7. Kết cấu luận văn
2.4.3.1. Báo VietNamNet
- Cấu trúc của một video do VietNamNet thực hiện: Hình hiệu (3-4 giây):
Phần nội dung: + Có thể có người dẫn xuất hiện hoặc không.
+ Các cảnh quay
+ Người được phỏng vấn trả lời
- Nhận xét về việc ứng dụng multimedia vào việc trình bày, tổ chức và thể hiện nội dung tác phẩm báo chí của VietNamNet.
+ Các bài báo ứng dụng multimedia đều là các bài phản ánh về các sự việc, vấn đề đƣợc dƣ luận quan tâm, tính xã hội và định hƣớng cao. Các vấn đề được khai thác đa dạng, từ “Hoa Trung Quốc đánh bật hoa nội” (ngày 25/01/2008), “Khổ ải cầu an ở Tổ đình Phúc Khánh” (ngày 21/02/2008), “Đi ăn cơm bụi trong cơn bão giá” (ngày 24/02/2008) đến chuyện quy hoạch thành phố Hà Nội.
Có thể nói, đề tài được thực hiện trong các video của VietNamNet rất đa dạng, phong phú, từ những đề tài nhỏ như “xe đạp ruồi”, cháy ô tô trên phố, mũ bảo hiểm thời trang, chống ăn trộm mũ bảo hiểm… đến những vụ như tuyên án 'ông Tổng PMU 18', miền Trung chìm trong bão lũ. Đơn cử như video: “Đi ăn cơm bụi trong cơn bão giá” (ngày 24/02/2008).
Sapo bài: Cơm bụi, cơm sinh viên, công nhân được coi là rẻ nhất nhưng giờ đây nó khiến người ăn phải cân nhắc rất nhiều vì giá tăng lên đáng kể. Mời quý vị đi chọn cơm bình dân cùng phóng viên VietNamNet qua video clip sau.
Cảnh quay Lời dẫn Thời
gian (giây)
Hình hiệu 4
Cảnh các quán cơm công nhân và sinh viên.
2 Người dẫn đứng trước
quán cơm
Thưa quý vị và các bạn, trước tình hình giá cả leo thang như hiện nay một mớ rau muống chỉ có giá từ 4-5.000 đồng thì nay đã tăng giá lên 15.000 đồng. Thịt thì tăng gấp đôi, gấp ba lần, thậm chí một bát phở ăn sáng đã có giá 20.000 đồng. Vậy với
sinh viên, công nhân, lao động phổ thông, bữa cơm trước đây của họ chỉ có giá 4- 5000 đồng thì nay đã tăng đến bao nhiêu? Một sinh viên nói Giá cơm phải tăng đến 50%. Một đĩa cơm
trước kia chỉ có giá 10.000 đồng, giờ đã tăng lên 15.000.
12
Một nữ công nhân Như bọn chị trước đây chỉ ăn 6.000, nay phải ăn đến 8.000, có hôm ăn đến 9.000. Như vậy nó phải tăng gấp rưỡi.
8
Cảnh công nhân ở nhà máy, cảnh sinh viên, cảnh quán cơm
(Lời người dẫn) Trong thời điểm hiện nay, công nhân, sinh viên là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của của cơn bão giá cả đang ngày một leo thang. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàng Mai, nơi có nhiều đội ngũ công nhân làm việc tại các nhà máy, mức lương chỉ từ 1 triệu đến 1,4 triệu đồng một tháng. Thông thường suất cơm trưa của họ trước khi giá cả biến động chỉ từ 4-5.000 đồng. Nhưng nay, họ phải chi trả cho suất cơm tăng gấp rưỡi, gấp đôi mà vẫn chưa thấy thấm vào đâu. Còn đối với các bạn sinh viên thì:
6
Một nam sinh viên Mỗi tháng mẹ chỉ cho 600.000 thôi, nên cuộc sống cũng khó khăn. Qua đợt này cũng phải kiếm thêm việc làm để cải thiện chứ cứ như thế này thì chắc sống không
nổi.
Một sinh viên khác Thịt thì trước đây bọn em cũng ít ăn rồi, chỉ ăn rau thôi. Nay rau tăng, bọn em cũng tránh những thứ rau hiếm ra như là súp lơ hay rau muống. Bây giờ bọn em chỉ dám ăn rau muống hay những loại quả để lâu được như bí hay xu hào.
12
Cảnh sinh viên đi chợ đắn đo mặc cả
Không lời 8
Cận cảnh chảo rán trứng, các món thức ăn trong quán cơm
(Lời người dẫn) Với những người kinh doanh cơm bụi, phần lớn cũng ảnh hưởng vì phải nhập hàng hóa cao nên giá cơm bình dân cũng từ đó mà tăng vọt, còn chất lượng chưa biết ra sao.
24
Chủ quán cơm Bây giờ dưới 10.000 là không thể bán được. Ít nhất một suất cơm chúng tôi bán cũng phải từ 10.000 trở lên.
8
Một chủ quán cơm khác
Dưới 8.000 thì ăn cơm rau với đậu thôi. Chứ giá thịt đã tăng gấp đôi rồi. Mà giá rau thực ra cũng đắt.
8
Cảnh nhà máy và trường đại học + Chạy chữ trên màn hình: Thực hiện: Thu Nguyên - Thanh Hà - Quang Phúc - Thanh Bình
Như vậy có thể nói, trước cơn bão giá tiêu dùng như hiện nay thì sức ép mưu sinh sẽ ngày càng đặt nặng lên đôi vai của họ.
9
Mặc dù đoạn video clip chỉ có độ dài 2 phút 49 giây, nhưng đề cập tương đối toàn diện, chi tiết về vấn đề tác động của cơn bão giá đối với đời
sống của hai tầng lớp chịu nhiều ảnh hưởng nhất là sinh viên và công nhân. Không những đặt ra được vấn đề, mà bài báo còn lý giải được vấn đề từ các góc độ khác nhau như:
+ Góc độ người mua cơm: Sinh viên, công nhân - đối tượng chịu tác động của bão giá và sức ép của cuộc mưu sinh.
+ Góc độ người bán hàng: Cũng là đối tượng chịu tác động của bão giá
+ Góc độ giá cả: Diễn biến giá cả thị trường trước và sau khi tăng giá.
+ Góc độ về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hay như video về “Công nghệ mứt... siêu bẩn” ở làng bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh, Hà Nội (ngày 30/01/2008). Trên thực tế, đã có rất nhiều bài báo viết về vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở khu làng làm bánh mứt kẹo này, với rất nhiều mô tả khiến cho người đọc thấy rợn tóc gáy, kinh hoàng vì bụi, ruồi nhặng và các công đoạn chế biến. Tuy nhiên, video clip do VietNamNet thực hiện giúp cho người xem được “mục sở thị” thế nào là siêu bẩn, thế nào là làm mứt thủ công… nên tăng tính thuyết phục hơn. Nhóm phóng viên quay tất cả các công đoạn làm mứt, từ nguyên liệu sản xuất, nơi sản xuất, dụng cụ sản xuất, hình ảnh những chủ cơ sở bánh mứt đóng cửa, chối đây đẩy khi có phóng viên đến quay phim, phỏng vấn.
Đặc biệt, video càng thêm sinh động khi có sự chuyển đổi giọng đọc của cả nam và nữ. Video phỏng vấn người dân, rồi phỏng vấn ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm). Sự bênh vực, bao che của lãnh đạo xã với việc sản xuất thủ công mất vệ sinh mâu thuẫn hoàn toàn với những hình ảnh thực tế mà phóng viên ghi nhận được. Chính điều này khiến video thể hiện được tinh thần truy vấn triệt để. Nhờ đó, nó góp phần chuyển tải một tiếng nói lên án mạnh mẽ hơn, giàu sức chiến đấu hơn.
+ Các video clip đƣợc đầu tƣ kỳ công cả về nội dung lời dẫn, lời bình, cảnh quay, góc quay…
Có thể kể đến video “Tiêu điều 'làng tiêu chảy'” (ngày 18/11/2007), nói về dịch tiêu chảy “càn quét” qua thôn Giang Làng, xã Đồng Tiến (Ứng Hòa, Hà Nội) các những hậu quả nghiêm trọng.
Video này bắt đầu bằng các bức ảnh chụp và đoạn nhạc dạo đầu rất ấn tượng, cho người xem cảm nhận được tính nghiêm trọng của vấn đề. Nó cũng như các hiệu ứng âm thanh được sử dụng để góp phần làm tăng thêm sự sợ hãi, rùng rợn trong các bộ phim ma. Nhìn hình ảnh những bãi phân trâu bò đầy ruồi nhặng ở đường làng, hình ảnh những người phụ nữ thôn quê lam lũ giặt rửa túi ni lông phế thải bằng tay không, đôi bàn chân ngâm trong những ao hồ toàn nước bẩn, hình ảnh trẻ em tay bẩn bốc đồ ăn… giúp người xem hiểu được nguyên nhân vì sao một thôn nhỏ có tới 60 người bị dịch tả và khó có thể khống chế được. Nhóm phóng viên còn phỏng vấn trạm trưởng trạm y tế xã về nguyên nhân dịch tả.
+ Các bài báo ứng dụng multimedia của VietNamNet không chỉ đầu tƣ về nghiệp vụ, kỳ công trong những thƣớc băng ghi lại hình ảnh, mà còn dám động chạm đến những vấn đề khó.
Có thể thấy rõ điều này qua video “Chúng tôi là người đồng tính”
(ngày 14/10/2007) để khám phá xem những người thuộc “giới thứ ba” ấy đã sống như thế nào khi xã hội còn chưa thực sự cởi mở về vấn đề giới tính của những người kém may mắn.
+ Đặc biệt, có rất nhiều đề tài mang tính phát hiện, dù nó là những vấn đề tồn tại, hiện hữu hàng ngày nhƣng không mấy ai để ý.
Video “ Những 'quả bom' trên bàn nhậu” (ngày 17/11/2007) là một ví dụ. Video ghi lại hình ảnh những bếp lẩu du lịch ở “phố lẩu” Cao Bá Quát
(Hà Nội) không đủ tiêu chuẩn và bị han rỉ. Để cảnh báo về “những quả bom” trên bàn lẩu sẵn sàng phát nổ bất cứ lúc nào, các phóng viên đã phải tìm lại tư liệu về các vụ nổ bếp gas du lịch, tìm hiểu về tiêu chuẩn sử dụng của những bình gas này và tìm đến các cơ quan chức năng để tìm hiểu xem ở Việt Nam, cơ sở nào được cấp phép chiết xuất gas sang bình gas du lịch.
Từ những tìm hiểu đó, cộng với đoạn phỏng vấn lãnh đạo công an phòng cháy chữa cháy, video clip cảnh báo cho người dân nguy cơ gặp tai họa khi ăn uống bên cạnh những nồi lẩu đun bằng bếp gas không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, nó cũng nói lên thực trạng các cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận mà bất chấp sự an toàn tính mạng của khách hàng.
Video “Hạt nở, sự kỳ diệu nguy hiểm” phát ngày 23/12/2007 cũng khiến nhiều bậc phụ huynh học sinh phải giật mình. Video nói về một loại đồ chơi Trung Quốc có tên gọi “hạt nở”. Đó là loại nhựa hút nước đủ màu sắc hấp dẫn trẻ em và có bán nhiều ở các cổng trường học trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh với giá 1.000-2.000 đồng/gói. Loại hạt này có đặc tính hút nước, có thể phình ra với kích thước gấp nhiều lần. Do đó, nếu để rơi vào hệ hô hấp hoặc lọt vào đường tiêu hóa của trẻ em sẽ rất nguy hiểm. Và thực tế, đã có nhiều trẻ em nhập viện vì chơi trò nguy hiểm này.
Video là lời cảnh tỉnh các bậc phụ huynh về những nguy cơ vây xung quanh con mình khi tiếp xúc với các đồ chơi Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng là tiếng chuông báo động vì có rất nhiều phụ huynh không hề biết về tác hại của loại hạt nở này, thậm chí họ cũng chơi và chủ động mua về cho con chơi.
+ Nhiều video thực chất tƣơng xứng với một tác phẩm truyền hình, đặc biệt là những bài mang tính chất điều tra, phản ánh. Các video đều do một ekip thực hiện: một người viết lời bình, một người quay, một người biên
tập hình, một người làm công tác hỗ trợ (hỗ trợ quay, hỗ trợ đọc lời bình, hỗ trợ biên tập). Có thể gọi đó là những tác phẩm phóng sự truyền hình.
Phân tích video "Quy hoạch Hà Nội, bức tranh vẽ dở" (ngày 30/10/2007) cũng sẽ thấy được điều này. Với độ dài 6 phút 4 giây, video đã đề cập đến thực trạng vấn đề quy hoạch của Hà Nội và lý giải nguyên nhân thông qua cuộc phỏng vấn đối với KTS Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Bài báo nêu vấn đề, ý kiến chuyên gia và đầu tư rất nhiều cho các cảnh quay ở các địa điểm khác nhau (từ khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đến Thụy Khuê, Hồ Tây, các căn nhà ở phố cổ), các góc quay khác nhau (từ trên xuống, dưới lên, trái sang phải, trên cao quay xống, quay trên xe máy...). Tốc độ hình ảnh cũng được điều chỉnh nhanh chậm linh hoạt. Người thực hiện còn kỳ công tìm kiếm tư liệu, hình ảnh kiến trúc ở thủ đô các nước hay các khu vực lãnh thổ khác như Thái Lan, Pháp, Hồng Kông, Malaysia... Từ vấn đề manh mún trong kiến trúc quy hoạch, video đề cập đến thực trạng lộn xộn, manh mún trong kiến trúc và vấn đề tư duy kiến trúc, chính sách hoạch định trong xây dựng thủ đô.
Có thể nói, mỗi video mà VietNamNet thực hiện là một tác phẩm hoàn chỉnh, ứng dụng và khai thác triệt để thế mạnh của truyền hình vào việc trình bày, thể hiện nội dung bài báo.
Ví dụ như bài “Chuyển trụ sở: Tất cả đã sẵn sàng... nhưng vẫn 'tắc'”
(ngày 05/08/2008) vừa có phần lời viết, vừa có hình ảnh, vừa có video. Hay như bài “Chi cả triệu đồng mua hoa tình yêu” (14/02/2008). Bài viết không chỉ về thị trường hoa cho ngày Lễ tình nhân 14/2, mà còn lý giải nguyên nhân vì sao hoa đắt. Video clip đã chạm đến vấn đề lãng phí một cách không cần thiết của người dân, đặc biệt là giới thanh niên trong dịp lễ, tết. Họ sẵn sàng
bỏ ra tiền triệu để mua một bó hoa tặng cho ai đó, trong khi “tuổi thọ” của những lẵng hoa, bó hoa này chỉ trong vòng vài ngày.
+ Các video đƣợc thực hiện với tinh thần “giải quyết triệt để vấn đề”.
Cùng về đề tài quy hoạch Hà Nội sau 20 năm đổi mới, VietNamNet thực hiện 2 video clip về vấn đề này. Một clip “Quy hoạch Hà Nội, bức tranh vẽ dở” và một clip là “Vì sao quy hoạch Hà Nội manh mún?”. Chưa kể, kèm theo đó là rất nhiều bài viết, bài phản ánh, bài thảo luận có cả ý kiến của các kiến trúc sư, lãnh đạo thành phố và những người quan tâm đến vấn đề như “Hà Nội thừa nhận quy hoạch đô thị mới quá manh mún”.
+ Đối với các video clip lấy từ nguồn nƣớc ngoài, nhóm phóng viên thực hiện chỉ lấy phần hình ảnh. Phần nội dung đọc, được các biên dịch viên dịch các tài liệu liên quan, rồi tổ chức thu âm đọc cho khớp với phần hình ảnh. Có thể nói, cách thức xử lý các video clip nước ngoài của VietNamNet công phu hơn nhiều so với cách xử lý của VnExpress. Bởi, để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh, cần biên tập sao cho phần đọc nội dung vừa khớp với thời gian của đoạn video. Nếu video dài quá, cần biên tập cắt ngắn lại hình ảnh, lúc này cần sử dụng tới các thao tác kỹ thuật chỉnh sửa. Ví dụ như video “Thả cầu pha lê ở New York” (ngày 1/1/2008).
Như thông lệ, lễ thả cầu pha lê lộng lẫy trên Quảng trường Thời đại, tọa lạc ở trung tâm New York, thành phố sôi động nhất thế giới, đã mở màn các chương trình đón chào năm mới 2008 ở Mỹ.
>>> Xem video lễ thả cầu pha lê trên Quảng trường Thời đại tại đây: Các nhà tổ chức ước tính có hơn 1 triệu người đã tới tận nơi chiêm ngưỡng màn thả cầu pha lê nổi tiếng ở Quảng trường Thời đại. Hoạt động chào đón năm mới đặc sắc này cũng được phát trực tiếp trên truyền hình khắp nước Mỹ và thế giới.
Năm nay, quả cầu pha lê trứ danh kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 bằng một diện mạo mới. Quả cầu được tân trang bằng 9.576 đèn diode tiết kiệm năng lượng (LED), tiêu thụ lượng điện tổng cộng bằng 10 lò nướng bánh. Quả cầu mới có đường kính 1,8m và nặng khoảng 500kg. Chi phí chế tạo nó ước tính khoảng 1,1 triệu USD.
+ Ngoài phần video, VietNamNet cũng đƣa các đoạn băng audio vào bài báo, nhƣng không nhiều.
Phần audio chủ yếu áp dụng cho chuyên mục “Bàn tròn trực tuyến” của chuyên trang TuanVietNam (cũng thuộc VietNamNet), ghi lại cuộc trao đổi của báo với các diễn giả, hoặc khách mời. Đa số các audio này đều có độ dài lớn (từ 40-70 phút). Thường thì khi các bài viết được xuất bản rất lâu mới được bổ sung đoạn băng audio vì việc biên tập khá vất vả. Các cuộc trò chuyện đều ở dạng đối thoại marathon, phần text lên tới hàng nghìn chữ.
Ví dụ như phần audio bài “Tôn trọng dân để đánh thức, khai mở sức mạnh dân tộc” đăng ngày 19/08/2008 ghi lại cuộc đối thoại của hai nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn chiêm nghiệm về hào khí cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ chấn hưng nước Việt hôm nay. Bài viết dài 8.019 từ, còn đoạn audio dài tới… 62 phút.