Khảo sát việc ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 57)

7. Kết cấu luận văn

2.4.3.2.Khảo sát việc ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online

Nếu như ở nhiều tờ báo có tình trạng “internet hóa phát thanh truyền hình” như HanoiTV và HTV, thì ở Tuổi Trẻ Online lại có chuyện ngược lại đó là “audio hóa” các bài báo. Có nghĩa là các bài báo được cho thêm phần audio và Tuổi Trẻ Online bắt đầu audio hóa các bài báo từ tháng 5/2007.

- Cấu trúc của một đoạn băng audio:

Mỗi đoạn băng audio gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết thúc.

+ Phần mở đầu là lời chào: “Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình đọc báo của Báo Tuổi Trẻ Online” + Nhạc hiệu (người đọc là nam hoặc nữ).

+ Phần nội dung, phát thanh viên đọc toàn bộ bài viết, không sai một từ, chữ nào, ngay cả khi đó là bài phỏng vấn.

+ Phần kết thúc là lời cảm ơn: “Cảm ơn quý vị và các bạn đã nghe chương trình đọc báo của báo Tuổi Trẻ Online)” + nêu tên tác giả/ người thực hiện bài báo.

- Các đoạn băng audio này có những đặc điểm chung sau:

+ Tin của Tuổi Trẻ Online thƣờng ngắn (200-300 chữ). Do đó, những bài có đoạn băng audio thƣờng là bài có ký tự dài từ 500- 1.000 chữ. Tương ứng với đó, đoạn băng audio có dung lượng thời gian từ 2-3 phút. Tuy nhiên cũng có một số tin ngắn nhưng vẫn được audio hóa. Ví dụ như tin

“Nạo vét luồng, nạo luôn cả cát cồn” ngày 30/09/2008 chỉ có 189 từ. Những bài có đọc audio thường có 2-3 tác giả thực hiện, thậm chí nhiều hơn.

+ Phần audio kém sinh động.

Phần này chỉ đơn thuần là đọc, rồi thu âm ở phòng thu tòa soạn, không có phần tiếng động hiện trường, không có phần lời nói thực của người được

phỏng vấn. Chưa kể, giọng của người đọc nhanh và đều đều, không có điểm nhấn, thậm chí việc ngắt nhịp cũng không được chú trọng nhiều. Điều này khiến phần đọc audio “trơn tru” đến mức bằng phẳng, kém sinh động. Ví dụ như bài "Thông đường bay, chưa thông đường tàu" ngày 30/9/2008, người đọc đọc tất cả các phần, ngay cả những phần không nhất thiết phải đọc.

Cụ thể, nguyên gốc phần mở đầu bài báo gồm:

Tiêu đề: Thông đường bay, chưa thông đường tàu * Cấp điện cho miền Bắc và miền Trung gặp khó do sự cố

TT(Hà Nội, TP.HCM) - Các hãng hàng không cho biết trong ngày hôm nay 30-9 khôi phục các đường bay từ TP.HCM, Hà Nội đến các sân bay miền Trung. Vietnam Airlines (VNA) cho biết các đường bay từ TP.HCM và Hà Nội đến các sân bay ở miền Trung được khôi phục như thường lệ từ 7g sáng nay 30-9.

Phát thanh viên đọc cả phần chữ bôi đen, trong khi phần này hoàn toàn có thể bỏ mà không ảnh hưởng gì đến nội dung.

+Việc ứng dụng multimedia vào bài báo chƣa thực sự đƣợc chú trọng ở mức cần có.

Ví dụ như những bài viết nhân dịp Noel, Quốc tế Phụ nữ, Ngày Lễ Tình nhân Valentine 14/2, Lễ đón Giáng sinh 25/12… không thấy sử dụng nhiều hình ảnh hay đoạn băng video. Những bài về đề tài như này, nếu như có phần hình ảnh động, phần âm thanh ghi lại không khí mua sắm tấp nập, cách thức chào mừng chờ đón các sự kiện này ở các khu vực, thành phố tiêu biểu của cả nước thì sẽ đem lại “hương vị”, luồng gió mới cho tờ báo.

+ Một số chuyên mục nhƣ "Thể thao" với những trận cầu đỉnh cao, các trận đua xe, các pha ghi bàn trong các trận đấu bóng hay tennis... lẽ ra cần có cả hình ảnh, video.... Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, các

bài được trình bày cũng như những tin khác. Ở những tin có audio, hầu như không có bảng biểu, số liệu hay đồ thị.

+ Chất lƣợng các đoạn băng audio tốt. Công chúng tải file để nghe nhanh, không bị giật.

Như vậy, việc đưa các đoạn băng audio vào trong các bài viết của Tuổi Trẻ Online "chưa thực sự" là một bài báo đa phương tiện. Nó không hề bổ sung thêm một phương diện hay góc nhìn mới nào cho sự kiện mà mới đơn thuần là việc "audio hóa" phần nội dung tin bài bằng chữ.

Nếu nói multimedia là sự kết hợp giữa các loại hình truyền thông, thì việc sử dụng đoạn băng audio trong các bài báo của Tuổi Trẻ Online chưa thực sự tận dụng hết thế mạnh của phát thanh. Đúng như phần lời chào trong các đoạn băng audio, đây là "chương trình đọc báo của báo điện tử Tuổi Trẻ Online". Nó giúp những người đọc không phải đọc bài, chứ không đem lại một góc nhìn, một sự trình bày hấp dẫn cho bài báo.

Khảo sát cụ thể từng chuyên mục:

Mục Xã hội: Các đoạn băng audio trong mục Xã hội thường là những bài nói về các vấn đề xã hội, chủ yếu là vấn đề nóng, được nhiều người quan tâm. Ví dụ như: “Tổng kiểm tra sản phẩm từ động vật cung ứng thị trường tết” (ngày 09/01/2008), “Quá nhiều phòng mạch vi phạm qui chế” (ngày 09/01/2008), “Truy tìm ... urê ở chợ cá: Có kết quả thì... cá bán hết!” (ngày 5/10/2007), “Ngày đầu tiên phân luồng tại TP.HCM: Kẹt xe kinh khủng!”

(ngày 04/11/2007)...

Hầu như mọi bài phỏng vấn đều được audio hóa. Tuy nhiên, những bài phỏng vấn này cũng là đọc lại, chứ không phải là bài phỏng vấn có người hỏi và người trả lời thực tế.

Ví dụ: Bài "Thêm phương án thu phí ôtô, xe máy" (ngày 04/10/2009),

nói về dự thảo đề án thành lập quỹ bảo trì đường bộ đang được Bộ Giao thông vận tải xây dựng, dự kiến sẽ thu phí theo đầu môtô, xe máy khi đăng ký mới và phí lưu hành ôtô để lấy nguồn vốn cho bảo trì đường bộ, trong phần box bổ sung thêm, có đoạn:

Chiều 3-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Quyền - Cục phó Cục Đường bộ VN - cho biết nguồn kinh phí để bảo trì đường bộ hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách cấp và không đủ so với nhu cầu. Việc thu phí cầu đường hiện nay phần nộp vào ngân sách nhà nước nhưng nhiều công trình tiền thu phí được sử dụng để hoàn vốn cho chủ đầu tư công trình đó.

Ông Quyền nói: “Việc thu phí lưu hành phương tiện để xây dựng quỹ bảo trì đường bộ được dựa trên cơ sở quy định, cho phép của Luật giao thông đường bộ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người đọc đọc luôn phần "Ông Quyền nói:..." (in đậm), chứ không cho tiếng phát biểu thực tế của ông Quyền vào.

Lý giải cho điều này, có thể có những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc đọc lại nội dung của bài phỏng vấn nhanh và đơn giản hơn nhiều so với việc cắt cúp băng ghi âm "người thật, việc thật".

Thứ hai, có thể vì chất lượng băng phỏng vấn nguyên gốc quá kém hoặc lẫn quá nhiều tạp âm.

Thứ ba là do chủ trương của báo chỉ đơn thuần là audio hóa. Trên thực tế thì nguyên nhân thứ nhất và thứ ba là nguyên nhân chính, vì việc biến các băng ghi âm "người thật, việc thật" có tiếng của người hỏi, có tiếng trả lời của người được phỏng vấn xen lẫn với tiếng động hiện trường mất rất nhiều thời gian. Nó không cần đòi hỏi nó phải là một chương trình phát thanh, không cần

phải tiếng động hiện trường như một phóng sự nhưng nên có phần tiếng nói của người trả lời phỏng vấn, quan chức cấp cao... để tăng thêm tính sinh động và thuyết phục.

Những bài viết về các sự kiện lớn về chính trị, về Đại hội Đảng, Đoàn… cũng được ưu tiên đọc và ghi âm thành đoạn băng audio. Ví dụ như:

"Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X: Tạo động lực tiếp tục đổi mới", “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quản lý tốt an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế phát triển (ngày 23/12/2008)…

Mục Thế giới: Các bài được đọc thường là những bài dịch mang tính bình luận, phân tích, những bài báo mang tính chất vấn đề hơn là sự kiện, diễn biến thời sự hàng ngày như bình luận về mối quan hệ hợp tác chiến lược của Nga - Trung Quốc, mối quan hệ Nga - Gruzia… hoặc những sự kiện mang ý nghĩa xã hội và quốc tế rộng lớn, được nhiều người quan tâm. Ví dụ như tin bão Parma tấn công vào Philippines gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, những trận động đất mà Indonesia phải hứng chịu, chạy bão Ike ở Mỹ (16/09/2008).

Mục Thể thao:

- Phần “Tin thể thao” rất ít audio, chỉ những bai dài mới có.

- Phần “Nhân vật và sự kiện”: nhiều audio hơn, thậm chí liên tục hơn, liên tiếp các bài đều có audio.

- Phần “Câu chuyện thể thao”: liên tục có audio, tần xuất đến trên 90%.

Mục Giáo dục: Các bài được audio hóa có độ dài khoảng 300-400 chữ.

Mục Khoa học: Các bài audio hóa có nhiều ảnh, ví dụ như “Sông Thị Vải ô nhiễm nặng, bọt hóa chất trắng xóa trên mặt sông” (ngày 07/08/2008), “Tái tạo lại khuôn mặt bị biến dạng do tai nạn giao thông”

(ngày 05/08/2008),“GS Phan Nguyên Hồng đoạt giải của Ủy ban giải thưởng Cosmos quốc tế” (ngày 28/07/2008)…

Mục Kinh tế: Các bài audio hóa, dùng thêm các box nhưng chủ yếu là box chữ, ví dụ như “Hạn chế nhập siêu: Ôtô xịn vẫn "bay" về” (ngày 07/07/2008), “Vẫn lấn cấn chuyện thu phí cho vay” (ngày 07/07/2008…

Mục Văn hóa - giải trí: Cùng là lịch hoạt động trong hội sách nhưng bài có audio bài không, ví dụ bài “Lịch các hoạt động tại Hội sách lần 5- 2008” (11/3/2008). Các bài được đọc đều là bài về các vấn đề văn hóa như:

Nhiều Cánh diều vàng không có chủ (ngày 10/03/2008), Sài Gòn đất chật người đông từ góc nhìn văn hóa, Liên hoan phim ngắn quốc tế Clermont - Ferrand 2008 (ngày 09/03/2008)…

Mục Nhịp sống số: rất ít audio. Đa số các bài giới thiệu game mới thường sử dụng nhiều ảnh. Một bài có 4-5 ảnh, chủ yếu ảnh minh họa và có box nhưng box rất đơn giản. Có những bài có tới 10 bức ảnh cùng với 3 video. Ví dụ như bài “Các game "hâm nóng" E3 2009” có hẳn ba trailer giới thiệu về 3 game Super Mario Bros Wii, Final Fantasy XIV, God of Wars 3 ngày 05/06/2008.

Thống kê số audio Tuổi Trẻ Online thực hiện từ 2005-2008:

STT Chuyên mục Số đoạn băng audio

1 Chính trị - Xã hội 1.584 2 Thế giới 1.440 3 Thể thao 4.500 4 Giáo dục 1.512 5 Khoa học 145 6 Nhịp sống số 144 7 Kinh tế 1.513

8 Văn hóa - Giải trí 1.441

9 Nhịp sống trẻ 1.296

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 57)