.2 Năng lực giảng dạy

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 48)

b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc

2.2 .2 Năng lực giảng dạy

Năng lực của trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo được thể hiện chủ yếu ở năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu và năng lực quản lý.

Người giáo viên là linh hồn của giờ học. Giáo viên không là tất cả nhưng là nơi toả sáng về tri thức, về phương pháp và nhân cách tạo lập không khí nhân văn sư phạm. Trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo đã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục cả về mục tiêu, chương trình và phưong pháp giảng dạy. Năng lực của tri thức nữ ngành giáo dục đào tạo cong đào tạo nhiều tiến sĩ thạc sỹ cho đội ngũ giáo viên ngành sư phạm của cả nước góp phần làm tăng nguồn lực chất lượng cao cho thời kỳ CNH – HĐH. Những cuộc thi giáo viện giỏi cấp tỉnh cấp huyện đã thu hút được rất nhiều giaó viên tham gia. Nhiều cô giáo từ chỗ thờ ơ với phong trào đã phấn đấu trở thành giáo viên giỏi”viên phấn vàng”. Việc đào tạo nhân tài là chương trình công tác lớn của bộ. Việc này phải bắt đầu từ việc đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Các chị hết sức chú trọng đến mảng công tác này. Đa số chị em ở hội nghị này đều là giáo viên của học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Các chị em đã tận tuỵ

âm thầm bồi dưỡng các em, hy sinh thời gian, sức lực dạy dỗ các em và đối với chị danh hiệu học sinh mà các em đạt được là phần thưởng cao quý đối với mình.

Trong những năm qua, quy mô đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, mạng lưới trưòng học phát triển rộng khắp. Hầu hết các xã trong biên giới hải đảo đã có trường lớp tiểu học. Phần lớn các xã đồng bằng có trường THCS, các huyện có trường THPT. Các tính và nhiều huyện đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú. Có sự đa dạng hoá hình thức đào tạo như chính quy, tại chức, bán công, dân lập, bổ túc, ĐH, sau ĐH.... Ngoài ra những nữ cán bộ giảng dạy ở đại học – cao đẳng còn hướng dẫn sinh viên làm luận văn cử nhân, làm các báo cáo khoa học và tham gia tích cức hiệu quả vào việc đào tạo thạc sỹ và nghiên cứu sinh.... Nhiều nữ cán bộ có học vị GS, PGS, TS như GS Đặng thanh Lê(Trường ĐHSPNN); GS Hoàng Xuân Sính (ĐHSPHN); GS Nguyễn Minh Tuệ ;TS Đỗ Thị Minh Đức ;TS Ngô Thị Đào;PGS Trần Thị Đà (ĐHSPHN).

Về công tác nghiên cứu khoa học, các trí thức nữ ngành GD - ĐT đã tích cực tham gia nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tri thức nữ đã tham gia chủ trì đè tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước và đã được đánh giá xuất sắc. Các chị đã lao động âm thầm, nghiêm túc trong thư viện, phòng thí nghiệm, trong các xưởng, trạm, trại.... trong thời gian qua các chị em đã chủ trì, tham gia nghiên cứu hơn 600 đề tài khoa học từ cấp cơ sở đến cấp bộ và cấp nhà nước, 25 dự án sx, thử nghiệm cấp bộ với tổng chi phí gần 20 tỷ đồng. Nhiều đề tài đã dành được nghiệm thu và đánh giá cao về giá trị khoa học kinh tế phục vụ trực tiếp sản xuất quốc phòng. Nhiều nơi, các chị em đã gắn bó nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với việc phục vụ thực tiễn đời sống xã hội ở địa phương. Nhiều kết quả nghiên cứu đã làm lợi cho sx.

Trong những năm qua ngành chúng ta co 6 chị đạt giải thưởng Covalepxcaia. Đó là chị Bùi Thị Tý giáo viên giỏi của Hà Tây có nhiều đóng góp trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi; chị Nguyễn Thị Cúc (ĐH Cần Thơ) với côgn trình nghiên cứu về bảo vệ thực vật; chị Tạ Thu Cúc (ĐHNN1) với việc gây giống cà chua, khoai tây trái vụ; chị Phạm Thị Trân Châu (ĐHQGHN) với cácc công trình trong lĩnh vực sinh học; chị Lê Viết Kim Sa (ĐHTH Hà Nội) với công trình về màng lọc máu; chị Nguyễn Thị Hòe (ĐHBK TP. Hồ Chí Minh) với việc nghiên cứu và sản xuất bộc màu cao cấp… Thành công của các chị làm ràng danh phụ nữ Việt Nam. Nhà thơ Huy Cận đã viết những dòng thơ rất có ý nghĩa về những tấm gương phụ nữ:

Chị em ta thỏa nắng vàng lịch sử Nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ

(Huy Cận)

Ngoài ra những năng lực của nữ cán bộ giáo viên còn được thể hiện ở các lĩnh vực khác. Các chị trong các viện nghiên cứu, các cơ quan trực thuộc cơ quan bộ giáo dục - đào tạo. Các chị ở nhà xuất bản đã góp nhiều vào công tác biên soạn xuất bản sách giáo khoa phục vụ chủ trương đổi mới chương trình, nội dung giáo dục đào tạo ở các cấp, bậc học.

Các chị trong khối phục vụ hậu cần, quản lý nuôi dưỡng sinh viên… cũng đã đóng góp nhiều công lao trong đào tạo. Trong điều kiện đổi mới đào tạo, đổi mới công nghệ quản lý, chị em đã cố gắng nân cao hiệu suất phục vụ. Nhiều chị đã học đại học, cao đẳng, tin học, 10 chị đang theo đại học tại chức dài hạn hoặc học để lấy bằng thứ hai.

Một trong những nét nổi bật của phong trào những năm qua là sự lớn mạnh của đội ngũ nữ cán bộ quản lý môn, nữ cán bộ lãnh đạo Đảng và đoàn thể trong ngành. Chúng ta vinh dự có đồng chí Nguyễn Thị Doanh (Hiệu

trưởng trường Đại học Thương Mại) là ủy viên Trung ương Đảng; Chủ tịch nước Trần Thị Bình đã từng là Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo; bà Đặng Huỳnh Mai Thứ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo, có 33 chị trong số 47 đại biểu của ngành là Đại biểu quốc hội (chiếm gần 30% số nữ đại biểu quốc hội khóa 10). Bộ đã bổ nhiệm 3 chị làm phó vụ trưởng, 3 chị làm hiệu trưởng các trường Đại học - Cao đẳng; 6 chị làm Phó hiệu trưởng các trường Đại học - Cao đẳng trực thuộc, các tỉnh bổ nhiệm 5 chị làm giám đốc Sở giáo dục - đào tạo, đưa tổng số giám đốc là nữ lên 6 chị. Có 3 chị từ giám đốc sở lên làm Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Có 30 Sở giáo dục - đào tạo đã có cán bộ chủ chốt là nữ. Hàng năm chị được giao nhiệm vụ làm trưởng, phó phòng sở và các trường đại học, cao đẳng. Nhiều chị đã được bầu làm lãnh đạo chủ chốt của tổ chức đảng và công đoàn…

Nhìn chung, ở cương vị nào các chị cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết đoàn kết tập hợp quần chúng, gương mẫu tận tụy, công minh, không quan liêu, gia trưởng. Nhiều chị đã tỏ ra là những cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh, dám quyết đoán, thông minh và sáng tạo. Các chị đã góp phần khẳng định thêm một điều nữa: phụ nữ có đủ khả năng và phẩm chất làm lãnh đạo không thua kém gì nam giới.

Có thể kể ra đây một số tấm gương sáng của các chị làm công tác quản lý chuyên môn và đoàn thể. Chị Nguyễn Thị Thu Lan (Đồng Nai), Đặng Huỳnh Mai (Vĩnh Long) là những giám đốc sở năng động, biết chèo lái sự nghiệp giáo dục đào tạo ở những địa phương rất khó khăn. Chị Trần Thị Tài cùng đồng nghiệp đã có công đưa trường Cô nuôi dạy trẻ Nha Trang đang có nguy cơ không tồn tại thành trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW 2 mở thêm khoa âm nhạc, có cảnh quan sư phạm đẹp đẽ khang trang, có hàng ngàn học sinh, sinh viên ăn ở nội trú có nề nếp đàng hoàng, đào tạo giáo viên mẫu

giáo, tiểu học cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Các chị Nguyễn Thị Doan (Đại học Thương mại), Nguyễn Thị Mơ (Đại học Thương Mại), Phạm Minh Hà (Đại học bách khoa), Nguyễn Thị Kinh (Đại học Huế)… đã đóng góp nhiều công lao trong quản lý, xây dựng, phát triển nhà trường, chị Phạm Thị Tươi (Đại học kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh) đại biểu quốc hội đã có nhiều công lao xây dựng và phát triển ngành công nghệ thông tin ở các trường học phía Nam. Nhiều chị d dã có đóng góp to lớn cho hd công đoàn như chị Tăn Thùy Dương (TP. Hồ Chí Minh), chị Phan Thị Trang (An Giang), Nguyễn Thị Chín (Bình Thuận), Lê Bích Châu (Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Ngân (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Thị Thúy (Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh), Trần Liên Hương (Đại học Thái Nguyên), Huỳnh Cẩm Hoa (Đại học Cần Thơ), Đoàn Hồng Nhung (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Cẩm Đoan (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Giỏi (Đại học Thủy sản Nha Trang)… Các tổ chức công đoàn do các chị làm chủ tịch đều là công đoàn vững mạnh được nhà nước thưởng huân chương hoặc c ông đoàn cấp trên tặng cờ, bằng khen. Chị Nguyễn Thu Hồng (Thừa Thiên Huế), chị Hà Thị Tựu (Tây Ninh), chị Trang Thị Sinh (Lào Cai) là những cán bộ công đoàn trẻ và tài ba đã được bầu làm đại biểu quốc hội khóa 10.

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w