b. Vai trò của trí thức nữ ngành giáo dục đào tạo trong việc xâydựng gia đình hạnh phúc
2.1 .3 Về cơ cấu nghề nghiệp
Ngành giáo dục và đào tạo có gần 450. 000 nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, chiếm tỷ lệ 70% số cán bộ trong nghành được phân bố theo các cấp học ngành học như sau:
Khối giáo dục mầm non có :53, 553 cô nuôi dạy trẻ, 75034 cô mẫu giáo nữ chiếm tỷ lệ gần 100%
Khối giáo dục tiểu học có 224, 955 nữ, chiếm tỷ lệ 63, 26% Khối giáo dục trung học cơ sở có 106. 995 nữ chiếm tỉ lệ 63, 6%
Khối giáo dục trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề có 5. 745 nữ chiếm tỷ lệ 45, 2%
Khối giáo dục đại học - cao đẳng có 14. 310 nữ, chiếm tỷ lệ 39, 14% *Trong đó
Ngành giáo dục Mầm non trong những năm qua đã được giữ vững và phát triển, mặc dù gặp rất nhieuè khó khăn. Giáo viên mầm non hầu hét là nữ, không ở trong biên chế nhà nước. Phụ cấp hàng tháng của chị em phụ thuộc vào mức sống của người dân trên địa bàn. Có nơi cô giáo chỉ được trả công hàng tháng bằng vài chục kg lúa, nhiều khi vào tháng không nhận được phụ cấp vì mất mùa. Thời gian lao động của chị em thường kéo dài từ 10 - 12 h/ngày. Chị em không đựơc hưởng chế độ bảo hiểm. Tuy vậy chị em vẫn chung thuỷ với nghề, hết lòng yêu thương chăm sóc các cháu. Các cô hiểu sâu sắc rằng măng non được chăm sóc chu đáo sẽ mọc khoẻ, mọc thẳng.
ở ngành học măng non đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu xuất sắc. Cô giáo Kiều thị Nhiên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi ở hàm yên tuyên quang
đã bỏ ra 3 tháng lương và số tiền tiết kiệm ít ỏi được 800. 000 đồng rồi mượn đât làm 3 phòng học, tổ chức huấn luyện các cô giáo là người của xã và mở 3 lớp học, thu hút các cháu ra lớp. Cô giáo TRần Thị Nở ở KHE SANH - QUảNG TRị đã thông minh dũng cảm bắt rắn hổ mang nặng 4 kg cứu 16 cháu
mẫu giáo đang ngủ trưa, cô bị rắn cắn và phải nằm viện dài ngày. Đây là 1 hàng động anh hùng thể hiện phẩm chất cao quý của giáo viên, cần được tuyên dương khen thưởng và ghi công xứng đanáh. Cô giáo Tống Thị Mai, HảI CHÂU, HảI HậU, NAM ĐịNH, sau khi rời quân ngủ đã trở về quê hương chọn nghề nuôi dạy trẻ. Từ chỗ cơ sở vật chất chưa có gì cô đã vận động đồng bào xây dựng trường lớp khang trang, xây dựng đội ngũcô giáo giỏi giang. Trường đã 3 lần đựoc thưởng huân chương lao dộng và bản thân cô đã đựơc đồng nghiệp suy tôn, được nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.
Nhiều trường mầm non khác ở khắp miền dã trở thành những đơn vị tiêu biểu, lá cờ đầu của trường mầm non xí nghiệp tuyển than cửa ông(quảng ninh), trường Mẫu giáo 19 - 5 Hoá Thành (Tây Ninh), trường mầm non quận Tân Bình(TPHCM)...
Với mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, Nữ giáo viên tiểu học (chiếm 75%)có 1 trách nhiệm nặng nề và cao cả. các chị em đã cố ganứg duy trì sĩ số, thực hiện tốt việc vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, thực hiện tốt"Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường", tích cực dạy các lớp tình thương, các lớp phổ cập. Cô giáo Thạch Thị Phó suốt mùa hè vận động bà con đưa con em đến trường. Cô bị ngã và chết trên đường trở về nhà sau khi đi vận động các cháu đi học. Cái chết của cô đã làm xúc độngbiết bao nhiêu người. Các cháu thương tiếc cô đã đến trường nhiều hơn.
Năm 1993 có 8 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đến nay đã có 27/61 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, các chị em đã tích cực chống lưu ban, bỏ học, chống mù chữ và tái mù chữ. Các chịe m cũng tích cực nâng cao trình độ chuyên môn. Phấn đấu đạt mục tiêu của các trường tiểu học là dạy đủ 9 môn có chất lượng, chuyển dần các lớp
sang học 2 buổi/ngày. Phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Trưởng tiểu học Xuân Hoà - Mê Linh Vĩnh Phúc do chị Hoàng Thị Thanh Nhị làm Hiệu trưởng đã có thành tích bồi dưỡng cho 10 chị tốt ngiệp ĐH, 3 chị tốt nghiệp CĐ, còn lại là 25 chị em tốt nghiệp tại chức sư phạm. ở cấp tiểu học cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng. Chị Lài Thị Lý, Hiệu trưởng trường tiểu học xuân sang 1 Nghi Xuân - Hà Tĩnh đã tổ chức các lớp học ghép, học cả ban ngày lẫn ban đêm đưa xã từ yếu kém vươn lên đạt chuẩn phổ cập - Chị Huỳnh Thị Mỹ Khanh - Hiệu trưởng trường tiểu học A Châu Lnãg_ Tri Tôn An Giang, đã cùng tập thể đưa xã(có 80% là người Kheme) với 42, 5 % người mù chữ trở thành xã đạt chuẩn phổ cập xoá mù. Chị đã tích cực bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên, trong 4 năm đưa số giáo viên đạt chuẩn từ 12, 9% lên 48, 2%. Chị Bùi Thị dân giáo viên ở Minh Tân - Kiến Xương - Thái Bình đỡ đầu hai cháu mồ côi bạn đồng nghiệp, chị cho 2 cháu đi học nuôi nấng, chăm sóc, yêu thương như con đẻ của mình.
Giáo dục trung học trong những năm đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng, về đa dạng hoá các loại hình trường lớp và loại hình giáo dục. Đến nay đã có nhiều xã quận huyện đã đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Đã tiến hành thí điểm phân bang ở ở bậc trung học phổ thông. Các chị em đã tích cực hửơng ứng phong trào, phấn đấu nâng cao trình độ, chuẩn hoá, cải tiến phương pháp làm việc, làm đồ dùng dạy học. Nhiều chị đã phấn đấu để có thể dạy môn thứ 2, dạy tốt chương trình trung học chuyên ban.
Chị Nguyễn thị Thu ở Dầu Tiếng - Bình Dương đã làm "đồng hồ mặt trời" được giải thưởng và có nhiều sáng kiến được công nhận. Rất nhiều chị có nhiều thành thích trong việc đầo tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Chị Mai Ngọc Chúc giáo viên trung học phổ thông Lam Sơn Thanh Hoá 10 năm dạy chuyên thì năm nào cũng có học sinh giỏi cấp quốc gia. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị
Sơn ở trường học tiểu A Mê Linh - Phúc Yên có 11 học sinh đạt giải quốc gia. Trong 3 năm, chịe m bồi dưỡn đội tuyển của tỉnh có 37/40 em đạt giải quốc gia.
Giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề đang còn nhiều khó khăn song các chịem giáo viên sẵn sàng cùng các anh có nhiều năng động, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, hoàn chỉnh danh mục dạy nghề. Số học sinh học chuyên nghiệp hàng năm đã tăng dần, cacá chị đã góp phần đổi mới mục tiêu. nội dung chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và phưong tiện dạyhọc nên đã ngăn chặn được sự xuống cấp của nghành học và tạo những chuyển biến đầu, nhát là ở những nghành phù hợp với nanưg khieué của chị em và xã hội có nhu cầu lớn về nhân lực các các nghành may mặc, du lịch.... các chị em cùng với toàn ngành đang phấn đấu góp phần thực hiện chỉ tiêu 22 - 25% lực lượng lao động đựoc qua đào tạo nghề.
Giáo dục đại học, cao đẳng đang phát triển mạnh mẽ về quy mô, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Năm học 1993 - 1994 có 242. 155 sinh viên, năm học 1997 - 1998 có trên 700. 000 SV (kể cả tại chức)Các nữ cán bộ giảng dạy nghiên cứuđã góp phần quan trọng trong việc đổi mới nội dungvà chương trình đào tạo. Các chị đã làm tốt cả 2 khâu dạy và nghiên cứu khoa học, đồng thời tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Nhiều chị đã khắc phục khó khăn hoàn thành chương trình học tập bảo vệ luận án thạc sỹ, phó tiến sĩ. Có chị bảo vệ luận án thạc sỹ lúc con gái mình bảo vệ luận án tốt nghiệp đại học, bảo vệ luận án tiến sĩ khi đã ngoài 50 tuổi, ngoài ra các chị còn học ngoại ngữ tin học, học thêm nhiều kiến thức phục vụ cho chuyên môn. Các chị khoa cơ khí đại học kỹ thuật TPHCM quyết tâm phấn đấu để tất cả có trình độ cao học và phó tiến sĩ, tiến sĩ, sử dụng tốt 2 ngoại ngữ. Các chị trong bộ môn hoá hữu cơ(trường đại học KHTN hà nội) do GS_TS Ngô Thị
Thuận làm chủ nhiệm đều có trình độ PTS trở lên. Bộ môn đã có nhiều cống hiếnvề đào tạo và nghiên cứu ứng dụng nên đã nhận giải thưởng Covaliexcaia. Các chị đã chủ biên, biên soạn nhiều giáo trình, SGK, sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy.
Như vậy số cán bộ nữ trong ngành có số lượng lớn và chiếm tỷ lệ rất cao(trên 2/3)nhất là ở các bậc học thấp đó là chưa kể đến số lượng học sinh sinh viên nữ sấp xỉ với số lượng học sinh sinh viên nam. Do đó công tác nữ trong nghành có 1 ý nghĩa rát quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Động viên được tiềm lực và khả năng của chị em cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên nữ sẽ tác động tích cực đến sự phát triển và sự nghiệp giáo dục đào tạo.