2.5.2.1. Tỷ lệ loãng xương, trung bình BMD và một số yếu tố liên quan ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh
- Phân bố mật độ xương và gãy xương do loãng xương ở người 45 tuổi trở lên + Tỷ lệ xương bình thường, giảm mật độ xương, loãng xương.
+ Tỷ lệ loãng xương ở nam giới và nữ giới. + Trung bình BMD của người dân nghiên cứu.
+ Trung bình BMD, tỷ lệ xẹp xương đốt sống ở bệnh nhân loãng xương. - Một số yếu tố liên quan đến loãng xương và BMD ở người 45 tuổi trở lên + Liên quan BMD và bệnh loãng xương với tuổi của người dân nghiên cứu. + Liên quan BMD và bệnh loãng xương với cân nặng, chiều cao và BMI.
+ Liên quan bệnh loãng xương với giới tính, địa dư, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người dân nghiên cứu.
+ Liên quan BMD và bệnh loãng xương với kinh nguyệt và số con của phụ nữ nghiên cứu.
+ Liên quan bệnh loãng xương với thói quen sống của người dân nghiên cứu (uống sữa, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, tập thể dục thể thao).
+ Liên quan bệnh loãng xương với sử dụng thuốc corticoid, gãy xương do chấn thương nhẹ, giảm chiều cao, gia đình cùng huyết thống bệnh loãng xương hoặc gãy xương do loãng xương.
+ Liên quan bệnh loãng xương với tình trạng xẹp xương đốt sống. + Liên quan BMD với điểm kiến thức và thực hành của người dân.
+ Liên quan bệnh loãng xương với kiến thức và thực hành của người dân.
2.5.2.2. Chỉ số, số liệu về xây dựng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng, chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên
- Về tổ chức thực hiện can thiệp
+ Số lượng Ban Chủ nhiệm chương trình phòng, chống loãng xương cấp quận, huyện được thành lập.
+ Số cán bộ tham gia can thiệp được đào tạo tập huấn.
+ Số tài liệu truyền thông (tờ rơi, cẩm nang, pa nô, áp phích, phim) được sản xuất và cấp phát cho người dân nghiên cứu.
+ Số người dân nghiên cứu được tư vấn trực tiếp, qua điện thoại, đo MĐX. + Số buổi truyền thông được tổ chức tại cộng đồng về loãng xương
+ Số hộ gia đình được thăm và tư vấn trực tiếp. + Số quận, huyện có trang bị máy đo mật độ xương.
+ Số phường, xã có thành lập câu lạc bộ người bệnh loãng xương. + Số buổi giám sát hoạt động can thiệp của Ban Chủ nhiệm quận, huyện. - Chỉ số đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng
+ Chỉ số về nguồn và thông tin loãng xương nhận được của người dân
Tỷ lệ người dân nghiên cứu nhận được thông tin thường xuyên và không thường xuyên về bệnh loãng xương. Hiệu quả can thiệp.
Tỷ lệ nguồn thông tin (báo chí, ti-vi, nhân viên y tế, sách, kênh khác) người dân nghiên cứu nhận được. Hiệu quả can thiệp.
+ Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trên người dân ≥45 tuổi Tỷ lệ loãng xương, giảm MĐX ở người dân nghiên cứu. Hiệu quả can thiệp. Chỉ số trung bình BMD, điểm kiến thức đúng, điểm thực hành tích cực của người dân nghiên cứu can thiệp, đối chứng trước và sau can thiệp.
Tỷ lệ kiến thức, thực hành tốt của người dân nghiên cứu. Hiệu quả can thiệp trên tỷ lệ kiến thức, thực hành.
Tỷ lệ kiến thức đúng, thực hành tích cực của người dân nghiên cứu. Hiệu quả can thiệp trên kiến thức đúng và thực hành tích cực phòng, chống loãng xương.
+ Chỉ số hiệu quả can thiệp bằng viên Calci-D trên người dân có MĐX thấp Tỷ lệ người dân có mật độ xương thấp được can thiệp bằng viên Calci-D hoàn thành can thiệp sau 2 năm.
Tỷ lệ loãng xương, giảm mật độ xương ở người có MĐX thấp trước và sau can thiệp bằng viên Can-xi D. Chỉ số hiệu quả về can thiệp trên mật độ xương. Tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của người dân có MĐX thấp. Chỉ số hiệu quả về kiến thức và thực hành đúng sau 2 năm.
Chỉ số trung bình BMD, điểm kiến thức, điểm thực hành của người dân có mật độ xương thấp trước và sau can thiệp bằng viên Calci-D.
Tỷ lệ người dân có mật độ xương thấp được can thiệp có nhận thông tin thường xuyên, không thường xuyên và nguồn thông tin về bệnh loãng xương. Chỉ số hiệu quả can thiệp.
Tỷ lệ kiến thức, thực hành tốt ở người có mật độ xương thấp được can thiệp bằng viên Calci-D trước và sau can thiệp.
2.6. KỸ THUẬT HẠN CHẾ SAI SỐ2.6.1. Hạn chế sai số trong chọn mẫu