Thuận lợi

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 76)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Thuận lợi

Sở dĩ nói truyền thông đa phương tiện là xu thế tất yếu của báo điện tử vì các yếu tố sau:

Thứ nhất, mạng internet ngày càng phát triển giúp cho việc sản xuất các bài dạng text, ảnh tĩnh, đồ họa… không phải là việc quá khó khăn. Mặt khác, khi đường truyền internet ngày càng nhanh, thì việc xem, nghe, tải các đoạn audio, video clip càng đơn giản, thuận tiện.

Thứ hai, báo điện tử có thế mạnh trong việc lưu trữ, bỏ xa các chương trình phát thanh, truyền hình trên đài phát thanh và truyền hình. Tất cả các chương trình này đều chịu sự giới hạn phát sóng 24h/ngày, còn báo điện tử thì không. Nó có khả năng cung cấp thông tin khổng lồ hơn bất kỳ kênh truyền thông nào, vấn đề chỉ là thời gian để cập nhật, lượng nhân viên chịu trách nhiệm sản xuất các đoạn băng audio và video.

Thứ ba, nhận thức của công chúng ngày càng thay đổi. Xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự phổ cập của internet

đã làm tăng thêm giới hạn độ tuổi của người dùng internet. Nếu trước đây công chúng của báo mạng chủ yếu là những người trẻ, thì ngày nay, có thể thấy không ít những bậc trung niên, người cao tuổi đã tìm đến với internet như một nơi để giải trí, tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Ngay từ năm 2007, khi còn là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Đỗ Trung Tá đã dự đoán tới năm 2010, Việt Nam sẽ có 43 triệu người dùng internet. Và thực tế, vào năm 2000, Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 người dùng mạng internet thì sau 8 năm, con số này đã tăng lên 100 lần ở mức 20,2 triệu người.

Thứ tư, xã hội hiện đại khiến thị hiếu của bạn đọc cũng thay đổi. Đời sống công nghiệp hối hả cùng với sự eo hẹp về mặt thời gian khiến cho độc giả có xu hướng thích đọc các loại tin, bài ngắn, ít chữ, nhiều hình ảnh, nhiều đồ thị minh họa, kết hợp với sự thể hiện nội dung tin bài, sự kiện bằng hình ảnh và âm thanh.

Yếu tố thuận lợi thứ năm phải kể đến đó là sự thay đổi trong nhận thức của giới lãnh đạo Việt Nam. Không chỉ lãnh đạo chính phủ ưu tiên cho việc thúc đẩy sự phát triển của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, mà lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí cũng quan tâm đến việc phát triển báo điện tử để đưa thông tin của thế giới vào Việt Nam và từ Việt Nam ra thế giới. Sự phát triển đó được kỳ vọng cả về “lượng” và “chất”. Mặt khác, lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng nhận thức được rằng việc xuất hiện nhiều hình thức truyền thông tích hợp trên báo điện tử cũng là một ưu thế cạnh tranh, đem lại lượng người truy cập cho tờ báo. Điều này thể hiện rõ qua việc các báo ngày càng sưu tầm và thực hiện nhiều phóng sự ảnh và video clip trực quan, sinh động hơn. Thời gian tới, sự cạnh tranh của các báo không chỉ dừng lại ở việc đưa tin nhanh, mà còn theo xu hướng đa phương tiện. Tòa báo nào càng có

các bài báo đa phương tiện hấp dẫn, càng giành giật được “trái tim và khối óc” của độc giả.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một số tờ báo như VietNamNet, Tuổi Trẻ… đã có sẵn cơ sở hạ tầng, được đầu tư trang thiết bị để sản xuất các bài báo đa phương tiện. Trên thực tế, chi phí sản xuất một đoạn băng video và audio tốn kém hơn nhiều so với việc thực hiện một bài báo chỉ có dạng text hoặc ảnh tĩnh. Trong chi phí này, tiền mua sắm và khấu hao cơ sở hạ tầng (máy quay, bàn dựng, máy ghi âm… ) chiếm phần đáng kể. Do đó, tuy truyền thông đa phương tiện là thế mạnh của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác nhưng chi phí sản xuất lớn mà lợi nhuận thu về không cao khiến các báo điện tử không đầu tư mạnh vào việc sản xuất audio, video phục vụ cho nhu cầu phong phú của người truy cập.

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)