b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc
3.2.6. Đổi mới hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách đối với đội ngũ trí thức ngành giáo dục đào tạo
đội ngũ trí thức ngành giáo dục đào tạo
Thực tế cho thấy những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta có đối với trí thức phần nhiều còn dừng ở phương hướng chiến lược, nằm chung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện trong các văn kiện Đại hội của Đảng và các nghị quyết. Những chính sách này phải được áp dụng và thực thi một cách có hiệu quả thì mới phát huy được tác dụng.
Những năm qua, đặc biệt mấy năm gần đây, Đảng ta đã thực sự có nhiều đổi mới trong chính sách nhìn nhận và đánh giá vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong đời sống xã hội. Tuy nhiên ở nhiều địa phương đội ngũ này vẫn chứa được đặt ở vị trí xứng đáng, các cấp lãnh đạo Đảng và
chính quyền ở nhiều địa phương còn chưa thực sự nhận thức được vai trò to lớn của người nữ cán bộ giáo viên cũng như chưa biết tận dụng và phát huy tiềm năng trí tuệ quý báu của họ trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Trong đội ngũ trí thức nước ta, có tới một nửa là cán bộ công tác trong ngành giáo dục và đào tạo. Trong nền kinh tế thị trường, ngành giáo dục và đào tạo đang đứng trước những thử tách mới. Các trường sư phạm không được học sinh giỏi vì đang có sự lệch lạc về tâm lý xã hội cho rằng: học sinh giỏi mà đi học sư phạm là một sự "lãng phí" tài năng. Sở dĩ ngành giáo dục - đào tạo không hấp dẫn người tài vì đời sống giáo viên quá khó khăn. Gần đây nhà nước ta có quan tâm đến việc thực hiện các chính sách khuyến khíh vật chất và tinh thần đối với giáo viên.
Trong chế độ lương mới thực hiện từ năm 1993 lương của giáo viên được xếp cao hơn một bậc so với các ngành khác, nhưng trên thực tế thì lương của họ lại bị hạ thấp vì không còn phụ thuộc cấp thâm niên và một số phụ cấp ưu đãi khác, theo số liệu báo cáo về thu nhập 6 tháng đầu năm 1995 trong khu vực nhà nướ thì thu nhập của giáo viên xếp thứ 15/18. Báo Giáo dục và thời đại ngày 14/11/1995. Điều đó chứng tỏ chế độ lương mới vẫn chưa đem lại những đổi thay tích cực cho đời sống vật chất của bộ phận trí thức nữ công tác ở ngành giáo dục. Nhà nước cần có hệ thống chính sách đồng bộ và một chế tài chính đủ hiệu lực để đào tạo, sử dụng có hiệu quả năng lực của đội ngũ giáo viên. Cần hiểu đầu tư vào giáo dục là đầu tư để tái sản xuất mở rộng sức lao động, là đầu tư có lãi nhất. Có như vậy mới thể hiện đúng tinh thần "coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu".