Cácbiện phápphòngchống loãng xươngtrên thế giới

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 36)

1.3.1.1. Các biện pháp phòng chống loãng xương tại Châu Âu

Năm 1998 Liên Minh Châu Âu đưa ra các khuyến nghị xác định mục tiêu quan trọng chocải thiện việc quản lý loãng xương ở tất cả các quốc gia thành viên bao gồm: (1) Loãng xương phải được thông qua như là một mục tiêu chăm sóc sức khỏe lớn của Liên minh Châu Âu và các chính phủ của tất cả các nước thành viên; (2) Thông tin chi tiết phải được công bốcho các nước về tỷ lệ mắc và tỷ lệ gãy xương do loãng xương; (3) Phối hợp hệ thống các quốc gia để lên kế hoạch cho sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thực thi việc phân bổ nguồn lực thích hợp; (4) Xây dựng và thực hiện chính sách để tư vấn cho người dân và các chuyên gia sức khỏe về dinh dưỡng bổ sung can-xi và vitamin D; (5) Truy cập vào hệ thống và đo mật độ xương nên được phổ cập cho những người có chỉ định lâm sàng, chấp nhận và hỗ trợ chi phí cho cá nhân đó; (6) Các nước thành viên sử dụng cách tiếp cận dựa trên bằng chứng để xác định phương pháp điều trị và cần được tư vấn; (7) Chính phủ cần tích cực thúc đẩy và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học ở các quốc gia, đào tạo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe liên quan đến việcquản lý bệnh loãng xương [68].

Trên cơ sở kế hoạch hành động chung của Châu Âu, tại Ireland đã xây dựng chiến lược phòng tránh té ngã và gãy xương ở người cao tuổi vào năm 2008. Tầm nhìn dài hạncủa chiến lược nàylà đểcải thiện sức khỏexươngkhi dân sốđang già hóa ở Irelandvàgiảm bớt gánh nặnggãy xương do té ngã. Điều này đòi hỏimột cách tiếp cậnliên ngànhđểphòng chốngvà chăm sócbệnh mà tất cả cáctổ chức,các ngành nghềchủ chốtlàm việc cùng nhauđể đạt đượcmục tiêu.Nguyên tắc cơ bảnlà tập trung

Vào các biện pháp can thiệpdựa trênbằng chứng, cung cấpdịch vụ y tế một cách công bằngvà sẵn có chotất cả. Các mục tiêuchính lànâng cao nhận thứccủacộng đồng vềloãng xương, nâng cao năng lựcy tế, cung cấpmột cáchtoàn diện vềdịch vụchăm sóc, điều trịloãng xương vàgãy xương, phát triển mộtmôi trườngsống an toàn hơn [62].

Năm 1997, Bộ Y tế công cộng của Liên bang Ngađã cho phép thành lập cáctrung tâm phòng chống loãng xương tại các bệnh viện đa khoa lớn. Từ đó đã có nhiều trung tâm phòng chống loãng xương ra đời với các nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho những người bị loãng xương, các chương trình đào tạo cho các bác sĩ, các chương trình tự quản lý cho nhữngngười bệnh và người chăm sóc. Tuy nhiên, hiện có một tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực về xương và loãng xươngở Nga. Trong một nghiên cứu được tiến hành, có 19% bác sĩ không thể biết phương pháp kiểm tra bệnh loãng xương. Chỉ có 19% các bác sĩ khuyến cáo kiểm tra mật độ xươngởngười bệnh dùng corticoid và 34% đã không tưvấn cho những người bệnh này để tiếp tục được kiểm tra[72].

1.3.1.2. Các biện pháp phòng chống loãng xương tại một số nước ở Châu Á

Châu Á là nơicó dân số cao nhất trong các châu lục và điều đócũngtăngtuyệt đốivề số lượng người cao tuổi. Do đó sẽ cónhững thay đổilớnvềgãy xươngdo loãng xươngxảy raở Châu Á.Trên thực tế, 26%của tất cả cácgãy xương hông đã xảy raở Châu Átrongnăm 1990, tỷ lệ nàycó thể tăng lên37%vào năm 2025và45% vàonăm 2050 [78].

Tại Trung quốc, chính sách của chính phủ cho đến nay loãng xương chưa được công nhận như một vấn đề sức khỏe lớn của quốc gia.Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đang dần dần chú ý nhiều hơnđến chứng loãng xương.Hiện nay, không có chương trình của chính phủ về phòng ngừa, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương, nhưng chính phủ hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động như: Dự án nâng cao nhận thức loãng xương, chiến dịch hành động phòng chốngloãng xương, chiến dịch uống sữa[70].

Tại Indonesia, Bộ Y tếđã công nhậnbệnh loãng xươnglàmột vấn đề sức khỏe quan trọngkể từ năm 2006và những nỗ lựcđang được tiến hànhvớisự hỗ trợ củacác

tổ chức xã hộinhằm truyền bá thông điệpvề phòng chốngbệnh trong cộng đồng.Tổ chức phòng chống loãng xương Indonesia được thành lập năm 2004 và đang tích cực tham gia nâng cao nhận thức về bệnh của người dân qua các hoạt động như đào tạo cán bộ chuyên vềloãng xương, đào tạo giáo viên hướng dẫn tập thể dục cho sức khỏe xương, phân phối sách về loãng xương...Bên cạnh đó, một số giải pháp mạnh mẽ cũng đang được tiến hành, đó là phát triển một hệ thống hỗ trợ cho người bệnh, nâng cao nhận thức hơn nữa trong nhân dân về các biện pháp phòng ngừa và thay đổi lối sống nhằm xây dựng khối lượng xương đỉnh cao hơn, cải thiện việc chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là tăng cường máy đo mật độ xương DXA ở nhiều nơi của cả nước [70].

Hiệp hội Loãng xương Malaysia do các thầy thuốc đứng ra thành lập vào giữa thập niên 90 thế kỷ trước. Hội đã cho xuất bản tài liệu “Hướng dẫn thực hành lâm sàng” về loãng xương trong năm 2001 và 2006. Các hướng dẫn này đã được phân phối và sử dụng rộng rãi bởi các học viên và các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác

nhau.Nội dung hướng dẫn bao gồm: Quản lý người bệnh bị loãng xương, dịch tễ học, dữ liệu bị gãy xương hông, thực hành dinh dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương sau mãn kinh, loãng xương ở nam giới, loãng xươngdo

glucocorticoid... Ngoài ra, tại Malaysia còn thành lập Hiệp hội nâng cao nhận thức về loãng xương Kuala Lumpur vào năm 2008. Đây là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vớimục tiêu chính là tăng cường sức khỏe xương cho người dân. Hiệp hộiđã giới thiệu chương trình “xương khỏe mạnh cho cuộc sống”nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường xương khỏe mạnh trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống, từ phụ nữ mang thai, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người già. Để thực hiện công việc này, Hội đã thành lập các nhóm hỗ trợ người bệnh, các thành viên gia đình và những người chăm sóc người bệnh [70].

1.3.1.3. Các biện pháp phòng chống loãng xương tại Bắc Mỹ

-Chiến lược phòng chống loãng xương ở Ontario, Canada

Canada là quốc gia mà người dân có nguy cơ gãy xương do loãng xương thuộc vào nhóm cao nhất thế giới. Gãy xươngdo loãng xương phổ biến hơnnhồi máu cơ tim, đột quỵ vàung thư vúcộng lại.Năm 2003, Canada đã xây dựng một chiến lược

phòng chống loãng xương cho vùng Ontario với nội dung:Tăng cường giáo dục sức khỏe người dân để có thể tăng sức khỏe cho xương, giảm nguy cơ loãng xương (dự phòng cấp 1). Tăng cường phát hiện và quản lý bệnh (dự phòng cấp 2). Phòng bệnh nên tập trung người dân có nguy cơ cao và trong quá trình phát triển xương (phụ nữ mãn kinh, người cao tuổi, trẻ em và vị thành niên); (2) Phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh loãng xương (dự phòng cấp 2 và 3); (3) Chăm sóc sau gãy xương, phục hồi chức năng và quản lý bệnh loãng xương một cách hiệu quả để giảmgãy xương tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống (dự phòng cấp 3); (4) Thực hành của chuyên gia y tế dựa trên bằng chứng; (5) Nghiên cứu khoa học sẽ giúp phát triển kiến thức mới trong bệnh loãng xương; (6) Lãnh đạovà giám sát sẽ giúp đảm bảo hiệu

quảthực hiện các khuyến nghị của kế hoạch hành động loãng xương và giúp Ontario đạt tiến bộ trong việc giảm gánh nặng của bệnh loãng xương và cải thiện chất lượng cuộc sống [95].

- Các biện pháp phòng chống loãng xương tại Hoa Kỳ

Nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ đã xây dựng chiến lược phòng chống loãng xương, trong đó có Pennsylvania.Các mục tiêu chiến lược Pennsylvania bao gồm: (1) Mục tiêu thứ nhất là tăng 10% mỗi năm số người dân nhận thức về bệnh loãng xươngở tất cả các lứa tuổi về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị. Tăng cường nỗ lực hợp tác để sử dụng hiệu quả nguồn lực có sẵn; (2) Mục tiêu thứ hai là tăng cường thông tin đối với sức khỏe con người và với các chuyên gia dịchvụ về phòng chống loãng xương.Sử dụng các tiêu chuẩn thống nhất về các phương pháp đo mật độ xương vàđọc kết quả trong các quần thể khác nhau; (3) Mục tiêu thứ ba là giảm rào cản ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị loãng xương.Nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc thực hiện tầm soát bệnh. Tăng kinh phí cho các hoạt động giáo dục sức khỏe cho người dân. Tăng cường tiếp cận dịch vụ loãng

xươngcung cấp trên toàn tiểubang, đặc biệt là khu vực nông thôn và nơi y tế còn hạn chế; (4) Mục tiêu thứ tư là xây dựng hệ thống giám sát để theo dõi các xu hướng sức khỏe, chế độ ăn uống, hành vi ở trẻ em và người lớn. Tăng cường năng lực ở cấp Nhà nước để thu thập và phân tích dữ liệuchiến lược. Kiểm tra hệ thống

thu thập dữ liệu và các chỉ số hiện đang thu thập thông tin về dinh dưỡng (đặc biệt là can-xi, sữa tiêu thụ), gãy xương ở người lớn và trẻ em [103].

1.3.1.4.Cácbiện phápphòngchống loãng xươngtại một số nước Mỹ La-tinh

Tại Brazil, một quốc gia có số dân đông đứng hàng thứ 5 trên thế giới, chính phủ đã xem loãng xương là một vấn đề sức khỏe lớn. Vào năm 2011, một chiến dịch đã được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của người dân về yếu tố nguy cơ của bệnh mang tên: “Chiến dịch phòng ngừa loãng xương: từ trẻ em cho tới người già” do Bộ Y tế phát động. Thông qua ngành kỹ thuật y tế cao cấp dành cho người cao tuổi, Bộ Y tế Brazil đang phát triển một kế hoạch hướng tới tăng cường khả năng hệ thống y tế công cộng trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị loãng xương, phòng tránh té ngã ở cấp độ quốc gia và địa phương. Mục đích của việc làm này là cung cấp các chuyên gia y tế bằng những công cụ sẵn có họ có thể xác định nguy cơ té ngã và gãy xương ở người cao tuổi, hướng tới kéo giảm 2% mỗi năm tỷ lệ người nằm viện vì gãy cổ xương đùi.

Loãng xương và gãy xương do loãng xương là một vấn đề sức khỏe ưu tiên tại Cuba. Chính phủ đã có nhiều chương trình nhận thức cộng đồng về bệnh loãng xương bao gồm phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị. Chương trình cũng nhằm đến những người già, người khuyết tật và những người bị ảnh hưởng bởi các bệnh mãn tính khác [75].

1.3.1.5. Các biện pháp phòng chống loãng xương tại Trung Đông và Châu Phi

Tại Iran, loãng xương và gãy xương do loãng xươngđược xem là một vấn đề sức khỏe ưu tiên. Quá trình phát triển mạng lưới phòng chống bệnh loãng xương của Iran nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân ở các khu vực khác nhau của đất nước, cải thiện việc chăm sóc người bệnh và tiến hành nghiên cứu đa trung tâm trong lĩnh vực này. Loãng xươngđã được công nhận là một vấn đề sức khỏe lớn ở Iraq và chính phủ đã phê duyệt chủ trương, phát triển đào tạo chuyên gia y tế về lĩnh vức này. Những thành tựu lớn gần đây tại Iraq về vấn đề loãng xương là sự sẵn có của máy DXA trong các bệnh viện của chính phủ, việc thành lập các hướng dẫn để phòng ngừa loãng xương ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, các hướng dẫn để ngăn chặn và điều trị loãng xương do BộY tế ban hành, sự cải thiện trong

chương trình giáo dục phòng chống và điều trị bệnh loãng xương. Tại Jordan, loãng xươngcũng đã được công nhận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiệp

hộiphòng chốngLoãng xươngJordan đã rất tích cựctrong việc thúc đẩynhận thức vềsức khỏe của xươngở cấp quốc giathông quacác hoạt động đào tạo, hội nghị y khoa, tài liệu quảng cáo, tờ rơi,thực hiện các hoạt động truyền thông (trên truyền hình, các cuộc phỏng vấnđài phát thanh, báo, tạp chí)[73].

1.3.1.6. Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về phòng chống loãng xương ởÚc

Tại Úc đã xây dựng một Chiến lược Quốc gia phòng chống loãng xương gồm 7 nội dung: (1) Thứ nhất là thực thi các chương trình nhận thức về bệnh thông qua các trung tâm loãng xương đóng ở các tiểu bang và phối hợp hành động ở cấp quốc gia, kể cả các chương trình định hướng vào các bác sĩ gia đình; (2) Thứ hai là thực hiện các chiến lược phòng ngừa sức khỏe cho cộng đồng như các chương trình phổ biến ở học đường nhằm làm tăng cường thu nạp can-xi trong bữa ăn hàng ngày và luyện tập thể lực ở lớp trẻ; (3) Thứ ba là thiết lập các chương trình cụ thể nhằm hướng vào lớp người có tuổi có nguy cơ thiếu vitamin D, hướng vào việc phòng ngừa té ngã, thiết bị bảo vệ hông cho người cao tuổi ở các viện dưỡng lão cũng như trong cộng đồng; (4) Thứ tư là thực hiện các chiến lược phòng ngừa thứ cấp, như thiết lập các phòng khám chuyên khoa trong các bệnh viện giảng dạy hoặc các phương thức áp dụng cho bác sĩ gia đình để nâng tỷ lệ điều trị đối với nhóm người có nguy cơ cao bị gãy xương; (5) Thứ năm là xây dựng các dự án nghiên cứu để xin tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Quốc gia và các nguồn khác; (6) Thứ sáu là giám sát và đánh giá tỷ lệ gãy xương, hiệu quả của điều trị và tỷ lệ lưu hành cũng như gánh nặng của bệnh loãng xương theo từng thời điểm trong vòng một thập niên tới; (7) Cuối cùng là liên kết hoạt động với ngành chấn thương chỉnh hình để đảm bảo người bệnh có gãy xương được điều trị đúng mực [40].

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ và yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống loãng xương cho người trung niên tại thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w