Phương pháp thẩm định theo trình tự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Phương pháp thường được sử dụng đầu tiên và sử dụng nhiều nhất khi tiến hành quy trình thẩm định là phương pháp thẩm định theo trình tự, từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản của DA để đánh giá, phân tích tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý... Thẩm định tổng quát các DA trong lĩnh vực xây dựng cho phép hình dung một cách tổng quát về DA như: quy mô, tầm quan trọng của DA trong chiến lược phát triển của đất nước,... Ngoài ra, các căn cứ pháp lý của DA cũng là cơ sở để đảm bảo khả năng DA được thực hiện và hoàn thành theo đúng dự kiến, đồng thời kiểm soát được của bộ máy quản lý DA. Vì vậy, khi thẩm định tổng quát, nếu DA không phù hợp với các yêu cầu về pháp lý, không thỏa mãn các thủ tục quy định và không có lợi ích cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung thì DA sẽ bị bác bỏ luôn. Từ đó, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thẩm định chi tiết.

Tuy nhiên, để xem xét tổng quát các nội dung của DA ở giai đoạn này thì khó phát hiện được các vấn đề cần bác bỏ, sai sót và bổ sung cho DA. Vậy nên, từ

những kết quả của quá trình thẩm định tổng quát, NH bắt đầu tiến hành thẩm định chi tiết từng nội dung của DA như sự cần thiết của DA, thị trường của DA, phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính, tổ chức quản lý,... Mỗi nội dung sẽ được phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận một cách khách quan và chi tiết trên nhiều phương diện như CĐT, NH, xã hội,... Chi phí thẩm định các DA trong lĩnh vực xây dựng rất lớn nên nếu trong quá trình thẩm định từng nội dung, thấy có nội dung cơ bản nào mà không khả thi thì có thể bác bỏ DA ngay để tránh những chi phí không cần thiết khi thẩm định các nội dung tiếp theo sau này.

Cụ thể, DAĐT Tổ hợp Crown Plaza là một DA lớn, DA trọng điểm của TP Hà Nội hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long do Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân làm CĐT, với tổng mức đầu tư là 1.048.179 triệu đồng. Khi công ty TNHH TM Trần Hồng Quân đến NH xin vay vốn, CB QHKH của Chi nhánh sẽ hướng dẫn các thủ tục xin vay vốn và yêu cầu công ty cung cấp cho NH những hồ sơ cần thiết theo danh mục hồ sơ đã quy định. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, CB QHKH sẽ cùng với CBTĐ thẩm tra trực tiếp khách hàng những thông tin tổng quan của DA nhằm đánh giá một cách chung nhất tính phù hợp của DA như quy mô DA, mục đích của DA, tầm quan trọng của DA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước,... Tiếp đó, CBTĐ sẽ thẩm định tư cách pháp lý của công ty TNHH TM Trần Hồng Quân qua bộ hồ sơ pháp lý và hồ sơ giao dịch. Đồng thời, sẽ thẩm định năng lực kinh doanh của ban lãnh đạo công ty, lịch sử nợ vay tín dụng tại các TCTD của cá nhân giám đốc cũng như công ty, và tình hình tài chính của công ty thông qua hồ sơ tài chính và hồ sơ đảm bảo của công ty.

Đây là phương pháp được sử dụng cho toàn bộ DA nhưng trong từng nội dung thẩm định, phương pháp này cũng được vận dụng một cách khá hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w