Vài nét về báo VietNamNet

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Vài nét về báo VietNamNet

- VietNamNet là một trong hai tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên. Báo có cơ quan chủ quản là Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC (Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông), nay thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

- VietNamNet thành lập năm 1997, ban đầu có tên là VASC Orient. - Ngày 1/1/2003 đổi tên thành VietNamNet tại tên miền www.vnn.vn. Ngày 21/3/2003, VietNamNet chính thức được công nhận là cơ quan báo chí.

- Hiện VietNamNet được đánh giá là một trong những tờ báo có: số lượng truy cập lớn nhất, thông tin nóng nhất, chuyên nghiệp nhất, hệ thống chuyên trang điện tử phong phú nhất, diễn đàn sôi nổi nhất.

- VietNamNet có cả phiên bản tiếng Anh. Tờ báo có tham vọng trở thành hệ thống tích hợp đa phương tiện lớn mạnh nhất Việt Nam.

- Phương châm chung trong hoạt động của tòa soạn VietNamNet là “Khác biệt hay là không tồn tại” và slogan là “Đi đầu hay bị loại”.

2.1.2. Vài nét về Tuổi Trẻ Online

- Tuổi Trẻ là tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, ra đời số báo đầu tiên ngày 2/9/1975.

- Ngày 1/12/2003, Tuổi Trẻ Online ra đời. Hiện nay, tờ báo điện tử này đã có trên 3,5 triệu lượt truy cập/ngày. Tờ báo là phiên bản của báo Tuổi Trẻ

hàng ngày. Tiếp đó, lần lượt là Tuổi Trẻ Radio, Tủ sách Tuổi Trẻ, tập san Áo Trắng, Truyền hình Tuổi Trẻ…ra đời.

- Tuổi Trẻ là tác giả của những bài báo giàu sức chiến đấu và các chiến dịch lớn như: Ký tên vì công lý - góp tay xoa dịu nỗi đau da cam; Mãi mãi tuổi 20 (làm sống lại hình ảnh liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc…), chào cờ vào thứ hai, Nhà lao An Nam ở Guyanne, Ước mơ của Thúy… Từ một tờ báo địa phương, Tuổi Trẻ Online đã vươn lên thành tờ báo có ảnh hưởng trên toàn quốc, mạnh mẽ, uy tín, nhân văn và giàu sức chiến đấu.

2.1.3. Vài nét về báo điện tử VnExpress

- Cơ quan chủ quản: Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ phần mềm FPT. Tờ báo được chính thức đưa lên mạng ngày 26/01/2001, và ra mắt ngày 26/2/2001, tại địa chỉ http://www.vnexpress.net.

- VnExpress có giấy phép hoạt động báo chí được cấp ngày 25//11/2002. Đây là tờ báo đầu tiên được cấp phép báo chí.

- Chỉ một năm sau ngày thành lập, VnExpress đã hoạt động theo cơ chế tự hạch toán tài chính, với nguồn thu chủ yếu từ quảng cáo. VnExpress là tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo giấy.

- Ngày 26/2/2003, khi bước sang tuổi thứ 2, VnExpress có 800.000 độc giả thường xuyên chia đều giữa hai nhóm trong và ngoài nước. Con số 800.000 khi đó là rất lớn bởi website tin tức số một ở một nước mạnh về internet như Australia là news.com.au (tập hợp tin tức từ 2/3 số nhật báo mạnh nhất ở Australia) chỉ mới ở quanh ngưỡng 1 triệu người truy cập/tháng. Và tổ hợp truyền thông lớn nhất nhì thế giới BBC cũng chỉ có khoảng 3 triệu độc giả trực tuyến từ khắp nơi trên thế giới. [22]

- Tiêu chí đưa tin của VnExpress là đưa thông tin nhanh, trung thực, tính xây dựng, cầu thị. Năm 2002, VnExpress lọt top những trang web hàng đầu thế giới với lượng tin bài được lấy lại nhiều.

2.2. Tổng quan việc ứng dụng multimedia ở Việt Nam

So với khi mới xuất hiện vài năm trước đây, khái niệm “truyền thông đa phương tiện” cũng đã có nhiều thay đổi. Trên các trang báo điện tử ở Việt Nam, rất nhiều nội dung và hình ảnh được đăng nhưng chủ yễu vẫn là các bài viết đơn thuần kèm một vài bức ảnh.

Ông Dương Minh Việt - từng phụ trách báo điện tử Dân trí, khẳng định thời gian tới sẽ là thời của truyền thông đa phương tiện. Lý do là hạ tầng cơ sở internet Việt Nam đã cải thiện với đường truyền băng thông rộng cho phép có thể nghe nhạc, xem phim trực tuyến và thực hiện nhiều thao tác khác mà không gặp bất cứ một khó khăn, trở ngại hay sự bất tiện nào.

Năm 2008, 5 tờ báo in lớn nhất nước Mỹ đều sụt giảm lượng phát hành.

NewYorkTimes giảm 3,6%, Los Angeles Times giảm 5,2%, Daily News giảm 7,2%, NewYorkPost giảm 6,3%, Washington Post giảm 1,9%. Năm 2008 còn chứng kiến nhiều vụ phá sản của báo chí Mỹ như các tập đoàn Tribune Company, Philadelphia Newspapers, Journal Register…

Ở Việt Nam, theo thông tin từ Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến tháng 5/2009 có 4 tờ báo xin ngừng hoạt động, 5 báo xin giảm kỳ, 6 báo xin giảm trang. Có báo lớn đã phải cắt giảm 20% lương nhân viên. [30] Nhiều nhật báo, tuần báo và tạp chí lớn đều sụt giảm phát hành, khoảng từ 10-50% so với thời kỳ đỉnh cao. Tuy vậy, báo điện tử ở Việt Nam lại phát triển mạnh về quy mô sản phẩm và người dùng, tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức 30-50% trong năm vừa qua.

Số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết đến nay, Việt Nam đã có trên 21 triệu người dùng internet. Đây là một thị trường khổng lồ, đủ sức cạnh tranh ngay cả với truyền hình.

Ngay cả trường hợp không tăng trưởng về lợi nhuận, internet sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh về lượng người dùng. Nguyên nhân là do nhóm người dưới 25 tuổi ở Việt Nam chiếm tới 50% dân số và tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp trong nhóm trẻ là rất cao. Công việc của các ngành lao động trí óc, dịch vụ giúp người dùng tiếp cận internet nhiều hơn. Mặt khác, internet có đặc thù, lợi thế riêng về tính tương tác, truyền thông đa phương tiện, tốc độ lan truyền nhanh... nên đáp ứng được những nhu cầu mà các phương tiện khác không thỏa mãn được. Do đó, tốc độ tăng trưởng người sử dụng internet dự đoán năm 2009 từ 20 - 50% so với năm 2008.

Ngoài internet còn phải kể đến truyền hình và radio. 5 năm qua là thời gian phát triển vượt bậc, với sự ra đời của nhiều chục kênh mới trên mọi phương diện kinh tế, giải trí, phim ảnh, thời sự, sức khỏe, thể thao... và nhiều đài truyền hình mới nổi lên rất mạnh mẽ. Đặc biệt, sự ra đời của phương thức truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử đã làm cho báo mang một dung mạo mới, khoác “một chiếc áo mới” đẹp, tiện lợi và phong cách hơn. Thay vì chỉ được đọc text, xem hình ảnh tĩnh, người đọc còn được thỏa mãn về thị giác, tai nghe, những số liệu cụ thể được thể hiện bằng bảng biểu. Điều quan trọng là dường như công nghệ internet đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự tăng tốc khi đường truyền của Việt Nam đang được xếp vào hạng cao trong khu vực.

2.3. Chủ trƣơng ứng dụng multimedia của 3 trang báo điện tử

Muốn ứng dụng multimedia, tòa báo và quan trọng nhất là người đứng đầu, cần có một chủ trương cụ thể. Bên cạnh đó, người thực hiện các tác phẩm báo chí vừa là phóng viên, vừa là đạo diễn, vừa là người làm kỹ thuật

có kiến các dạng kỹ thuật số, hiểu được ưu và nhược điểm của máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm và các chương trình máy tính liên quan, để phối hợp nhiều loại hình truyền thông trong tác phẩm báo chí. Khả năng ứng dụng nhuần nhuyễn các thành phần multimedia sẽ tạo chiều sâu cho bài báo khi tiếp cận người truy cập.

Muốn ứng dụng multimedia tốt, người làm báo cần hiểu được nguyên nhân căn cốt vì sao mulimedia có mặt trong bài báo này, vấn đề này chứ không phải bài báo kia, vấn đề kia. Bởi chỉ khi người thực hiện hiểu rõ được khi nào, vấn đề nào, loại sự kiện như thế nào nên dùng multimedia, thì hiệu quả bài báo đạt được mới như mong muốn. Ứng dụng multimedia là một xu hướng, nhưng không có nghĩa là áp dụng cho xong, cho có hay chạy theo phong trào. Nếu bài báo đa phương tiện được trình bày một cách đại khái, nghèo nàn, không những biến bài báo trở thành “lôm nhôm”, kém giá trị, mà còn gây ra lãng phí và nặng nề. Bởi càng ứng dụng nhiều loại hình đa phương tiện, càng tốn nhiều dung lượng đường truyền. Một bài báo tệ cộng với tốc độ truy cập quá chậm chạp sẽ đẩy người đọc bỏ xa bài báo và chính tờ báo đó.

TS. Thang Đức Thắng – Tổng biên tập báo điện tử VnExpress từng khẳng định: “Trước khi xuất hiện dịch vụ ADSL, ngưỡng thất vọng của người đọc khi tải xuống một trang web là 1 phút. Sau khi xuất hiện ADSL, chất lượng đường truyền được cải thiện rõ rệt nên ngưỡng thất vọng giảm xuống còn 30 giây. Nếu nội dung không xuất hiện trong vòng 30 giây, thì 90% người đọc sẽ ấn nút stop trình duyệt để ngưng tải trang web đó”.

2.3.1. Chủ trương ứng dụng multimedia của VietNamNet

VietNamNet là một trong số những tờ báo đi đầu trong việc ứng dụng những tính năng của internet như hình ảnh, âm thanh. Đặc biệt, website vietnamnet.tivi từng thu hút một lượng độc giả rất lớn. Tuy nhiên, nội dung

chủ yếu vẫn là chiếu phim ảnh phục vụ cho giải trí chứ chưa thực sự mang tầm một truyền thông đa phương tiện có tính chất báo chí cao.

Tổng biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: “Báo điện tử không phải là một tờ báo in để chúng ta truyền tải những văn bản, chữ nghĩa lên mạng. Công cụ truyền thông đa phương tiện của internet chính là môi trường để chuyển tải tất cả những loại hình thông tin. Ngoài ra nó còn nâng cao tính hai chiều giữa người đọc và thông tin”.

Trong buổi ra mắt các tính năng multimedia của báo điện tử VietnamNet, ông Nguyễn Anh Tuấn từng nói: "Chúng tôi mong muốn độc giả VietNamNet không chỉ đọc thông tin nóng mà còn có thể xem video clip, các chương trình truyền hình trực tiếp theo lựa chọn. Độc giả của báo điện tử cần phải được cảm nhận hình ảnh hay âm thanh trong đoạn phỏng vấn; hoặc tiếng lũ quét trong một thiên phóng sự ở ngay trên trang nội dung"...

Chủ trương ứng dụng multimedia của VietNamNet là xây dựng trang báo truyền thông đa phương tiện, đồng thời thực hiện các video clip để thể hiện nội dung tác phẩm báo chí.

2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online

Không chỉ VietNamNet, VnExpress, mà những phiên bản điện tử của báo in như Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online cũng hướng mạnh tới việc khai thác yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp cả báo in, phát thanh và truyền hình... Điều đó đồng nghĩa với việc các phóng viên phải đa năng để đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

Theo ông Hàng Phước Long - nguyên Phó Tổng thư ký Toà soạn báo Tuổi Trẻ Online, tờ báo này đang hướng tới việc “đào tạo một lớp phóng viên 3 trong 1, có nghĩa họ có thể viết, họ có thể chụp hình và họ có thể quay

video. Với một mô hình như vậy, khi đi tác nghiệp phóng viên có thể mang về

một sản phẩm đầy đủ". [19]

Trên thực tế, Tuổi Trẻ Online đã xây dựng cho mình một trang báo đa phương tiện Tuổi Trẻ Media (http://media.tuoitre.com.vn/) từ lâu. Hiện tại, chủ trương của Tuổi Trẻ Online vẫn là audio hóa các tác phẩm báo chí. Một số bài báo được thực hiện cả thành bài viết và chương trình truyền hình nhưng tách riêng ra và không gộp lại cùng với nhau. Tòa soạn hướng tới việc xây dựng một trang báo đa phương tiện. Sau đó, khi có điều kiện, sẽ quay trở lại đầu tư nhiều hơn cho bài báo đa phương tiện.

2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của VnExpress

Còn theo ông Phan Phú Khương, phụ trách mảng công nghệ thông tin của báo điện tử Vnexpress, báo điện tử là một loại hình trẻ và những con người làm báo điện tử phần lớn là những con người rất trẻ. Họ luôn luôn tiếp cận nhanh nhất với những công nghệ mới. “Để làm việc với mô hình báo chí đòi hỏi nhiều thứ tương tác, nhiều thứ nhanh nhạy như vậy, mỗi người làm báo điện tử cần thiết phải có nhiều kỹ năng, kỹ năng viết chắc chắn là cần và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay để ra tác phẩm cuối cùng

là các bài báo hoàn chỉnh". [19]

Trên thực tế, cơ cấu phóng viên báo điện tử trong những tòa soạn báo giấy vẫn chỉ là việc đăng lại hoặc biên tập lại những thông tin đã có trên báo giấy rồi đưa lên mạng. Những công việc thuần túy như vậy không yêu cầu phóng viên phải biết nhiều kỹ năng về máy tính, chỉ cần sử dụng được Microsoft Word và biết truy cập internet là được.

Tuy nhiên, ngày nay văn hóa đọc đã thay đổi. Đời sống thay đổi và công nghệ cũng đã làm thay đổi tư duy báo chí của công chúng điện tử. Một bài báo dài là sự tra tấn đối với độc giả, dù có nhiều thông tin hay đến mấy.

Trong bối cảnh, phương thức truyền thông truyền thống “một nguồn - đa tiếp nhận” (one - to - many) nay đã được thay bằng “đa nguồn - đa tiếp nhận” (many - to - many) [9, tr.82], công chúng mạng điện tử chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin. Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng cho biết, muốn chiếm được lượng độc giả, tờ báo cần phải có hướng đi riêng. Một bài báo muốn được độc giả để mắt tới, trên 99% nằm ở khả năng rút tít hấp dẫn. Nhưng điều giữ độc giả trung thành với tờ báo lại nằm ở chất lượng thông tin và ở cách người làm báo kể câu chuyện đó như thế nào. Ông Thắng cho biết: “Báo điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa thông tin”. Và tất nhiên, muốn dùng tối thiểu con chữ, ngoài viết ngắn, viết hay, cần phải sử dụng các phương tiện phi văn tự khác trực quan hơn, hấp dẫn và sinh động hơn như: đồ họa, audio, video… Như vậy, chủ trương của VnExpress là thực hiện các video clip càng đơn giản càng tốt.

2.4. Ứng dụng multimedia trong việc thể hiện nội dung tác phẩm báo chí trên 3 trang báo điện tử.

2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng multimedia

2.4.1.1. Đội ngũ nhân sự

Phóng viên, biên tập viên điện tử của Tuổi Trẻ Online và VnExpress là những người có kinh nghiệm về báo điện tử và video clip hay audio không phải là “những câu chuyện rất mới” đối với họ. Tuy nhiên, họ chưa phải là những người được đào tạo thực sự bài bản về multimedia. Họ được đào tạo ngay từ khâu tuyển dụng về cách viết ngắn nhất, truyền tải thông tin nhanh nhất tới công chúng, nhưng lại chưa được hướng tới để trở thành những nhà báo đa phương tiện, mặc dù đội ngũ nhân sự của cả hai tờ báo đều tương đối trẻ. Riêng Tuổi Trẻ Online, họ có đội ngũ thực hiện các chương trình truyền hình riêng, và “ít gắn kết” với các phóng viên, biên tập viên báo điện tử.

Nhìn nhận một cách khách quan, đến nay, cả hai tờ báo vẫn chưa thực sự có nhiều bài báo đa phương tiện. Nói cách khác, thế mạnh của truyền thông đa phương tiện chưa được khai thác triệt để. Các phóng viên, biên tập viên đầu tư công sức vào cho các đoạn băng audio, video trong bài báo chưa thực sự chưa nhiều. Họ thực hiện các video clip nhưng lại để riêng ra một bên, sang một chuyên trang khác. Các bài báo được cho là đa phương tiện vẫn còn quá đơn giản so với những tiêu chuẩn cần có của một bài báo đa phương tiện.

Đối với báo VietNamNet (trước kia là báo điện tử VietNamNet), đội ngũ phóng viên, biên tập viên được đầu tư mạnh dạn hơn về truyền thông đa phương tiện. Đội ngũ thực hiện các video cho bài báo đa phương tiện của VietNamNet đều được đào tạo báo chí chuyên ngành truyền hình hoặc đã từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Họ có tuổi đời trẻ (từ 24 đến 32 tuổi), gắn kết và đều là những người sẵn sàng trải nghiệm, sẵn sàng thực hiện những cái mới và sẵn sàng lên đường.

Như vậy, để ứng dụng tốt multimedia cần có sự chuẩn bị, đào tạo đội

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)