0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vấn đề đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử nó

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG VIỆC THỂ HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ (Trang 85 -109 )

7. Kết cấu luận văn

3.1.4. Vấn đề đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử nó

nói riêng

Đối với nghề báo, năng khiếu là một yếu tố quan trọng. Nhưng việc tự rèn luyện, học hỏi để đạt đến sự chuyên nghiệp còn quan trọng hơn nhiều. Các nhà báo cần được đào tạo để có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ

mới nhanh, khả năng nhìn nhận để lựa chọn đề tài cho bài báo đa phương tiện. Người làm báo cũng cần được đào tạo về kỹ năng xây dựng kịch bản. Kịch bản đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bài báo multimedia, vì đó là cơ sở giúp nhà báo tìm kiếm ý tưởng xây dựng bài báo tại hiện trường, thu nhập thông tin từ các nguồn liên quan cũng như ý kiến của những phần dự kiến trong bài báo multimedia hay các hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, audio, tư liệu… Như vậy, kịch bản có 3 nhiệm vụ: xác định các giới hạn của bài báo (các nguồn thông tin, thời gian diễn ra), tổ chức các phần bài báo theo một chủ đề xuyên suốt, lựa chọn phương tiện cần dùng cho mỗi phần bài báo. Mỗi phần bài báo phải được gắn với phương tiện tốt nhất, có thể chuyển tải thông tin phần đó chứa đựng.

Để viết bài, các nhà báo cần được đào tạo chéo, để có thể sử dụng thành thạo video, hình ảnh, audio và biết cách khai thác hiệu quả một đa phương tiện. Có như vậy, việc ứng dụng multimedia mới thực sự có hiệu quả và có khả năng biến tờ báo thành một kênh truyền thông mạnh.

Để thực hiện được những điều này, người làm báo cần được đào tạo cả ở trong và thậm chí ngoài nước, mời các chuyên gia về lĩnh vực này để bổ sung kiến thức cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Thậm chí, tòa soạn cần đầu tư để biên soạn các bộ tài liệu dạng cẩm nang, chỉ dẫn về việc làm báo điện tử thời truyền thông đa phương tiện, cách thức ứng dụng để có thể tự thực hiện một bài báo đa phương tiện hiệu quả.

Đặc biệt, các tòa soạn cần chú ý hơn tới các tiện ích như tìm kiếm bài theo ngày tháng, tải các ứng dụng, phần mềm để xem chương trình video clip trên báo điện tử, có biểu tượng đánh dấu để độc giả biết đâu là bài báo đa phương tiện…. Việc tạo ra các profile về các sự kiện cũng là điều nên làm.

Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, việc đào tạo cho sinh viên cách thức tổ chức một bài báo đa phương tiện vẫn thực sự chưa có. Hiện tại, mới chỉ có một số chương trình đào tạo việc thực hiện bài báo nhiều cửa đối với báo in. Trong khi loại hình báo chí internet vẫn chưa thực sự được chú ý đến. Tài liệu về multimedia thực sự chưa nhiều. Ở Việt Nam, chưa có một cuốn sách nào biên soạn theo kiểu cẩm nang làm báo multimedia để người đọc có thể coi đó như một sự chỉ dẫn giúp ứng dụng được ngay. Thiết nghĩ, cần có một môn học hoặc một chuyên đề với các tiết thực hành để sinh viên tập “làm báo đa phương tiện”. Có như vậy, sinh viên mới có thể thích ứng được với môi trường làm báo hiện đại.

Tiểu kết chƣơng 3:

Như vậy, truyền thông đa phương tiện là một xu thế tất yếu của báo điện tử. Mạng internet ngày càng phát triển, nhận thức của công chúng và của lãnh đạo cơ quan báo chí ngày càng thay đổi cộng với nhu cầu muốn được “hưởng thụ” thông tin thời hiện đại sẽ tạo điều kiện cho multimedia phát triển trên báo điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn nhiều, đặc biệt là yếu tố về kinh tế và việc chậm thay đổi tư duy của người làm báo sẽ hạn chế phần nào việc ứng dụng multimedia vào tác phẩm báo chí. Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu quả ứng dụng multimedia trên báo điện tử, trước tiên phải nâng cao nhận thức của người làm báo và lãnh đạo báo chí, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hoàn thiện quy trình làm báo điện tử và đổi mới hơn nữa công tác đào tạo báo chí hiện nay.

KẾT LUẬN

Trước đây, nếu nói đến báo điện tử, người ta nghĩ đến tính cập nhật từng giây từng phút và đến tính tương tác trực tiếp giữa độc giả và tòa soạn. Ngày nay, nói đến báo điện tử, vẫn những yếu tố đấy, nhưng độc giả sẽ nghĩ đến việc tờ báo có nhiều video clip không, có nhiều bài viết có chùm ảnh không hay nói đúng hơn là bài báo ấy có ứng dụng multimedia không. Việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào việc thể hiện tác phẩm báo chí đem lại hiệu quả thông tin mạnh đến mức dần dần sẽ làm thay đổi thói quen đọc và tiếp nhận thông tin của độc giả.

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào thể hiện tác phẩm báo chí là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một cách đa diện. Việc ứng dụng tạo cho bài báo có sức lan tỏa và tác động của câu chuyện sẽ mạnh hơn và rộng hơn; đồng thời mang lại hiệu quả truyền thông trực tiếp.

Có thể nói, truyền thông đa phương tiện là một hình thức báo chí mới, được đánh giá là bắt đầu hình thành và rất có tương lai ở Việt Nam. Qua khảo sát việc ứng dụng multimedia trên ba báo điện tử VietNamNet, VnExpress, Tuổi Trẻ Online, có thể thấy VietNamNet là tờ báo ứng dụng multimedia vào việc thể hiện tác phẩm báo chí với số lượng ít nhất nhưng thực hiện theo đúng nghĩa nhất của một bài báo đa phương tiện.

Các video của VietNamNet có chất lượng nghiệp vụ cao, lựa chọn vấn đề đúng và trúng, đầu tư công phu và tâm huyết. Nhiều đề tài mang tính phát hiện, giản dị nhưng độc dáo khiến cho sự kiện, vấn đề được thể hiện một cách sinh động, thuyết phục. Các bài báo multimedia của VietNamNet hướng nhiều đến đề tài chính trị xã hội, do đó, thể hiện được tính chuyên nghiệp và

hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, cũng giống như các bài báo đa phương tiện trên Tuổi Trẻ Online và VnExpress, một bài báo có kết hợp đầy đủ cả ảnh, text, video clip, đồ thị còn ít. Chưa kể, các tính năng hỗ trợ cho người dùng như tìm kiếm, xem bài theo chủ đề còn hạn chế, gây khó khăn cho người đọc.

Trong khi đó, có thể ví VnExpress như một “cô gái trẻ thông minh” vì biết “phô bày” các nét đẹp, điểm mạnh của mình. Dù ứng dụng multimedia muộn, thiên nhiều về các đề tài quốc tế và giải trí có sẵn, không đầu tư nhiều công sức tự thực hiện các video clip, cũng không mấy khi có các đoạn băng audio, nhưng trang báo lại khiến người đọc thấy thoải mái và dễ chịu vì cách trình bày thông tin nhanh, ngắn gọn, khoa học. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện ứng dụng multimedia vào việc thể hiện tác phẩm báo chí, thì VnExpress thiếu vắng các bài báo multimedia thực thụ.

Riêng đối với Tuổi Trẻ Online, có thể khẳng định, đây là tờ báo điện tử có số tin bài được audio hóa nhiều nhất, dù vẫn chưa có nhiều các tác phẩm ứng dụng multimedia theo đúng nghĩa. Phần đọc audio tuy hơi tràn lan và kém hấp dẫn, nhưng tờ báo cũng đầu tư nhiều công sức tự thực hiện các video clip về các chủ đề văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, phần video clip của Tuổi Trẻ Online vẫn hơi tách biệt so với các bài báo có ảnh, text và băng audio. Hiện tại, Tuổi Trẻ Online chưa tận dụng được thế mạnh là trang media sẵn có của mình. Chỉ có cần một vài thao tác nhỏ, việc sản xuất các bài báo multimedia đối với Tuổi Trẻ Online không có gì là khó khăn.

Có thể nói, hầu hết việc ứng dụng multimedia trên các báo điện tử Việt Nam đều dừng lại ở mức độ đơn giản. Những tồn tại trên xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bên cạnh việc một số báo còn bảo thủ, trì trệ trong việc thay đổi cách thức làm báo, chưa hướng tới sự chuyên nghiệp, rất nhiều tờ báo dù đã có chủ trương ứng dụng multimedia nhưng gặp

khó khăn về tài chính, khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ và đầu tư trang trải cho hệ thống máy móc đắt tiền… Một nguyên nhân khác xuất phát từ chính trong nhận thức của lãnh đạo một số tờ báo điện tử. Họ chưa đánh giá hết sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng của tính đa phương tiện nên chưa thực sự đầu tư, chú ý cả về vật chất lẫn con người.

Năm 1993, chương trình phát thanh trực tuyến trên báo mạng điện tử xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ khoảng bốn năm sau, những chương trình tương tự đã xuất hiện tại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia bắt kịp khá nhanh so với xu hướng phát triển chung của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào báo điện tử. Khai thác các chương trình đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam tuy mới chủ yếu là nhằm mục đích giải trí và chất lượng của những chương trình đó cũng chưa thực sự làm hài lòng công chúng, nhưng chắc chắn trong một vài năm tới, xu hướng ứng dụng multimedia vào báo điện tử sẽ rõ ràng và được đẩy mạnh hơn.

Đối với ngành báo chí nói riêng, đặc biệt là báo điện tử và các kênh truyền hình trực tuyến, phóng sự đa phương tiện chính là tương lai của sự phát triển, nhất là trong thời đại của truyền thông số. Dù việc ứng dụng multimedia ở các báo điện tử tiên phong như VietNamNet, VnExpress, Tuổi Trẻ Online có thể coi như những bước thử nghiệm đầu tiên, nhưng nó cũng khiến nhiều độc giả bắt đầu quen với những cách thức tiếp cận mới như “nghe”, “xem” bên cạnh việc “đọc” đã quá quen thuộc.

Muốn đẩy mạnh việc ứng dụng multimedia, các tòa báo cần:

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí và thậm chí cả độc giả, về hiệu quả của multimedia trên báo điện tử.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin vì đây là yếu tố “cần” để thực hiện và truyền bá các tác phẩm multimedia.

- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử.

- Đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử nói riêng để có thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới nhanh, có khả năng nhìn nhận để lựa chọn đề tài cho bài báo đa phương tiện, xây dựng kịch bản, kỹ năng thu thập thông tin và phân loại thông tin để ứng dụng các loại hình truyền thông phù hợp. Việc đào tạo cần hướng tới thực hành, thực tế, tốt nhất là nghiên cứu các tờ báo lớn trên thế giới thực hiện các bài báo đa phương tiện như thế nào cả về mặt nội dung và hình thức.

Thời gian để sản xuất một bài báo multimedia lâu hơn nhiều so với lại một bài báo thông thường. Do đó, nó đòi hỏi người làm báo luôn luôn phải vận động, thay đổi tư duy làm báo cũ, và đầu tư nhiều tâm huyết cho một tác phẩm báo chí. Trong điều kiện các tòa soạn còn chưa đầu tư nhiều kinh phí cho việc ứng dụng này, người làm báo có thể phải làm việc vất vả hơn, mất nhiều thời gian. Nhưng các bài báo truyền thông đa phương tiện có thể biến tờ báo thực sự là một kênh truyền thông mạnh và có “sức hút độc giả”. Trong thời đại ngày nay, khi mọi người coi internet là một công cụ không thể thiếu với các hoạt động đọc, nghe, xem, giải trí, thì chắc chắn trong tương lai, họ muốn tìm ở internet những cái mới hơn, trong đó có sự kỳ vọng vào báo điện tử. Khi đó, multimedia sẽ là yếu tố mang lại bước đột phá mới như vậy. Nó sẽ thu hút nhiều người đến với báo internet hơn và đó cũng là một cách thức nâng cao hiệu quả truyền tải thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, luận văn tham khảo tiếng Việt

1. Đức Dũng, 100 câu hỏi về cách viết báo, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004.

2. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1991, tập 2.

3. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 3.

4. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1991, tập 1.

5. Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2004.

6. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.

7. Loic Hervoute (Lê Hồng Quang dịch), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1999.

8. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.

9. Nhiều tác giả, Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, 2005, trang 82.

10. Nhiều tác giả, Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1992.

11. Trần Thị Thúy Bình,"Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử của các cơ quan phát thanh và truyền hình", Luận văn Thạc sỹ, 2005.

12.Bài giảng môn “Báo chí trực tuyến” của Bùi Tiến Dũng, Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội, 2005.

13. Bài giảng về “Phát thanh trên mạng internet” của Nguyễn Sơn Minh, Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội, 2006.

14.Bài giảng về “Lý luận và thực tiễn báo trực tuyến” của Thang Đức Thắng – Tổng biên tập Báo điện tử VnExpress tại khoa Báo chí trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2009.

II. Sách tham khảo tiếng Anh

15. Richard Albarino, Goldstein's LightWorks at Southhampton, Variety, August 10, 1966, pg 72.

16. Susanne Boll , Share It, Reveal It, Reuse It, and Push Multimedia into a New Decade, University of Oldenburg (October-December 2007), pg14-19.

17. Mark Deuze, Media Work, Cambridge, UK: Polity Press, 2007, pg 32. 18. Ralf Steinmetz, Klara Nahrstedt, Multimedia Systems, Springer, 2004,

pg.7

III. Các bài báo, bài nghiên cứu trong nƣớc:

19. Nguyễn Bích, Những người làm nên sức mạnh của truyền thông điện

tử, Báo VietNamNet, 23/06/2009,

http://vietnamnet.vn/cntt/2008/06/789934/

20. Bách khoa toàn thư trực tuyến, Định nghĩa multimedia. http://en.wikipedia.org/wiki/Multimedia

21. Từ điểm bách khoa trực tuyến, Định nghĩa Báo điện tử, http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o_%C4%91i%E1%BB%87n_t %E1%BB%AD

22. Báo chí điện tử Việt Nam: Trăm hoa đua nở, Tạp chí Nghề báo, ngày 12/11/2005,

http://www.nghebao.com/BC/modules.php?name=News&op=viewst&s id=454

23. Báo chí thời truyền thông đa phương tiện, VietNamNet, ngày 09/04/2006, http://vietnamnet.vn/cntt/2006/04/558561/

24. Báo chí trực tuyến Việt Nam, Website Vietbao.vn, 21/06/2003, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bao-chi-truc-tuyen-Viet-Nam/10823267/157/

25.Hoàng Dũng, Vén màn kỷ nguyên đa phương tiện truyền thông, Báo

điện tử VnMedia,

http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=68570&Catid=35

26. Phạm An Dương, Truyền thông đa phương tiện và nhiếp ảnh, ngày 16/10/2007,

http://www.vnphoto.net/forums/showpost.php?p=192018&postcount=1

27.Thanh Hà, Nhìn lại 10 năm internet Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 17/5/2007, http://vneconomy.vn/69984P0C16/nhin-lai-10- nam-internet-viet-nam.htm

28. Kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện, Báo điện tử VTC, ngày 02/07/2007.

29.Thủy Nguyên, Tạo “cơn lốc” phát triển internet VN trong thời gian

tới, Báo điện tử VnMedia, ngày 18/05/2007,

http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=90721&Catid=35 30. Nguyên Nhung, Báo in bỏ lỡ cơ hội trở thành báo mạng hàng đầu,

VietNamNet, ngày 20/06/2009, http://www.tuanvietnam.net/bao-in-bo- lo-co-hoi-tro-thanh-bao-mang-hang-dau

31. Hồng Nhung, My Lăng, 10 năm Internet Việt Nam: Những đổi thay kinh ngạc, Báo Tuổi trẻ Online, Chuyên mục Cuộc sống số, ngày

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG VIỆC THỂ HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ (Trang 85 -109 )

×