.5 Xét theo cơ cấu nam nữ.

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 40)

b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc

2.1 .5 Xét theo cơ cấu nam nữ.

Hiện nay đội ngũ giáo viên trogn toàn ngành giáo dục - đào tạo có 900000 người trong đó tỷ lệ nữ chiếm 70%. Điều này chứng tỏ tỷ lệ nữ chiếm khá cao so với nam giới. Chỉ tính riêng khối các trường đại học trong tổng số 38. 068 giảng viên có 15. 327 là nữ và 197 là người dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ này được thể hiện rõ nhất ở các trường ĐH, CĐ ta có thể lấy ví dụ minh hoạ. Ví dụ : trường ĐHSPHN Tổng só giảng viên Nam Tỉ lệ% Nữ Tỉ lệ% 650 407 62, 2 243 37, 38

Nguồn :Biểu đồ 1 : Tỉ lệ % giảng viên nữ trường ĐHSP Hà nội

Trường Tổng số(000) Số nữ(0000 Tỉ lệ(%) 1. ĐHBK hà nội 930 186 20, 0 2. ĐH Y dược TPHCM 543 247 45, 5 3. ĐH xây dựng 485 80 16, 5

HN 4. ĐH Kinh tế TPHCM 479 199 41, 5 5. ĐHSP TPHCM 398 193 48, 5 6. ĐHSP đà nẵng 393 219 55, 7 7. ĐH GTVT 348 67 19, 2 8. ĐH luật TPHCM 53 26 49, 1 Chung 22. 544 8. 823 39, 1

Cơ cấu nữ giảng dạy trong các trưòng đại học 1996- 1997

Tổng số Nam Nữ Số giáo viên 2400 831 1566 Số GV người thiểu số 409 139 270 Hiệu trưởng 82 46 36 P hiệu trưởng 83 33 50 Tổ trưởng 221 73 147 Bí thư chi bộ 25 14 11 Chủ tịch công đoàn 82 28 54 Số được chuẩn hoá 1420 564 856

Nguồn :tỉ lệ nữ giaó viên miền núi ở 1 số trường qua khảo sát

Trước khi có chỉ thị CT 37 thì Bộ Giáo Dục- Đào Tạo số lượng chất lượng đội ngũ cán bộ nữ của ngành hầu như không có chuyển biến đáng kể. Tỉ lệ cán bộ nữ càng lên đến bậc học cao càng giảm:ĐH- CĐ là 31, 86%. TH chuyên nghiệplà 44, 8%, THPT là 49, 35%, THCS 68, 34%. Tiểu Học 76, 48%, Mầm non 100%.

Tỉ lệ giáo viên ở 1 số nước trên thế giới

Campuchia 31 37 Philippin 31 37 Trung

Quốc

43 48 Hàn quốc 50 63

ấn độ 51 52 Singapore 71 77

Indonesia 82 52 Việt nam 77 77

israel 58 62 Australia 72 76

Nhật bản 57 60 Newzeland 79 82

Nguồn: WORKL Bank. workl development indicator 2001

Qua biểu đồ trên ta thấy Việt Nam là nước có tỉ lệ giáo viên nữ cao nhất.

2. 2 THựC TRạNG CHấT LƯợng đội ngũ trí thức ngành giáo dục đào tạo

nước ta hiện nay.

2. 2. 1 Trình độ chuyên môn.

Trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo nói chung có trình độ chuyên môn tương đối cao. Với 3 chương trình mục tiêu của ngành ĐH trong những năm 1987 – 1990 trước đây và ngày nay là 8 chương trình mục tiêu, các nữ cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học, nhân viên các trường ĐH, CĐ đã có nhiều đóng góp trong việc đổi mới giáo dục ĐH – CĐ để thích ứng với những đổi mới kinh tế xã hội, đẻ hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục ĐH tiên tiến trên thế giới và các nước trong khu vực. Việc nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhập kiến thức hiện đại để thể hiện quyết tâm của nhiều nữ cán bộ giáo dục trong việc đổi mới nội dung quy trình đào tạo mới ở bậc đaị học. Nhiều chị đã vượt qua nhiều khó khăn (về tài liệu, thời gian, kinh tế... )đẻ học cao học, và bảo vệ luận án phó tiến sĩ. Hiện nay trong ngành có trên 350 chị có học vị tiến sĩ và PTS. Có 14 chị là GS, và 601 chị là PGS. Nhiều chị là chủ nhiệm môn học liên trường, nhiều chị biên soạn chương trình đào tạo mới, viết các giáo trình có chất lượng phục vụ việc đổi mới chương trìnhvà mục tiêu đào tạo của

bộ. Nhiều ngành mới được thành lập do các chị tham gia học chủ trì đã đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tính đến năm học này trog tổng số 519. 067 biên chế giáo viên nữ đã có 52. 217 nữ giáo viên là người dân tộc thiểu số. Năm 2003 có 4 chị được phong GS trong tổng số 63 GS, 57 nữ PGS trong tổng số 388 PGS, cả nước cũng có 7/189 nhà giáo nhân dân là nữ, 826/3791 nàh giáo ưu tú là nữ. Chỉ tính riêng khối các trường ĐH trong tổng số 38. 068 giảng viên có 15. 327 là nữ và 197 là người dân tộc thiểu số.

Đánh giá về đội ngũ tri thức nữ ngành GD - Đt bà Hà Thị Khiết – chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ việt nam, chủ tịch quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ nói:”Với tài năng trí tuệ và bầu nhiệt huyết, các chị đã và đang phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, phấn đáu vì nền giáo dục nước nhà, tiến tới bình đẳng trong quá trình tiến tới nền kinh tế tri thức. Phát huy truyền thống tốt đẹp dòng dõi Bà trưng, Bà Triệu cùng với phẩm chất phụ nữ việt nam “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”trong thời kỳ đổi mới, tôi tin tưởng và hi vọng rằng nữ cán bộ ngành giáo dục sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn thách thức, đóng góp hơn nữa công sức và trí tuệ vì sự chấn hưng đất nước”.

Nhiều chị đã vượt lên bằng trí tuệ nắm giữ cá chức vụ cao trong ngành giáo dục đào tạo. Thống kê trong toàn ngành hiện có:

- 10751 chị làm HT, PHT nhà trẻ, mẫu giáo, tỉ lệ gần 100% - 11. 197 chị làm HT, PHT trường PTCS tỉ lệ 31, 5%

- 32 chị là giám đốc và PGĐ sở (khỏang 20%).

Trong các trường ĐH và CĐ, THCN – DN, trong các vụ kiện và các cơ quan nghiên cứu, số lượng nữ tham gia công tác quản lý có ít hơn:

- Có 6 chị là Phó vụ trưởng và phó viện trưởng

- Có 7 chị là hiệu phó, hiệu trưởng cá trường ĐH, CĐ - 34 chị là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa

- 81 chị là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm bộ môn

Ở bất kỳ cương vị nào các chị cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đối với nam giới được thừa nhận ở vị trí lãnh đạo đãa khó với nữ giới thì càng khó hơn. Các chị đã vựot qua nhiều khó khăn của bản thân và hơn nữa tâm lý trọng nam khinh nữ, không thừa nhận vai trò của phụ nữ còn rất phổ biến trong XH. Họ chính là lực lượng góp phần trực tiếp đến chất lượng đào tạo nước ta.

Một phần của tài liệu Đội ngũ trí thức nữ ngành giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 40)