Chủ trương ứng dụng multimedia của VnExpress

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của VnExpress

Còn theo ông Phan Phú Khương, phụ trách mảng công nghệ thông tin của báo điện tử Vnexpress, báo điện tử là một loại hình trẻ và những con người làm báo điện tử phần lớn là những con người rất trẻ. Họ luôn luôn tiếp cận nhanh nhất với những công nghệ mới. “Để làm việc với mô hình báo chí đòi hỏi nhiều thứ tương tác, nhiều thứ nhanh nhạy như vậy, mỗi người làm báo điện tử cần thiết phải có nhiều kỹ năng, kỹ năng viết chắc chắn là cần và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay để ra tác phẩm cuối cùng

là các bài báo hoàn chỉnh". [19]

Trên thực tế, cơ cấu phóng viên báo điện tử trong những tòa soạn báo giấy vẫn chỉ là việc đăng lại hoặc biên tập lại những thông tin đã có trên báo giấy rồi đưa lên mạng. Những công việc thuần túy như vậy không yêu cầu phóng viên phải biết nhiều kỹ năng về máy tính, chỉ cần sử dụng được Microsoft Word và biết truy cập internet là được.

Tuy nhiên, ngày nay văn hóa đọc đã thay đổi. Đời sống thay đổi và công nghệ cũng đã làm thay đổi tư duy báo chí của công chúng điện tử. Một bài báo dài là sự tra tấn đối với độc giả, dù có nhiều thông tin hay đến mấy.

Trong bối cảnh, phương thức truyền thông truyền thống “một nguồn - đa tiếp nhận” (one - to - many) nay đã được thay bằng “đa nguồn - đa tiếp nhận” (many - to - many) [9, tr.82], công chúng mạng điện tử chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin. Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng cho biết, muốn chiếm được lượng độc giả, tờ báo cần phải có hướng đi riêng. Một bài báo muốn được độc giả để mắt tới, trên 99% nằm ở khả năng rút tít hấp dẫn. Nhưng điều giữ độc giả trung thành với tờ báo lại nằm ở chất lượng thông tin và ở cách người làm báo kể câu chuyện đó như thế nào. Ông Thắng cho biết: “Báo điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa thông tin”. Và tất nhiên, muốn dùng tối thiểu con chữ, ngoài viết ngắn, viết hay, cần phải sử dụng các phương tiện phi văn tự khác trực quan hơn, hấp dẫn và sinh động hơn như: đồ họa, audio, video… Như vậy, chủ trương của VnExpress là thực hiện các video clip càng đơn giản càng tốt.

2.4. Ứng dụng multimedia trong việc thể hiện nội dung tác phẩm báo chí trên 3 trang báo điện tử.

2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng multimedia

2.4.1.1. Đội ngũ nhân sự

Phóng viên, biên tập viên điện tử của Tuổi Trẻ Online và VnExpress là những người có kinh nghiệm về báo điện tử và video clip hay audio không phải là “những câu chuyện rất mới” đối với họ. Tuy nhiên, họ chưa phải là những người được đào tạo thực sự bài bản về multimedia. Họ được đào tạo ngay từ khâu tuyển dụng về cách viết ngắn nhất, truyền tải thông tin nhanh nhất tới công chúng, nhưng lại chưa được hướng tới để trở thành những nhà báo đa phương tiện, mặc dù đội ngũ nhân sự của cả hai tờ báo đều tương đối trẻ. Riêng Tuổi Trẻ Online, họ có đội ngũ thực hiện các chương trình truyền hình riêng, và “ít gắn kết” với các phóng viên, biên tập viên báo điện tử.

Nhìn nhận một cách khách quan, đến nay, cả hai tờ báo vẫn chưa thực sự có nhiều bài báo đa phương tiện. Nói cách khác, thế mạnh của truyền thông đa phương tiện chưa được khai thác triệt để. Các phóng viên, biên tập viên đầu tư công sức vào cho các đoạn băng audio, video trong bài báo chưa thực sự chưa nhiều. Họ thực hiện các video clip nhưng lại để riêng ra một bên, sang một chuyên trang khác. Các bài báo được cho là đa phương tiện vẫn còn quá đơn giản so với những tiêu chuẩn cần có của một bài báo đa phương tiện.

Đối với báo VietNamNet (trước kia là báo điện tử VietNamNet), đội ngũ phóng viên, biên tập viên được đầu tư mạnh dạn hơn về truyền thông đa phương tiện. Đội ngũ thực hiện các video cho bài báo đa phương tiện của VietNamNet đều được đào tạo báo chí chuyên ngành truyền hình hoặc đã từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Họ có tuổi đời trẻ (từ 24 đến 32 tuổi), gắn kết và đều là những người sẵn sàng trải nghiệm, sẵn sàng thực hiện những cái mới và sẵn sàng lên đường.

Như vậy, để ứng dụng tốt multimedia cần có sự chuẩn bị, đào tạo đội ngũ phóng viên có chất lượng. Đây được xem là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả của việc ứng dụng multimedia đối với mọi cơ quan báo chí.

2.4.1.2. Cơ sở hạ tầng

Tuổi Trẻ Online, VnExpress, VietNamNet đều sử dụng đường truyền ổn định, có khả năng đáp ứng được lượng lớn người truy cập trong ngày. Đây đều là ba tờ báo hàng đầu của Việt Nam, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống mạng đều được thực hiện từ rất sớm và liên tục, có thể đáp ứng được việc xem truyền hình và nghe audio trực tuyến.

Tuy nhiên, cũng không thể tránh được các trường hợp phải mất thời gian rất lâu với có thể tải được các đoạn băng audio và video bởi việc nghe,

xem trực tuyến không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống server phân tải, mà còn phụ thuộc vào đường truyền internet ở nơi mà độc giả truy cập.

Đối với việc thu âm các đoạn băng audio, Tuổi Trẻ Online có phòng thu âm riêng. Tuổi Trẻ Online cũng có bộ phận xử lý các đoạn băng video mà họ thực hiện. Riêng VietNamNet, có hẳn một trường quay hiện đại hơn rất nhiều. Điều này dễ dàng lý giải, bởi trước đó, VietNamNet đã từng thành lập một trung tâm truyền hình với vốn đầu tư 2 triệu USD. Thậm chí, lãnh đạo VietNamNet còn ấp ủ tham vọng biến VietNamNet thành tập đoàn báo chí với đầy đủ các loại hình báo chí.

Rõ ràng là, nếu thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, các báo sẽ không thể triển khai được việc ứng dụng multimedia. Đây có thể xem là điều kiện tiên quyết để thực hiện tham vọng triển khai ứng dụng multimedia.

2.4.1.3. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất của ba tờ báo có phần khá giống nhau. Đối với báo Tuổi Trẻ Online: Phóng viên sẽ thực hiện viết bài, trình bày bài báo sơ lược về hình thức (như thêm biểu đồ, bảng biểu, các box nội dung bổ sung, lưu ý). Sau đó, biên tập viên sẽ biên tập, rà soát lại, chỉnh sửa về mặt nội dung, hình thức. Nếu bài có vấn đề thì sẽ chuyển lên cấp cao hơn là trưởng ban, thư ký tòa soạn hoặc tổng biên tập cân nhắc xem có ký duyệt không. Nếu được thông qua, bài viết sẽ được chuyển cho bộ phận soát lỗi. Sau khi bài đã được duyệt, sẽ chuyển cho bộ phận âm thanh để audio hóa toàn bộ bài viết và xuất bản.

Đối với báo VnExpress, quy trình sản xuất cũng tương tự nhưng kém đầu tư hơn vì không có bộ phận âm thanh.

Đối với báo VietNamNet, tin bài có sử dụng video được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là tin bài do nhóm sản xuất video tự đề xuất thực hiện.

Loại thứ hai là tin bài do các ban khác đề xuất, nhóm sản xuất video cùng phối hợp thực hiện.

Đối với loại tin bài thứ nhất, nhóm sản xuất video sẽ lên kịch bản nội dung sơ bộ, sau đó đến hiện trường quay phim, lấy tư liệu. Sau khi thực hiện phần quay phim xong, các đoạn băng dữ liệu sẽ được biên tập chỉnh sửa, hay còn gọi là khâu dựng hậu kỳ. Lúc này, phần lời đọc cũng đã được viết thành văn bản cụ thể. Người được phân công đọc lời bình (thường là một người cố định trong nhóm nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo tình hình cụ thể) sẽ thực hiện phần đọc của mình, khớp nối sao cho phần lời đọc phù hợp cả về nội dung lẫn độ dài của đoạn băng. Sau khi phần hình và phần tiếng đã hoàn thành, bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện việc chuyển đổi định dạng đoạn băng audio về chế độ nhẹ hơn để người xem có thể dễ dàng nghe, xem các đoạn băng này mà không gặp bất cứ một sự bất tiện nào ngay cả khi tốc độ đường truyền không như ý muốn. Sau khi thực hiện xong xuôi các thao tác biên tập chỉnh sửa cả về nội dung lẫn kỹ thuật, bài báo sẽ chuyển qua trưởng nhóm video kiểm duyệt, sau đó chuyển lên cấp cao hơn là thư ký tòa soạn. Sau khi kiểm tra, kiểm duyệt xong xuôi, nếu như tác phẩm không gặp vấn đề gì, thì sẽ được xuất bản ở chuyên mục truyền hình.

Đối với tin bài do các ban khác đề xuất, nhóm sản xuất video cùng phối hợp thực hiện, việc thu thập thông tin viết bài và quay phim diễn ra cùng một lúc. Sau đó, phóng viên thực hiện bài viết của mình, còn nhóm phóng viên truyền hình biên tập và chuẩn bị nội dung theo định hướng mà ban đề xuất tin bài đưa ra. Riêng đối với các video lấy nguồn từ nước ngoài, biên dịch viên ban quốc tế sẽ thực hiện việc cung cấp nội dung, còn ban sản xuất video chỉ việc biên tập khuôn hình và kỹ thuật. Sau khi thực hiện xong xuôi, bài viết và video được kiểm duyệt và xuất bản.

Quy trình sản xuất là yếu tố góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng và tốc độ triển khai ứng dụng multimedia vào trong sản phẩm báo chí. Quy trình này phần nào phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ phóng viên, đồng thời phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và việc đầu tư trang thiết bị của tòa soạn báo. Do vậy, việc kết hợp của cả ba yếu tố: con người - công nghệ kỹ thuật và quy trình, sẽ là điều kiện cho ra đời sản phẩm báo chí mà trong đó, ứng dụng multimedia đạt hiệu quả cao nhất.

2.4.1.4. Định hướng lãnh đạo

Việc một tờ báo có ứng dụng mạnh mẽ multimedia vào việc tổ chức và trình bày một tác phẩm báo chí hay không phụ thuộc rất nhiều vào định hướng của người đứng đầu tòa soạn. Vì sao lại có điều này? Việc ứng dụng multimedia thực chất không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về mặt kỹ thuật trình bày bài báo, mà nó còn liên quan đến tư duy về vấn đề, sự kiện, liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị hoặc thay đổi, quy hoạch về mặt nhân sự. Một nhà báo truyền thống chỉ có cuốn sổ, bút, chiếc máy ghi âm và máy ảnh. Nhưng người làm báo hiện đại còn phải sẵn sàng mang theo cả máy quay, laptop và các phương tiện kỹ thuật bổ trợ khác để có thể thực hiện một bài báo có cả chữ, cả hình, cả tiếng. Thay vì chụp một bức ảnh sao cho sáng sủa, đạt về khuôn hình, người làm báo cần phải suy nghĩ xem bức ảnh này diễn tả được những gì, nó sẽ nằm trong chỉnh thể bài viết ra sao, tổ chức theo hình thức nào (theo kiểu chùm ảnh đơn hay trình diễn ảnh) để người đọc hiểu được dụng ý của các bức ảnh…

Nếu như lãnh đạo muốn đổi mới cách thức thực hiện và thể hiện nội dung, họ sẽ có những chính sách và yêu cầu nhất định, có chế độ thưởng phạt, động viên, khuyến khích để nhân viên đi theo cách làm mới đó. Thậm chí, họ

có thể tuyển hẳn một đội ngũ được đào tạo bài bản về truyền hình, phát thanh và nhiếp ảnh để định hướng ấy được thực hiện.

Và thực tế cho thấy, những vị lãnh đạo báo chí nào càng đổi mới về tư duy báo chí, càng am hiểu và bắt kịp được hơi thở của báo điện tử thế giới, việc ứng dụng multimedia vào các bài báo càng mạnh mẽ và thành công.

2.4.2. Các hình thức ứng dụng multimedia vào trong bài báo điện tử

Theo định nghĩa, truyền thông đa phương tiện là việc trình diễn thông tin dưới nhiều loại hình truyền thông khác nhau (audio, video, tranh ảnh, đồ họa, văn bản, trình diễn ảnh,… ) trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng loại hình. Xét theo khía cạnh này, các hình thức ứng dụng multimedia bao gồm:

- Bài có đoạn băng audio (kèm theo hoặc không kèm theo ảnh, đồ thị, slideshow): Bài viết có đính kèm một đoạn băng ghi âm, một đoạn băng phát thanh để bổ sung, bổ trợ, minh họa cho thông tin bằng chữ viết. Để nghe được, cần có phần mềm Real Player cài sẵn.

- Bài có video clip (kèm theo hoặc không kèm theo ảnh, đồ thị, slideshow).

- Bài có sử dụng hoạt hình

- Bài dạng text có ảnh (đồ thị, slideshow): Dạng bài thông thường nhất hay gặp trên các trang báo điện tử cũng như trên báo in.

- Phỏng vấn trực tuyến (Giao lưu, tọa đàm trực tuyến): Dạng bài trao đổi trực tiếp về một vấn đề đang được xã hội quan tâm, những nhân vật nổi tiếng hoặc vào một dịp kỷ niệm nhất định. Thông thường, ban biên tập của báo sẽ thông báo chủ đề, nhân vật, thời gian tổ chức buổi giao lưu để người truy cập cùng tham gia đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, việc xem xét một bài báo điện tử có thực sự là bài báo ứng dụng multimedia hay không, cần dựa trên tiêu chí loại hình. Ví dụ, bài báo có ảnh, text, có video hoặc audio thì được gọi là bài báo đa phương tiện. Còn nếu chỉ có ảnh và text, thì tạm thời không xếp đó vào là bài báo đa phương tiện. Vì thực tế, bài có ảnh và text là bài báo thông thường mà bất cứ một tờ báo điện tử nào cũng có.

Xét theo quan điểm như vậy, thì hình thức ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online là: bài có đoạn băng audio (có hoặc không có ảnh, đồ thị).

Đối với VietNamNet, hình thức ứng dụng multimedia mà tòa báo sử dụng là: bài có đoạn băng audio (có hoặc không có ảnh, đồ thị), bài có đoạn băng video (kèm hoặc không kèm theo ảnh, đồ thị), giao lưu trực tuyến.

Đối với báo VnExpress, hình thức ứng dụng multimedia chủ yếu là bài có đoạn băng video.

2.4.3. Khảo sát việc ứng dụng multimedia ở ba báo VietNamNet, Tuổi Trẻ

Online và VnExpress

2.4.3.1. Báo VietNamNet

- Cấu trúc của một video do VietNamNet thực hiện: Hình hiệu (3-4 giây):

Phần nội dung: + Có thể có người dẫn xuất hiện hoặc không.

+ Các cảnh quay

+ Người được phỏng vấn trả lời

- Nhận xét về việc ứng dụng multimedia vào việc trình bày, tổ chức và thể hiện nội dung tác phẩm báo chí của VietNamNet.

+ Các bài báo ứng dụng multimedia đều là các bài phản ánh về các sự việc, vấn đề đƣợc dƣ luận quan tâm, tính xã hội và định hƣớng cao. Các vấn đề được khai thác đa dạng, từ “Hoa Trung Quốc đánh bật hoa nội” (ngày 25/01/2008), “Khổ ải cầu an ở Tổ đình Phúc Khánh” (ngày 21/02/2008), “Đi ăn cơm bụi trong cơn bão giá” (ngày 24/02/2008) đến chuyện quy hoạch thành phố Hà Nội.

Có thể nói, đề tài được thực hiện trong các video của VietNamNet rất đa dạng, phong phú, từ những đề tài nhỏ như “xe đạp ruồi”, cháy ô tô trên phố, mũ bảo hiểm thời trang, chống ăn trộm mũ bảo hiểm… đến những vụ như tuyên án 'ông Tổng PMU 18', miền Trung chìm trong bão lũ. Đơn cử như video: “Đi ăn cơm bụi trong cơn bão giá” (ngày 24/02/2008).

Sapo bài: Cơm bụi, cơm sinh viên, công nhân được coi là rẻ nhất nhưng giờ đây nó khiến người ăn phải cân nhắc rất nhiều vì giá tăng lên đáng kể. Mời quý vị đi chọn cơm bình dân cùng phóng viên VietNamNet qua video clip sau.

Cảnh quay Lời dẫn Thời

gian (giây)

Hình hiệu 4

Cảnh các quán cơm công nhân và sinh viên.

2 Người dẫn đứng trước

quán cơm

Thưa quý vị và các bạn, trước tình hình giá cả leo thang như hiện nay một mớ rau muống chỉ có giá từ 4-5.000 đồng thì nay đã tăng giá lên 15.000 đồng. Thịt thì tăng gấp đôi, gấp ba lần, thậm chí một bát phở ăn sáng đã có giá 20.000 đồng. Vậy với

sinh viên, công nhân, lao động phổ thông, bữa cơm trước đây của họ chỉ có giá 4- 5000 đồng thì nay đã tăng đến bao nhiêu? Một sinh viên nói Giá cơm phải tăng đến 50%. Một đĩa cơm

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)