Khảo sát về việc ứng dụng multimedia của VnExpress

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 63)

7. Kết cấu luận văn

2.4.3.3. Khảo sát về việc ứng dụng multimedia của VnExpress

Năm 2005, VnExpress vẫn chưa ứng dụng multimedia vào các bài báo. Bài chủ yếu chỉ có text, ảnh và thi thoảng có box. Các ảnh sử dụng cũng ở cỡ nhỏ. Ảnh ngang có kích thước 160px × 130px, 200px × 154px, ảnh dọc có kích thước 130px × 166px, 120px × 160px, 140px × 210px.

Từ ngày 23/1/2008, các bài viết dùng nhiều chùm ảnh. Nhưng cách trình bày lúc đó vẫn dùng lời để diễn tả, chưa dùng các biểu tượng (icon) để làm dấu báo hiệu rằng bài nào thì có ảnh. Ví dụ như “Ảnh rộn ràng đào quất đón xuân” (ngày 27/01/20080), “Ảnh vùng cao trong giá rét” (25/01/2008),

“Ảnh lễ chùa Hà ở Hà Nội để cầu duyên” (ngày 24/02/2008)...

Từ tháng 4/2008, VnExpress đã sử dụng video clip nhưng chưa dùng biểu tượng (icon) như cách làm hiện tại mà tờ báo đang sử dụng. Video thường có độ dài dao động từ vài chục giây đến xung quanh 1 phút.

Những video này không có phần lời ngƣời đọc, chỉ có hình ảnh và đôi chút âm thanh từ hiện trƣờng (ví dụ như video 5 nữ sinh THPT nhảy hip hop tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội) ngày 22/04/2008), hoặc chỉ có text, video và không có ảnh.

Những vấn đề đƣợc quay thƣờng là vấn đề nóng, lạ, đƣợc công chúng quan tâm, gây đƣợc hiệu ứng lớn như quay được cảnh cảnh sát 113 nhận tiền trắng trợn, xe bỗng dưng bốc cháy (ngày 15/05/2008)... Những bài báo đa phương tiện kiểu này thiên nhiều về việc mô tả lại sự việc, những khó khăn của người làm báo để có được thước phim phục vụ công chúng. Kết thúc bài, tòa soạn đăng luôn những ý kiến phản hồi của độc giả để nêu bật thêm được tính nóng hổi của vấn đề.

Đặc biệt, không ít video do độc giả cung cấp cho tòa báo. Ví dụ như video ngày 8/4/2008 tố cáo cảnh sát giao thông nhận tiền trên phố Lạc Trung

(Hà Nội). Cơ quan chức năng xác định, nhân vật đó là thiếu úy Nguyễn Hoàng Hải, đội cảnh sát giao thông số 4.

Tuy nhiên, những video dạng này rất ngắn, trên màn hình có chạy chữ nhƣng dòng chữ y hệt sapo giới thiệu, không có thêm thông tin gì mới, chỉ đơn thuần là có hình ảnh để ngƣời xem mục sở thị. Bản thân những bài có video clip đã là một bài riêng. Sau đó, lại có một bài khác tương tự cùng chủ đề và dùng một siêu liên kết dẫn tới bài báo multimedia này để công chúng xem tham khảo.

Từ ngày 10/5/2008, VnExpress bắt đầu dùng biểu tượng chiếc máy quay để chỉ các bài viết có sử dụng video clip. Tuy nhiên, trong tháng 4 và 5, do mới bắt đầu, nên tần suất xuất hiện của các video này rất hạn chế.

Qua khảo sát, cho thấy các bài chùm ảnh nhiều hơn các bài có sử dụng video clip. Có rất nhiều bài là phóng sự hoặc chùm ảnh, mà lẽ ra nên quay video clip thì sinh động và hiệu quả hơn nhiều.

Ví dụ như: "Đường ngập, tắc nghẽn sau mưa lớn" (ngày 22/4/2008)

"1.001 chiêu 'trốn' mũ bảo hiểm" (ngày 18/12/2007)

“Kinh hoàng ổ dịch tiêu chảy cấp ở Hà Tây” (ngày 17/04/2008)

“Bến xe TP HCM quá tải dịp nghỉ lễ” (ngày 01/05/2008)

"Hà Nội sau lệnh cấm hàng rong" (ngày 03/07/2008)

"Đêm chung kết Euro cuồng nhiệt tại Hà Nội" (ngày 30/06/2008)

Đây là những đề tài có thể khai thác để trở thành những video clip xã hội (cả về mặt đề tài và về mặt nghiệp vụ), được nhiều người chú ý. Nó mang hơi thở sống động hơn nhiều so với những ảnh tĩnh.

Tần suất của những video clip do phóng viên tự quay không nhiều, thƣờng là các clip quay tai nạn. Một số clip là do bạn đọc cung cấp như clip

"Xe máy kẹp 3 đâm nát đầu taxi" (ngày 10/05/2008). Những clip do độc giả cung cấp thường được quay bằng điện thoại. Đối với những video clip quốc tế, nguồn lấy chủ yếu từ báo chí nước ngoài, các trang chia sẻ video trực tuyến như Youtube, các website nhạc...

Nhìn chung, các bài báo thực sự ứng dụng đa phương tiện của VnExpess không nhiều. Những bài báo truyền thông đa phương tiện có sử dụng video clip của VnExpress có thể kể đến "Gái mại dâm đón khách ở trung tâm Sài Gòn" (ngày 01/08/2008) với độ dài 62 giây.

" Trên những chiếc xe tay ga, gái bán hoa lượn liên tục trên đường để bắt khách, một số khác đứng khoe dáng bên các gốc cây. VnExpress.net đã ghi lại hình ảnh tại khu vực Thảo Cầm Viên, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Khu vực Thảo Cầm Viên là điểm nóng mại dâm trên địa bàn các quận giáp ranh là quận 1 và Bình Thạnh (TP HCM). Gái "tay ga" được xem là hàng khá cao cấp. Trên những chiếc xe đắt tiền, những cố gái ăn mặc mát mẻ sẵn sàng đeo bám, chạy xe song song với khách để mời mọc, thỏa thuận giá cả..." (Video clip)

hoặc "Hiện tượng lạ trong bia Sài Gòn" (ngày 19/07/2008):

"Tại một nhà hàng ở Quảng Ninh, anh Nguyễn Hoàng Minh phát hiện trong nhiều chai bia Sài Gòn có sợi lạ màu trắng, dài khoảng 5cm... Đại diện hãng bia cho rằng, hiện tượng kết tủa trên có thể là do khâu bảo quản, vận chuyển không đúng tiêu chuẩn.

Theo anh Minh (Hà Nội), ngày 9/7, trên đường đi công tác tại Quảng Ninh, anh cùng bạn vào nhà hàng gắn biển Hội quán bia Sài Gòn và uống 5 chai bia Sài Gòn loại lùn, màu xanh. Khi uống, họ phát hiện những vật thể màu trắng đục, khoảng nửa đầu tăm, sợi dài khoảng 5cm trong cốc bia. Hạn sử dụng trên thân chai ghi ngày 14/7".(Video clip)

hoặc "Nụ cười bé Thiện Nhân trong những ngày chữa bệnh ở Mỹ" (ngày 26/8/2008) với độ dài 1 phút 22 giây.

"Dù chỉ còn một chân nhưng bé Thiện Nhân vẫn tỏ ra khá nhanh nhẹn, nghịch ngợm trong khi chờ bố mẹ họp báo tại khách sạn Hilton ở Boston (Mỹ) hôm 23/8.

Giữa tháng 8, Thiện Nhân đã được bố mẹ nuôi đưa sang Mỹ chữa bệnh, sau khi em bị súc vật cắn mất chân phải và bộ phận sinh dục. Sau ca phẫu thuật tiết niệu tại bệnh viện Dartmouth (Seattle, Mỹ) Nhân đã có thể tiểu tiện bình thường. Mấy ngày nữa, cậu bé sẽ bay sang Chicago để làm chân giả". (Video clip)

hoặc các bài như "Thả đèn trời đêm trung thu" (ngày 15/09/2008), "Thắp

hương, cúng vái giữa ngã tư Hà Nội" (ngày 29/09/2008).

Mục Xã hội: Đây la chuyên mục có thể xuất hiện nhiều video clip nhất. Tuy nhiên, ở VnExpress, sự xuất hiện này không nhiều, chủ yếu là ảnh. Tỷ lệ xuất hiện giữa bài ảnh và bài video là 7-8:1. Cá biệt, có những tháng tỷ lệ bài chùm ảnh vào bài video clip lên tới 32:11 (tháng 11/2008).

Mục Thế giới: Lấy chủ yếu từ nguồn nước ngoài, trung bình 5 video clip/tháng. Tuy nhiên, những video này chỉ có hình ảnh động, phần âm thanh vẫn giữ nguyên như tiếng gốc (có thể là Anh, Pháp, Đức, Hindu...), không đầu tư để đọc. Các bài chỉ đơn thuần là có thêm hình ảnh và tiếng động, còn lại diễn giải bằng text. Ví dụ như video: “Trung Quốc phóng vệ tinh giúp Venezuela” (ngày 31/10/2008) hay video "Putin dạy võ" (08/10/2008).

Phần giới thiệu chỉ có một câu rất ngắn là "Thủ tướng Nga Vladimir Putin vật ngã cựu vô địch thế giới môn nhu đạo trong DVD dạy judo vừa phát hành". Video này thậm chí chỉ có hình, không có một chút âm thanh nào.

Những bài có tính chất sự kiện đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, báo thƣờng tách ra làm 2 bài. Một bài chỉ có hình ảnh và text nói về sự kiện, một bài chỉ có video clip ngắn về sự kiện đó.

Ví dụ như cùng là sự kiện khách sạn Ấn Độ chìm trong biển lửa do khủng bố tấn công ngày 27/11/2008 nhưng lại tách ra thành 2 bài riêng. Một bài có lời và 10 bức ảnh về khói lửa bốc cháy tại khách sạn nhìn từ các góc độ, lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt ngọn lửa, hình ảnh một chiếc xe trên đường phố bị thiêu rụi, hình ảnh nhà ga ngổn ngang sau vụ tấn công bắn giết, những nạn nhân được đưa đi cấp cứu, cảnh sát bế một em bé bị thương trong bệnh viện ở Mumbai, rồi hình ảnh truyền hình bắt được hình ảnh một kẻ có vũ trang được cho là thành viên của nhóm khủng bố.

Trong khi đó, cũng về sự kiện này, VnExpress lại tổ chức thêm một bài khác chỉ có một lời dẫn ngắn gọn cùng với video clip, rồi 2 bài đặt link liên kết sang nhau. Thiết nghĩ, nếu như kết hợp được với nhau, thì sẽ thành một bài báo multimedia sinh động.

Trường hợp video “Cựu ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice khoe tài chơi dương cầm” trong chuyến thăm tới Anh tạm biệt nữ hoàng Elizabeth II trước khi mãn nhiệm vào tháng 12/2008 cũng là một trường hợp tương tự. Cùng một ngày, có hai bài về một sự kiện. Một bài có video clip cùng đúng một câu giới thiệu, một bài gồm ảnh và các phần lời diễn giải về sự việc, mô tả Rice đánh đàn cùng những câu chuyện liên tưởng về năng khiếu chơi đàn dương cầm của bà Rice từ thuở nhỏ.

Mục kinh doanh: Không có video clip nào

Mục Văn hóa: Trung bình 20 clip/tháng. Bài báo multimedia tiêu biểu nhất có thể kể đến bài viết về buổi chia tay của bộ phim Nhật ký Vàng Anh sau scandal của diễn viên Hoàng Thùy Linh ngày 16/10/2007.

Thường clip ở chuyên mục văn hóa là các bài hát của một ca sĩ nào đó liên quan trong bài viết hoặc là 1đoạn film ngắn (trailer) trong bài giới thiệu về bộ phim hay nào đó để kích thích người xem. Ví dụ như: bài "Bồ cũ rao bán băng sex của Britney" ngày 30/09/2008 nói về việc tay săn ảnh Adnan Ghalib - người tình cũ của công chúa nhạc pop - khẳng định đang giữ trong tay cuốn băng nóng của cô và sẽ trao cho ai trả giá hời. Phần kết thúc bài báo có gắn kèm video clip Ca khúc "Womanizer" của Britney Spears.

Tuy nhiên, có nhiều bài cùng sử dụng một video clip trong khi hoàn toàn có thể có lựa chọn khác. Ví dụ trong bài "Bồ cũ rao bán băng sex của Britney" ngày 30/09/2008 sử dụng video clip là bài hát "Womanizer" của Britney Spears. Bài “Britney Spears sẽ lưu diễn quanh thế giới” ngày

24/09/2008 cũng dùng ca khúc này. Và đến bài “Ca khúc mới của Britney rò rỉ trên mạng” ngày 22/09/2008 cũng sử dụng bài hát này. Trong khi thời điểm của các bài viết này cách nhau không xa về thời gian, viết về cùng một nhân vật chính là ngôi sao nhạc pop Britney gây cảm giác nhàm chán và tẻ. Vì trên thực tế, dù đây là bài hát “hot” đi chăng nữa cũng không nên dùng nhiều lần. Vì Britney còn rất nhiều bài hát khác nữa cũng hay và cuồng nhiệt không kém.

Mục Thể thao: Video clip chủ yếu của mục “Thể thao nước ngoài”, trung bình 14 clip/tháng.

Tuy nhiên, mục này chưa tận dụng được thế mạnh của multimedia, một số bài trình bày hời hợt. Có bài có video clip, nhưng cách trình bày khiến bài báo trở thành một bài toàn text và những con số.

Ví dụ như bài: “Xem U22 Việt Nam thi đấu thành công tại Cup Merdeka” ngày 25/10/2008. Có 3 video, tuy nhiên, các video này đều dẫn tới một link khác. Toàn bài dài hơn 300 chữ, không hề có một bức ảnh hoặc

phương tiện phi văn tự nào khác ngoài các con số và chữ. Trong khi, nếu trình bày tốt, đây sẵn sàng trở thành một bài báo hấp dẫn, sinh động và làm nức lòng những khán giả đam mê cuồng nhiệt môn thể thao Vua này.

Sau khi thắng Myanmar 3-1 ở ngày khai mạc Cup giao hữu Merdeka (Malaysia), U22 Việt Nam do HLV Mai Đức Chung dẫn dắt đã có chiến thắng đậm tới 4-0 trước U20 Mozambique ở trận thứ hai tại vòng bảng (xem video).

Kết thúc vòng bảng với 7 điểm và giành ngôi nhất, U22 Việt Nam phải rất chật vật mới vượt qua được U20 Sierra Leone tại bán kết (xem video).

Đối thủ của Việt Nam ở chung kết tối thứ bảy này là chủ nhà Malaysia, đội toàn thắng vòng bảng (trong đó có kết quả 4-0 trước U20 Sierra Leone). Ở bán kết, họ đè bẹp Myanmar 4-0 (xem video).

Trường hợp bài: "5 bàn thắng để đời của Rooney tại MU" ngày 23/10/2008 cũng tương tự. Bài viết chỉ đơn thuần liệt kê ra 5 bàn thắng, kèm theo một liên kết tới một bài khác có video clip của từng bàn thắng.

Bàn ấn định chiến thắng 3-2 đúng vào phút bù giờ hiệp hai, trận gặp Milan ở Champions League hồi tháng 4/2007 (xem clip). Siêu phẩm trong chiến thắng 2-1 trước Portsmouth, tại Cup FA tháng 1/2007 (xem clip).

Cú quất bóng sấm sét từ khoảng 30 mét, trận gặp Newcastle ở Ngoại hạng tháng 4/2005 (xem clip).

Cú sút căng như "nã đạn" từ khoảng cách chừng 20 mét vào lưới Boro, trong trận thắng 3-0 ở Cup FA hồi tháng 1/2005 (xem clip).

Pha đá phạt trực tiếp trong trận ra mắt MU, khi gặp Fenerbahce ở Champions League hồi tháng 9/2004 (xem clip).

Mục Pháp luật, Đời sống: Không có video clip.

Mục Khoa học: Trước 2008, mục này không có clip. Từ năm 2009, mới có clip với tần suất 3-4 video clip/tháng.

Mục Vi tính: Tất thảy có 40 clip, chỉ đơn thuần là video clip cùng 1-2 câu dẫn ở sapo. Ví dụ như video clip "Túi laptop phá cách từ quần bò"

(ngày 17/10/2008), hoặc "Đập hộp „bom tấn‟ Xperia X1 và C905 8,1 mpx"

(ngày 13/10/2008), hay "Mánh khóe ăn cắp và gửi thông tin ATM đến điện thoại" (ngày 13/10/2008). “Tai nạn siêu xe Ferrari đụng độ Porsche” (ngày 9/9/2008).

Mục Truyện cƣời: Có rất nhiều clip hài hưng không phải là bài báo.

Thống kê các bài báo có sử dụng video clip:

STT Chuyên mục Số clip 1 Xã hội 64 2 Thế giới 40 3 Kinh doanh 0 4 Văn hóa 160 5 Thể thao 112 6 Pháp luật 0 7 Đời sống 0 8 Khoa học 0 9 Vi tính 40 10 Ôtô - Xe máy 32 11 Bạn đọc viết 0 12 Tâm sự 0 13 Rao vặt 0 14 Cười 20 Tổng số 468

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)