b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc
3.1.2. Quan điểm bình đẳng giớ
Ở nước ta vấn đề phụ nữ và bình đẳng nam nữ đã được Hồ Chí Minh đặt ra từ năm 1950 và được quan tâm trong suốt tiến trình cách mạng, luận điểm xuyên suốt của lịch sử Việt Nam là giải phóng phụ nữ - giải phóng dân tộc - giải phóng giai cấp. Ngay sau năm 1945 khi giành được chính quyền thì chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành quy định và chính sách cụ thể như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… nhằm tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội. Bởi vậy, Việt Nam đã được thế giới coi là nước đạt được sự tiến bộ vượt bậc về bình đẳng nam - nữ trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Ví dụ: theo UNDP năm 1995 Việt Nam xếp thứ 120 về GDP nhưng chỉ số về giới GDI thì lại được xếp thứ 74 trên thế giới. Mặc dù vậy nhưng trên thực tiễn phụ nữ vẫn chưa hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Theo đó thì nữ cán bộ giáo viên trong lĩnh vực quản lý ở các trường học, cấp học và ngành học cũng chỉ chiếm tỉ lệ thấp so với nam giới. Cơ hội tiếp cận và điều kiện phát triển của phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt trong việc
chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Mặt khác những tình trạng trọng nam khinh nữ có nguy cơ trỗi dậy không những trong phạm vi gia đình mà ở cả các cơ quan nhà nước.
Bình đẳng giới trước hết được hiểu đó là sự đối xử như nhau giữa hai giới tức là phụ nữ được đối xử như nam giới và để đạt được bình đẳng giới đó thì phụ nữ phải được tạo điều kiện và cơ hội như nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên nói như thế vẫn chưa đủ mà phải nhấn mạnh đến khía cạnh thứ hai tức là do xuất phát điểm giữa nam và nữ không ngang nhau cho nên phụ nữ phải được đối xử đặc biệt thì mới đem lại sự đối xử bình đẳng giữa nam và nữ.
Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng là vấn đề bình đẳng giã các nhóm phụ nữ với nhau, mặc dù bình đẳng giới về nguyên tắc chỉ nói về vị thế của giới nữ so với nam giới nhưng xuất phát từ tình hình thực tế lại phải đặt ra một yêu cầu mới đó là phải nói tới sự bình đẳng ngay giữa ác nhóm phụ nữ trong cùng một giới. Ví dụ, nhóm phụ nữ ở đô thị họ tự tin năng động hơn so với phụ nữ cùng lứa tuổi ở Tây Nguyên hay ở miền núi phía Bắc. Qua đó thấy được điểm xuất phát và cơ hội của họ khác nhau, thậm chí sự khác biệt này còn lớn hơn cả sự khác biệt giữa hai nhóm khác giới ở cùng một địa bàn cư trú. Bởi vậy nếu không tính tới sự khác biệt này thì các chính sách đề ra khó mang lại hiệu quả thiết thực đối với các nhóm phụ nữ khác nhau.
Bình đẳng giới được đề cập tới một cách toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội và cho đến nay công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (viết tắt theo tiếng Anh là CEDAW) đã được Liên Hợp Quốc phê chuẩn. Đây là một thành tựu rất lớn trong những nỗ lực của nhân loại tiến bộ nhằm đạt được tiến bộ xã hội. Là một quốc gia tham gia công ước CEDAW, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách, biện pháp cụ thể để phụ nữ Việt Nam được phát triển và tiến bộ đầy đủ, có khả năng thực hiện và được hưởng quyền lợi trên cơ sở bình đẳng với nam giới.
Từ ngày 4 đến 15/9/1995 tại Bắc Kinh - Trung Quốc, Hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ đã được Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức. Trong Hội nghị "Các quốc gia đã nhất trí thông qua cương lĩnh hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ nữ trên toàn thế giới - gọi tắt là cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Theo cương lĩnh này, các chính phủ phải nhanh chóng soạn thảo à đi vào thực tiễn kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Như vậy, vấn đề vai trò quyền lực của phụ nữ đã được đưa ra bàn luận và bảo đảm ở tầm quốc tế. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với phụ nữ trong việc hoạt động hướng tới sự bình đẳng với nam giới trong gia đình và xã hội.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của trí thức nữngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở