Những khó khăn

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 52)

b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc

2.3.2. Những khó khăn

Cùng với những thuận lợi nói trên trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn trở ngại trên con đường phát triển của mình.

Về khó khăn chủ quan: tâm sinh lý phụ nữ không mạnh mẽ như nam giới, họ không thích bị xáo động, có cuộc sống bình lặng không thích mạo hiểm. Bản chất người phụ nữ là dịu dàng, thùy mị, nết na, đôn hậu. Riêng phụ nữ Việt Nam còn có thêm bản chất truyền thống tần tạo, nhường nhịn, đảm đang và thủy chung vô cùng. Chính nhiều chị em cam phận không muốn vươn lên, tìm tòi sáng tạo không nghĩ đến bản thân mình mà cam lòng lệ thuộc vào chồng vào con, tuân thủ "tam tòng tứ đức" đến mức chịu nhiều thua thiệt so với bạn bè cùng trang lứa. Trong khi đó yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do xu thế phát triển của thời đại đang đòi hỏi sự vươn lên không ngừng của những người trí thức nói chung, trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo nói riêng.

Ở một số chị em còn có lúc chưa thật sự cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình để phấn đấu vươn lên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Do vậy, trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của sự nghiệp giáo dục đào tạo thì đội ngũ trí thức nữ

ngành giáo dục đào tạo cần phải phấn đấu hơn nữa để xứng đáng với vị thế của mình.

Về khó khăn khách quan: nhiều tập tục, lề thói xã hội đã quy định từ nhiều đời cho chị em làm người "nâng khăn sửa túi cho chồng". Rồi bổn phận làm mẹ, làm vợ đã vắt kiệt sức lực của nhiều chị em, không cho phép chị em theo học hoặc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội khác.

Những khó khăn nêu trên mô hình chung đã hạn chế và gây cản trở không nhỏ tới việc phát huy vai trò của chị em phụ nữ trong giáo dục đào tạo.

Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi, đội ngũ trí thức cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát huy vai trò của mình. Do đó mọi tổ chức Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội cần quan tâm hơn nữa trong việc khắc phục khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phụ nữ ngành giáo dục đào tạo để họ làm tốt công việc của mình, phấn đấu trở thành những người "giỏi việc nhà đảm việc trường".

Chương 3

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUYVAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NỮ NGÀNH GIÁO DỤC -

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w