PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 64)

b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc

PHẦN KẾT LUẬN

Trong gần nửa thế kỷ qua, cùng với sự trưởng thành của cách mạng và phát triển đi lên của đất nước, đội ngũ trí thức ngành giáo dục đfao tạo đã không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ một đội ngũ nhỏ bé trong tầng lớp trí thức, đến nay đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục nước ta dã là một lực lượng đông đảo, có cơ cấu phong phú đa dạng và đang trở thành động lực mạnh mẽ trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vấn đề vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung. Vì vậy nó chưa được đề cập đến một cách cụ thể trong tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin như Mác - Ănghen - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng nó được xem xét và giải quyết trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận của mình. Giải quyết vấn đề vị trí, vai trò của phụ nữ trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo chính là góp phần tạo điều kiện phát huy vai trò của chị em trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Nghiên cứu vấn đề vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một vấn đề quan trọng, bao hàm nhiều nội dung. Nhưng nội dung chủ yếu mà đề tài tập trung nghiên cứu là vai trò của chị em tỏng việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đảng và nhà nước đã có những chủ trương và chính sách đúng đắn nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sáng tạo của nữ cán bộ giáo viên. Nhưng trên thực tế vị trí vai trò của họ còn nhiều hạn chế, số lượng làm lãnh đạo còn

ít, chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi trí thức nữ phải phát huy cao hơn nữa tiềm năng, sức sáng tạo, nghị lực của họ. Từ đó Đảng và Nhà nước ta cần đổi mới chính sách đối với trí thức nữ nói chung và trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Đồng thời phải đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với trí thức.

Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo ngày càng chứng tỏ vị trí, vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Những vấn đề đặt ra trong khóa luận chỉ là một khía cạnh về vị trí vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hy vọng rằng với những suy nghĩ của bản thân có thể góp phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu về đội ngũ trí thức ngành giáo dục đào tạo. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn để khóa luận đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w