Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Châu Á (Singapore, Indonesia, Lãnh thổ Đài Loan) được chính phủ công nhận loãng xương là một vấn đề sức khỏe quan trọng. Trong những năm gần đây, tại nước ta vấn đề loãng xương đã được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là sự ra đời của các tổ chức Hội Loãng xương ở các thành phố
lớn. Hội Loãng xương Hà Nội và TPHCM được thành lập vào năm 2006. Tôn chỉ hoạt động của các Hội là cố gắng tăng cường về tổ chức và chuyên môn, từng bước tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của mỗi người, của mỗi ngành và của toàn xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe xương. Các chuyên gia y tế Việt Nam cũng đã thực hiện khá nhiều đề tài nghiên cứu về loãng xương như dịch tễ học, nghiên cứu các giải pháp điều trị và đã từng bước tham mưu xây dựng chính sách quốc gia về phòng chống loãng xương.
Với sự nỗ lực của các Hội Loãng xương, sự đồng thuận của Bộ Y tế và cho phép của Chính phủ, năm 2008 Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Tầm nhìn Châu Á về loãng xương đã quy tụ hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước đến dự với hàng chục báo cáo những đề tài nghiên cứu mới nhất về bệnh loãng xương. Cũng qua sự kiện này, hoạt động ngành y tế nói chung và hoạt động của Hội Loãng xương nói riêng đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, hàng loạt chương trình truyền thông qua báo đài được thực hiện, tổ chức sự kiện nhân ngày Loãng xương thế giới 20 tháng 10 hàng năm với đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Bên cạnh đó, những hoạt động cung cấp dịch vụ tầm soát MĐX di động đến cộng đồng và tại các cơ sở chẩn đoán, điều trị cũng được tăng cường trang thiết bị, đặc biệt là hoạt động tư vấn, cải thiện dinh dưỡng bổ sung can-xi và vitamin D, xây dựng lối sống lành mạnh nhằm phòng chống loãng xương đang được phổ biến đến người dân.
Năm 2013, Sở y tế TPHCM đã cho ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng loãng xương”, trong đó gồm có 9 nội dung phòng bệnh được khuyến cáo người dân thực hiện: (1) Mục đích của dự phòng loãng xương là phát triển và duy trì khối xương tốt nhất cho mọi người, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương bằng cách can thiệp vào các yếu tố nguy cơ gây mất xương và gãy xương; (2) Tối ưu hóa sức khỏe xương là công việc cần được quan tâm suốt đời của mỗi người; (3) Khuyến cáo cho mọi người bệnh trong các lần khám bệnh thường kỳ: Các yếu tố nguy cơ của loãng xương và các biện pháp phòng ngừa cơ bản, đo chiều cao định kỳ đều đặn, khám ghi nhận gù vẹo cột sống nếu có; (4)Các biện pháp phòng ngừa tiên phát là một phần của điều trị loãng xương, giáo dục người bệnh và nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, khuyến cáo các biện pháp dự phòng loãng xương
thích hợp cho từng lứa tuổi; (5) Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ can-xi, vitamin D theo nhu cầu của từng lứa tuổi; (6) Duy trì thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng sức cơ.Các hoạt động thể lực có ích như đi bộ, chạy nhẹ, thái cực quyền, khiêu vũ, aerobic, yoga, tennis và các bài tập thể dục chịu tải khác, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Mọi người nên duy trì hoạt động thể lực thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần; (7) Khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống, hạn chế rượu (không uống quá 3 đơn vị rượu mỗi ngày), ngưng hút thuốc lá; (8) Thực hành các biện pháp phòng tránh té ngã; (9) Chú ý các biện pháp phòng ngừa sớm cho những người có nguy cơ loãng xương
docorticoid, xem xét điều trị dự phòng (alendronate, risedronate...) cho các người bệnh với T-score từ -2,4 đến -1,5, nhưng có nguy cơ cao [28].
Trong dự phòng bệnh loãng xương thì vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng.Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đề xuất biện pháp dinh dưỡng trong dự phòng và góp phần điều trị loãng xương là sát hợp với người Việt Nam hơn cả. Cần cung cấp đủ lượng can-xi hàng ngày theo nhu cầu nhằm đảm bảo cho sự tạo thành khối xương đạt được mật độ tối đa, duy trì khối xương đạt được và chế độ dinh dưỡng bổ sung can-xi hợp lý suốt cả đời sẽ làm cho quá trình cốt hóa hoàn thiện hơn, giảm bớt các nguy cơ liên quan đến mất xương trong thời kỳ mãn kinh vì thiếu estrogen [45].
Các chuyên gia y tế ở một số địa phương của nước ta cũng đã tiến hành thực nghiệm một số mô hình can thiệp dự phòngloãng xương. Tại thành phố Thái
Bình,một nghiên cứu trên phụ nữ từ 40 đến 65 tuổi được thực hiện tại 2 phường với mục tiêu đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dinh dưỡng và luyện tập dự phòng giảm mật độ xương. Có 259 phụ nữ giảm mật độ xương được chọn vào nhóm đối chứng, nhóm can thiệp gồm 139 phụ nữ giảm mật độ xương áp dụng các biện pháp can thiệp (truyền thông, luyện tập, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm theo bổ sung can-xi và vitamin D) đã được cộng đồng chấp nhận và tham gia thực hiện. Kết quả cho thấy hiệu quả phục hồi giảm mật độ xương quay là 10,2% và xương chày là 42,8%. Hiệu quả bảo vệ không bị mắc mới giảm mật độ xương đối với xương quay là 21,4%, xương chày là 25,7%. Hiệu quả bảo vệ không bị mắc mới loãng xương đối với xương quay là 1,3%, xương chày là 13,5% [25].
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TPHCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Về vị trí địa lý, TPHCM cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, giáp với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.TPHCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng. Thành phố gồm có 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km², có dân số khoảng 7,4 triệu người (năm 2010), mật độ trung bình
3.532 người/km² và với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về chăm sóc sức khỏe của người dân. Thêm vào đó, tình hình tuổi thọ của người dân ngày càng gia tăng đã dẫn đến những bệnh lý của người già tăng theo như là bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa, bệnh xương khớp trong đó bệnh loãng xương có tỷ lệ khá cao.
Quận 12 Quận Gò Vấp Huyện Hóc Môn Quận Bình Thạnh Quận 6
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Người dân từ 45 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu mô tả cắt ngang
Người dân từ 45 tuổi trở lên đang cư trú tại 8 phường và 2 xã thuộc 4 quận và 1 huyện của TPHCMđược chọn ngẫu nhiên tại thời điểm nghiên cứu.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu can thiệp
- Nhóm nghiên cứu can thiệp cộng đồng:Người dân từ 45 tuổi trở lên đang cư trú tại 3 phường và 1 xã can thiệp thuộc 3 quận và 1 huyện của TPHCM được chọn ngẫu nhiên tại thời điểm nghiên cứu.
- Nhóm đối chứng cộng đồng: Người dân từ 45 tuổi trở lên đang cư trú tại 3 phường và 1 xã đối chứngthuộc 3 quận và 1 huyện của TPHCM được chọn ngẫu nhiên tại thời điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu can thiệp trực tiếp bằng viên Calci-D không có đối chứng: Người dân bị giảm mật độ xương hoặc loãng xương qua kết quả điều tra cắt ngang tại 3 phường và 1 xã can thiệp (cùng với phường, xã can thiệp cộng đồng).
2.1.3. Tiêu chí loại trừ khi chọn mẫu nghiên cứu
- Những người mới chuyển đến địa phương (không đăng ký tạm trú).
- Những người không nhớ hoặc không cung cấp đầy đủ nội dung những câu trả lời trong bảng câu hỏi nghiên cứu.
- Phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng và hoặc cắt tử cung toàn phần. - Nam giới suy tuyến sinh dục tiên phát hoặc thứ phát.
- Những người bệnh suy gan, suy thận mãn tính, người bị bệnh ác tính. - Người dân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Tại cộng đồng dân cư thuộc 4 quận và 1 huyện của thành phố Hồ Chí Minh: Quận 6, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Hóc Môn.
Bảng 2.1. Địa điểm nghiên cứu mô tả và can thiệp
Phương pháp nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Phường 12 và 13 quận 6; Phường Hiệp Thành và An Phú Đông quận 12; Phường 3 và 11 quận Bình Thạnh; Phường 5 và 8 quận Gò Vấp; Xã Tân Xuân và Đông Thạnh huyện Hóc Môn
2.2.2. Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu
- Quận 6 là quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, gồm 14 phường với tổng diện tích tự nhiên là 7,19 km². Dân số của quận là 253.474 người (năm 2010), trong đó nữ chiếm 53%, mật độ bình quân 3.535 người/km². Với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, quận 6 có thế mạnh về thương mại dịch vụ. Tình hình sức khỏe của người dân được chăm sóc khá tốt, nhưng hiện nay xu hướng bệnh không lây nhiễm gia tăng, nhất là bệnh của người cao tuổi.
- Quận 12 nằm phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh có 11 phường trực thuộc, diện tích đất tự nhiên 52,75km², dân số 427.083 người (năm 2010). Tình hình sức khỏe người dân gần đây được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân nhập cư do mưu sinh, thiếu điều kiện chăm sóc mà ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh tật như bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội và một số bệnh không lây nhiễm như: Tăng huyết áp, tiểu đường, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
- Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh códiện
tích20,76 km², dân số 470.054 người (năm 2010). Quận đã được đô thị hóa khá lâu, kinh tế phát triển theo hướng thương mại dịch vụ, văn hóa xã hội phát triển khá tốt. Hệ thống y tế gồm Bệnh viện quận, Trung tâm y tế dự phòng, 20 trạm y tế. Mô hình bệnh tật tại quận Bình Thạnh gồm đại đa số bệnh không lây như: Tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về xương khớp...
Can thiệp
đồng Thạnh; Phường 5 quận Gò Vấp; Xã Tân Xuân huyện Hóc Môn
Đối chứng cộng đồng
Phường An Phú Đông quận 12; Phường 11 quận Bình Thạnh; Phường 8 quận Gò Vấp; Xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn
Trên người LX hoặc giảm MĐX qua điều tra ngang
Phường Hiệp Thành quận 12; Phường 3 quận Bình Thạnh; Phường 5 quận Gò Vấp; Xã Tân Xuân huyện Hóc Môn
- Quận Gò Vấp nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh,có diện tích 19,75 km2, chia thành 16 phường với dân số 548.145 người (năm 2010), nữ chiếm 51,2%. Quận Gò Vấp có số lượng dân nhập cư khá lớn, sống đan xen giữa các khu đô thị mới, thu nhập chủ yếu bằng lao động phổ thông.Do vậy, mặt bằng chung trình độ dân trí còn hạn chế, nhất là kiến thức về phòng bệnh, thói quen dinh dưỡng, thói quen vận động ở một số bộ phận người dân còn chưa hợp lý, ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng tỷ lệ bệnh do lối sống.
- Huyện Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc các quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh,có diện tích 109,18 km², dân số 358.640 người (năm 2010). Trong những năm gần đây, huyện Hóc Môn đã gia tăng đô thị hóa, các khu dân cư mới được xây dựng, các khu công nghiệp mọc lên đã làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần và nghề làm nông giảm đáng kể. Tình hình đời sống người dân ngàycàng nâng cao, chăm sóc y tế được cải thiện. Mô hình bệnh tật huyện Hóc Môn đa dạng bao gồm bệnh lây nhiễm và bệnh không lây. Số lượng người dân cao tuổi ngày càng gia tăng, do vậy vấn đề chăm sóc bệnh người già là một ưu tiên cần thực hiện.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2013: Nghiên cứu can thiệp.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: qua 2 giai đoạn và thiết kế theo 2 phương pháp
2.3.1.1. Giai đoạn 1 - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
Điều tra cắt ngang ở người dân từ 45 tuổi trở lên tại 8 phường và 2 xã thuộc 4 quận và một huyện của thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện mục tiêu 1:
- Xác định tỷ lệ loãng xương, giảm mật độ xương, trung bìnhBMD ở người dân từ 45 tuổi trở lên bằng phương pháp DXA cẳng tay.
-Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương đối với người dân nghiên cứu như: tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, BMI, kinh nguyệt và số con ở phụ nữ, địa phương sinh sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng giảm chiều cao, tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ, tiền sử gia đình có bệnh loãng xương hoặc gãy xương do loãng xương, tình trạng sử dụng kháng viêm corticoid; các thói quen tập
thể dục thể thao, uống sữa, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia; kiến thức và thực hành phòng chống bệnh loãng xương.
2.3.1.2. Giai đoạn 2 – Phương pháp nghiên cứu can thiệp
1) Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở triển khai thực hiện can thiệp
- Đối tượng:Tổ chức bộ máy của ngành y tế, CBYT, các CTV, thành viên Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến quận, huyện phường, xã.
- Nội dung và biện pháp thực hiện
+ Các quận, huyện tham gia hoạt động can thiệp sẽ thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống bệnh loãng xương gồm 5 thành viên. Nhiệm vụ của Ban Chủ nhiệm là triển khai thực hiện hoạt động can thiệp đến các phường, xã; theo dõi, đôn đốc các trạm y tế thực hiện các nội dung can thiệp; kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động can thiệp.
+ Tổ chức tập huấn về khám và tầm soát bệnh loãng xương, kỹ năng tư vấn, truyền thông về các biện pháp dự phòng và quản lý bệnh cho nhân viên y tế từ quận, huyện đến phường, xã.
+ Xây dựng các biện pháp dự phòng và quản lý bệnh loãng xương tại cộng đồng như: giám sát, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh loãng xương tại cộng đồng. Mỗi quận, huyện đều có thiết bị để tầm soát bệnh loãng xương (máy siêu âm, X quang, máy DXA...). Tổ chức một điểm tư vấn chung cho các quận, huyện. Mỗi phường, xã đều có một điểm tư vấn tại trạm y tế (tư vấn tại chổ hay qua điện thoại). Các trạm y tế phường, xã can thiệp có phân công một CBYT làm công tác bán chuyên trách và có ít nhất 4 cộng tác viên hỗ trợ cho hoạt động can thiệp tại địa phương. + Thực hiện lồng ghép các hoạt động dự phòng và quản lý bệnh loãng xương tại cộng đồng với các chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm hiện có như: chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, dinh dưỡng, phòng chống tác hại thuốc lá...nhằm làm tăng hiệu quả can thiệp.
+ Hoạt động can thiệp trong đó có sự tham gia của ban, ngành, các hội, đoàn ở địa phương. Ngoài ra, hoạt động can thiệp còn có sự kết hợp các cơ sở y tế công và tư, các công ty kinh doanh, phân phối sản phẩm có tác động đến phòng bệnh LX.
+ 100% quận, huyện có thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình can thiệp. + 100% cán bộ tham gia hoạt động can thiệp đều được tập huấn.
+ 100% trạm y tế phường, xã can thiệp có bố trí CBYT, các CTV làm công tác truyền thông, thực hiện các biện pháp dự phòng, quản lý bệnh loãng xương.
2) Hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng
- Đối tượng:Người dân từ 45 tuổi trở lên đang cư trú tại phường, xã can thiệp - Nội dung và biện pháp thực hiện
+ Biên soạn các tài liệu, áp phích truyền thông về bệnh loãng xương đặt tại bảng tin của các khu phố, ấp can thiệp. Biên soạn, in ấn các tờ rơi, cẩm nang phòng bệnh loãng xương. Sản xuất pa-nô tuyên truyền và mỗi phường, xã được đặt 2 cái tại các vị trí công cộng như: trạm y tế phường/xã, uỷ ban nhân dân, chợ, trường học.
+ Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về bệnh loãng xương tại các cơ quan