đó phòng bệnh tốt hơn. Theo Nguyễn Văn Tuấn, trong công tác phòng ngừa bệnh tật nói chung và loãng xương nói riêng, giáo dục về nhận thức của quần chúng về ý nghĩa, tầm vóc và hệ quả của bệnh tật là một khâu quan trọng, chính yếu cho sự thành công của chương trình can thiệp cộng đồng [40].

4.1.3.4. Liên quan tình trạng mật độ xương với BMI, chiều cao, cân nặng

Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan giữa BMD với BMI, cân nặng và chiều cao là đồng biến, nhưng với BMI (rho= 0,18) tương quan mức độ yếu trong khi cân nặng và chiều cao (rho= 0,51 và 0,57) là tương quan chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê p<0,05. Liên quan đến tình trạng loãng xương qua phân tích đơn biến cho thấy tỷ lệ loãng xương lần lượt ở nhóm gầy 68,7%, bình thường 45,9%, thừa cân 34,1% và béo phì là 29,3%, người gầy có nguy cơ bị loãng xương gấp 2,6 lần người bình thường (95% CI: 1,5-4,5; p<0,05), nhưng đối với người béo phì nguy cơ chỉ phân nửa (95% CI: 0,4-0,7; p<0,05). Kết quả phân tích người dân nghiên cứu bị giảm chiều cao (≥ 5cm) cho thấy người có giảm chiều cao tỷ lệ loãng xương 88,4%, người không có thì tỷ lệ 21,1%, nguy cơ loãng xương của người giảm chiều cao gấp 28,7 lần người không giảm (95% CI: 17-48,3; p<0,05).Thiếu cân là một yếu tố nguy cơ cao cho bệnh loãng xương bởi vì trọng lượng cơ thể thấp có liên quan với mật độ xương đỉnh thấp hơn trong giai đoạn phát triểnxương của tuổi trẻ và tăng nguy cơ

gãy xương ở người già. Một nghiên cứu đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ miền Bắc Việt Nam từ 50 tuổi trở lên cho kết quả phụ nữ nhẹ hơn 45 kg là có nguy cơ loãng xương [100].

Vũ Thị Thanh Thủy nghiên cứu bệnh chứng ở phụ nữ mãn kinh đã xác định được 6 yếu tố liên quan đến nguy cơ xẹp lún đốt sống do loãng xương sau mãn kinh, trong đó có chiều cao ≤ 145cm, cân nặng ≤ 41kg [34],[35]. Theo Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên, mối quan hệ giữa các chỉ số nhân trắc đối với nguy cơ gãy xương thì xác định nhóm người có chiều cao cao hơn, cân nặng thấp hơn và trọng lượng mỡ của cơ thể thấp hơn là những yếu tố nguy cơ gãy xương hông ở người phụ nữ. Giải thích vấn đề này có thể do người có chiều cao cao hơn thì cổ xương đùi cũng dài hơn, khả năng chịu lực kém hơn và dễ bị gãy khi có tác động đối lực. Với những người có trọng lượng mỡ và chỉ số BMI cao, có mật độ phân bố mỡ ở vùng hông, cụ thể là quanh đầu trên xương đùi nhiều, chúng có vai trò là chiếc gối đệm bảo vệ đầu trên xương đùi giảm hoặc triệt tiêu lực va chạm, nên giảm nguy cơ gãy xương. Và ngược lại, những người có trọng lượng cơ thể thấp thì mật độ mỡ quanh đầu trên xương đùi thấp nên tăng nguy cơ gãy xương [41].

4.1.3.5. Liên quan tình trạng mật độ xương với kinh nguyệt và số con

Kết quả phân tích cho thấy BMD với tuổi có kinh và số con của phụ nữ nghiên cứu có tương quan nghịch biến ở mức độ yếu và trung bình (rho của Spearman test là -0,19 và -0,35). Đối với tuổi mãn kinh thì BMD có tương quan đồng biến ở mức yếu (r của Spearman test = 0,15), có ý nghĩa thống kê p<0,01. So sánh giữa nhóm người tuổi có kinh muộn (≥16 tuổi) loãng xương 50,4% và nhóm người không có kinh muộn (<16 tuổi) loãng xương 33,5%, nguy cơ loãng xương khi có kinh muộn là gấp đôi (95% CI: 1,4-2,9; p<0,05). Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là 52,6%, mãn kinh sớm có nguy cơ loãng xương gấp 1,9 lần so với người mãn kinh sau 45 tuổi (95% CI: 1,04-3,48; p<0,05), phụ nữ đã mãn kinh nguy cơ loãng xương gấp đôi phụ nữ chưa mãn kinh và phụ nữ sinh nhiều con nguy cơ loãng xương gấp 3 lần người sinh <4 con, có ý nghĩa thống kê p<0,01.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w