Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Thăng Long (Trang 104)

- Chi phí tổng vốn đầu tư xây dựng 7.201.727.000 0,

2.3.5.Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định

TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.3.5.Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định

Con người là trung tâm, là nhân tố chủ đạo quyết định chất lượng công tác thẩm định cũng như sự phát triển của Chi nhánh. Do đó, vấn đề đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Chi nhánh đề ra trong mọi giai đoạn. Đặc biệt với các DA xây dựng, một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi chuyên môn sâu thì yêu cầu đặt ra là Chi nhánh luôn phải có đội ngũ CBTĐ có trình độ thẩm định tài chính tốt, kiến thức xã hội sâu rộng và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực xây dựng. Để có được điều đó, Chi nhánh đã có những giải pháp rất hiệu quả:

- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển dụng, phải là người tốt nghiệp đại học hệ chính quy theo chuyên ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng như: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Ngoại thương… Đây là nguồn cung có chất lượng cao và số lượng khá lớn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bất kỳ sinh viên nào được đào tạo ở các trường này đều có thể làm việc tốt trong lĩnh vực NH, đặc biệt là bộ phận thẩm định tín dụng cần những người có kiến thức chuyên ngành lập và thẩm định DA,… Đồng thời, CBTD nói chung và CBTĐ nói riêng còn cần có kiến thức về pháp luật và kiến thức về xã hội để vận dụng trong quá trình thẩm định. Bên cạnh đó, các tố chất khác như: giao tiếp nhanh nhẹn, nắm bắt tâm lý tốt, có khả năng phân tích… cũng rất quan trọng.

- Đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá lựa chọn CBTD. Nếu CBTĐ không có đạo đức thì sẽ làm sai lệch kết quả thẩm định, ảnh hưởng đến quyết định tín dụng của NH, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt pháp lý cũng như tài chính, về kết quả kinh doanh cũng như uy tín của NH.

- Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBTĐ về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược

phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương, chiến lược phát triển ngành, các quy định của Nhà nước về xây dựng cũng như những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực liên quan. Cuối mỗi khóa học cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả được để rút ra kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau đạt kết quả tốt hơn.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, hỗ trợ, khuyến khích CBTD học tập, trau dồi đạo đức, kinh nghiệm. Hàng năm, ban lãnh đạo cần khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực khi mạng lưới Sacombank ngày càng mở rộng.

- Tạo môi trường làm việc hòa đồng và thân thiện trong toàn hệ thống NH, từ

Chi nhánh đến Hội sở. Trong quá trình làm việc, cần tạo không khí nghiêm túc

nhưng không là khô khan, cứng nhắc, duy trì không khí thoải mái, thân thiết giữa các nhân viên trong cùng một phòng và với các bộ phận khác nhau trong NH.

- Các DA trong lĩnh vực xây dựng xin vay vốn tại Chi nhánh Thăng Long không nhiều, và đây cũng không phải là ưu tiên của Chi nhánh. Vậy nên, việc tuyển dụng thêm nhân viên có chuyên môn riêng về xây dựng là không hợp lý. Vậy nên, có thể liên kết nhân viên với Sacomreal, khi nào cần thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực thẩm định thì có thể chuyển hồ sơ sang Sacomreal thẩm định những nội dung có liên quan đến chuyên ngành xây dựng và bất động sản để chất lượng thẩm định được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Thăng Long (Trang 104)