Địa điểm nghiên cứu mô tả và can thiệp

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Phương pháp nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu

Mô tả cắt ngang

Phường 12 và 13 quận 6; Phường Hiệp Thành và An Phú Đông quận 12; Phường 3 và 11 quận Bình Thạnh; Phường 5 và 8 quận Gò Vấp; Xã Tân Xuân và Đông Thạnh huyện Hóc Môn

2.2.2. Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu

- Quận 6 là quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, gồm 14 phường với tổng diện tích tự nhiên là 7,19 km². Dân số của quận là 253.474 người (năm 2010), trong đó nữ chiếm 53%, mật độ bình quân 3.535 người/km². Với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, quận 6 có thế mạnh về thương mại dịch vụ. Tình hình sức khỏe của người dân được chăm sóc khá tốt, nhưng hiện nay xu hướng bệnh không lây nhiễm gia tăng, nhất là bệnh của người cao tuổi.

- Quận 12 nằm phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh có 11 phường trực thuộc, diện tích đất tự nhiên 52,75km², dân số 427.083 người (năm 2010). Tình hình sức khỏe người dân gần đây được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân nhập cư do mưu sinh, thiếu điều kiện chăm sóc mà ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh tật như bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội và một số bệnh không lây nhiễm như: Tăng huyết áp, tiểu đường, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

- Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh códiện

tích20,76 km², dân số 470.054 người (năm 2010). Quận đã được đô thị hóa khá lâu, kinh tế phát triển theo hướng thương mại dịch vụ, văn hóa xã hội phát triển khá tốt. Hệ thống y tế gồm Bệnh viện quận, Trung tâm y tế dự phòng, 20 trạm y tế. Mô hình bệnh tật tại quận Bình Thạnh gồm đại đa số bệnh không lây như: Tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về xương khớp...

Can thiệp

đồng Thạnh; Phường 5 quận Gò Vấp; Xã Tân Xuân huyện Hóc Môn

Đối chứng cộng đồng

Phường An Phú Đông quận 12; Phường 11 quận Bình Thạnh; Phường 8 quận Gò Vấp; Xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn

Trên người LX hoặc giảm MĐX qua điều tra ngang

Phường Hiệp Thành quận 12; Phường 3 quận Bình Thạnh; Phường 5 quận Gò Vấp; Xã Tân Xuân huyện Hóc Môn

- Quận Gò Vấp nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh,có diện tích 19,75 km2, chia thành 16 phường với dân số 548.145 người (năm 2010), nữ chiếm 51,2%. Quận Gò Vấp có số lượng dân nhập cư khá lớn, sống đan xen giữa các khu đô thị mới, thu nhập chủ yếu bằng lao động phổ thông.Do vậy, mặt bằng chung trình độ dân trí còn hạn chế, nhất là kiến thức về phòng bệnh, thói quen dinh dưỡng, thói quen vận động ở một số bộ phận người dân còn chưa hợp lý, ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng tỷ lệ bệnh do lối sống.

- Huyện Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc các quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh,có diện tích 109,18 km², dân số 358.640 người (năm 2010). Trong những năm gần đây, huyện Hóc Môn đã gia tăng đô thị hóa, các khu dân cư mới được xây dựng, các khu công nghiệp mọc lên đã làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần và nghề làm nông giảm đáng kể. Tình hình đời sống người dân ngàycàng nâng cao, chăm sóc y tế được cải thiện. Mô hình bệnh tật huyện Hóc Môn đa dạng bao gồm bệnh lây nhiễm và bệnh không lây. Số lượng người dân cao tuổi ngày càng gia tăng, do vậy vấn đề chăm sóc bệnh người già là một ưu tiên cần thực hiện.

2.2.3. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2013: Nghiên cứu can thiệp.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: qua 2 giai đoạn và thiết kế theo 2 phương pháp

2.3.1.1. Giai đoạn 1 - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

Điều tra cắt ngang ở người dân từ 45 tuổi trở lên tại 8 phường và 2 xã thuộc 4 quận và một huyện của thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện mục tiêu 1:

- Xác định tỷ lệ loãng xương, giảm mật độ xương, trung bìnhBMD ở người dân từ 45 tuổi trở lên bằng phương pháp DXA cẳng tay.

-Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương đối với người dân nghiên cứu như: tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, BMI, kinh nguyệt và số con ở phụ nữ, địa phương sinh sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng giảm chiều cao, tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ, tiền sử gia đình có bệnh loãng xương hoặc gãy xương do loãng xương, tình trạng sử dụng kháng viêm corticoid; các thói quen tập

thể dục thể thao, uống sữa, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia; kiến thức và thực hành phòng chống bệnh loãng xương.

2.3.1.2. Giai đoạn 2 – Phương pháp nghiên cứu can thiệp

1) Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở triển khai thực hiện can thiệp

- Đối tượng:Tổ chức bộ máy của ngành y tế, CBYT, các CTV, thành viên Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến quận, huyện phường, xã.

- Nội dung và biện pháp thực hiện

+ Các quận, huyện tham gia hoạt động can thiệp sẽ thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống bệnh loãng xương gồm 5 thành viên. Nhiệm vụ của Ban Chủ nhiệm là triển khai thực hiện hoạt động can thiệp đến các phường, xã; theo dõi, đôn đốc các trạm y tế thực hiện các nội dung can thiệp; kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động can thiệp.

+ Tổ chức tập huấn về khám và tầm soát bệnh loãng xương, kỹ năng tư vấn, truyền thông về các biện pháp dự phòng và quản lý bệnh cho nhân viên y tế từ quận, huyện đến phường, xã.

+ Xây dựng các biện pháp dự phòng và quản lý bệnh loãng xương tại cộng đồng như: giám sát, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh loãng xương tại cộng đồng. Mỗi quận, huyện đều có thiết bị để tầm soát bệnh loãng xương (máy siêu âm, X quang, máy DXA...). Tổ chức một điểm tư vấn chung cho các quận, huyện. Mỗi phường, xã đều có một điểm tư vấn tại trạm y tế (tư vấn tại chổ hay qua điện thoại). Các trạm y tế phường, xã can thiệp có phân công một CBYT làm công tác bán chuyên trách và có ít nhất 4 cộng tác viên hỗ trợ cho hoạt động can thiệp tại địa phương. + Thực hiện lồng ghép các hoạt động dự phòng và quản lý bệnh loãng xương tại cộng đồng với các chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm hiện có như: chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, dinh dưỡng, phòng chống tác hại thuốc lá...nhằm làm tăng hiệu quả can thiệp.

+ Hoạt động can thiệp trong đó có sự tham gia của ban, ngành, các hội, đoàn ở địa phương. Ngoài ra, hoạt động can thiệp còn có sự kết hợp các cơ sở y tế công và tư, các công ty kinh doanh, phân phối sản phẩm có tác động đến phòng bệnh LX.

+ 100% quận, huyện có thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình can thiệp. + 100% cán bộ tham gia hoạt động can thiệp đều được tập huấn.

+ 100% trạm y tế phường, xã can thiệp có bố trí CBYT, các CTV làm công tác truyền thông, thực hiện các biện pháp dự phòng, quản lý bệnh loãng xương.

2) Hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng

- Đối tượng:Người dân từ 45 tuổi trở lên đang cư trú tại phường, xã can thiệp - Nội dung và biện pháp thực hiện

+ Biên soạn các tài liệu, áp phích truyền thông về bệnh loãng xương đặt tại bảng tin của các khu phố, ấp can thiệp. Biên soạn, in ấn các tờ rơi, cẩm nang phòng bệnh loãng xương. Sản xuất pa-nô tuyên truyền và mỗi phường, xã được đặt 2 cái tại các vị trí công cộng như: trạm y tế phường/xã, uỷ ban nhân dân, chợ, trường học.

+ Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về bệnh loãng xương tại các cơ quan và các tổ chức xã hội ở cộng đồng mỗi quý/lần. Các buổi hội thảo, nói chuyện được tổ chức tại cộng đồng với sự hợp tác của các tổ chức như: Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, trường học...

+ Thành lập và mời gọi người dân tham gia Câu lạc bộ loãng xương và tổ chức sinh hoạt hàng quý với sự tư vấn, hướng dẫn phòng bệnh của các chuyên gia.

+ Tổ chức nhóm CTV thăm hộ gia đình, tư vấn trực tiếp đến người dân. Khảo sát về hành vi, lối sống của người dân nhằm truyền thông thay đổi hành vi.

- Dự kiến kết quả đạt được sau can thiệp

+ Tăng 20% người dân có kiến thức tốt về loãng xương.

+ Tăng 15% người dân có thực hành tốt về phòng, chống loãng xương. Hoạt động truyền thông được mô tả theo sơ đồ sau

Ban Chủ nhiệm Chương trình phòng chống loãng xương quận, huyện

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG, XÃcan thiệp CÁC TỔ CHỨC Chínhtrị-Xã hội P/X Hỗtrợ của BCĐ CS SK ND

Truyền thông gián tiếp Truyền thông trực tiếp

Kết

- Bản tin của khu phố ấp - Pa-nô (panel)

- Áp-phích (poster) - Tờ rơi, cẩm nang -Tư vấn qua điện thoại

Đối tượng đích:

Người dân trưởng thành trong cộng đồng

- Tư vấn tại trạm y tế - Truyền thông tại P/X - Thăm hộ gia đình - Khám loãng xương và tư vấn trực tiếp

Đối tượng đích: - Người dân ≥ 45 tuổi - Người dân có MĐX thấp Cộng tác viên, phối hợp lồng ghép các chương trình y tế hiện có quả mong đợi

- Tăng kiến thức và thực hành phòng chống loãng xương - Giảm tỷ lệ mắc và biến chứng do loãng xương

Sơ đồ 2.1. Mô hình can thiệp truyền thông phòng chống loãng xương

(BCĐCSSKND: Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân)

3) Hoạt động can thiệp dinh dưỡng bổ sung thức ăn có hàm lượng can-xi cao

- Đối tượng:Người dân từ 45 tuổi trở lên tại các phường, xã can thiệp. - Nội dung và biện pháp thực hiện

+ Cán bộ y tế và cộng tác viên thực hiện tư vấn cho người dân khi thăm hộ gia đình về chế độ ăn giàu can-xi, lợi ích của việc uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Phối hợp chương trình dinh dưỡng tổ chức tập huấn, trong đó có chuyên đề dinh dưỡng phòng, chống loãng xương cho người dân tại cộng đồng.

+ Đối với người dân xương bình thường, giảm mật độ xương: Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp cho từng đối tượng nhằm cung cấp đủ can-xi trong khẩu phần ăn hàng ngày, khuyến khích người dân tăng cường uống sữa và sử dụng những chất giàu can-xi khác.

+ Đối với người bị loãng xương và loãng xương nặng: Ngoài hướng dẫn chế độ ăn, cần xây dựng thực đơn phù hợp và uống sữa hàng ngày (≥ 2 ly sữa, tương đương bổ sung 600 mg can-xi/ngày) hoặc uống bổ sung viên Calci-D.

- Dự kiến kết quả đạt được sau can thiệp

+ Tăng > 20% người dân thực hiện chế độ ăn có hàm lượng can-xi cao. + Tăng 10% người dân bị loãng xương có uống sữa ≥ 2 ly/ngày.

+ Tăng 5% người dân bổ sung viên Calci-D hàng ngày.

4) Hoạt động can thiệp bằng tập luyện thể dục thể thao nâng cao thể lực

- Đối tượng: Người dân từ 45 tuổi trở lên tại các phường, xã can thiệp. - Nội dung và các biện pháp thực hiện

Cán bộ y tế và cộng tác viên phường, xã tuyên truyền vận động về lợi ích của tập thể dục thể thao, tư vấn cho từng đối tượng chọn phương pháp tập luyện cho phù hợp. Khuyến khích tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ nhanh hàng ngày (ít nhất 30 phút/ngày), đạp xe, bơi lội…Phối hợp các hội, đoàn tổ chức các hoạt động rèn luyện thân thể cho các thành viên. Xây dựng mô hình kết hợp Câu lạc bộ người bệnh loãng xương và dưỡng sinh. Tổ chức thu thập số liệu người dân tham gia tập thể dục thể thao mỗi 6 tháng/lần nhằm định hướng cho tuyên truyền vận động. - Dự kiến kết quả đạt được sau can thiệp

+ Tăng > 20% số người dân thực hiện tập thể dục. + Tăng > 10% số người dân thực hiện tập thể thao.

+ 100% phường, xã can thiệp có Câu lạc bộ loãng xương - dưỡng sinh.

5) Hoạt động can thiệp bằng thuốc Calci-D ở người có mật độ xương thấp

- Đối tượng: Những người giảm mật độ xương hoặc loãng xương tại các phường, xã can thiệp qua điều tra ngang.

+ Truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, hướng dẫn tập luyện nâng cao thể lực, thực hiện chế độ dinh dưỡng có hàm lượng can-xi và vitamin D cao.

+Sử dụng viên Calci-D hàng ngày: Viên Calci-D sử dụng để can thiệp có thành phần calcium carbonate hàm lượng 750mg (tương đương 300mg can-xi) và vitamin D3 là 60 IU được sản xuất bởi Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, việc can thiệp dự phòng bằng viên Calci-D sẽ bổ sung hàng ngày lượng can-xi là 600mg và 120 IU vitamin D cho người dân nghiên cứu.

+ Phương pháp cung cấp viên Calci-D: Tại các phường, xã can thiệp trong quá trình điều tra ngang, bác sĩ nghiên cứuchọn những người dângiảm mật độ xương và loãng xương để tư vấn và mời họ cam kết tham gia sử dụng Calci-D mỗi ngày 2 viên trong 2 năm liên tục. Để hoạt động can thiệp được duy trì có hiệu quả với sự tự nguyện của người dân, người tham gia được phân thành nhómtự túc mua viên Calci-D uống hàng ngày và nhóm Chương trình cung cấp miễn phí (150

người).CBYT và cộng tác viên phường, xã lập danh sách người dân can thiệp, dự trù số lượng thuốc hàng tháng và trực tiếp cung cấp cho người dân. Người tự túc thuốc thì được bác sĩ ghi toa và hướng dẫn nơi cung cấp thuốc. Việc sử dụng viên Calci-D sẽ được giám sát của các cộng tác viên phường, xã (nhắc nhở qua điện thoại, đến thăm hỏi tư vấn tại nhà và qua truyền thông trực tiếp, kiểm vỏ thuốc). +Người đạt tiêu chí can thiệp bằng viên Calci-D là người tuân thủ đủ về số lượng và thời gian sử dụng thuốc (uống 2 viên/ngày, ít nhất 6 ngày/tuần). Như vậy, tổng số ngày sử dụng thuốc là > 626 ngày trong 2 năm (>85% thời gian) và uống >1252 viên Calci-D được xem là đạt tiêu chí can thiệp.

- Dự kiến kết quả đạt được sau can thiệp

+ Giảm 10% tỷ lệ loãng xươngvà giảm mật độ xương so với trước can thiệp. + Trung bình BMD và trung bình T-score tăng hơn so với trước can thiệp.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w