7. Kết cấu luận văn
3.1.1. Nâng cao nhận thức về hiệu quả của multimedia trên báo điện tử
Sự xuất hiện của multimedia tạo ra nhiều thay đổi nhưng cũng tạo ra khoảng trống lý luận về ứng dụng nó trong báo điện tử.
Chuyện một phóng viên báo giấy phải đóng góp tin bài cho báo điện tử đã trở thành vấn đề phổ biến. Việc thích nghi với multimedia không quá khó khăn với những phóng viên trẻ. Nhưng đối với người đã chỉ quen viết 15 - 20 năm, giờ thay đổi không dễ dàng. Do vậy, việc thường xuyên có các buổi đào tạo, tự huấn luyện người làm báo những kỹ năng tối thiểu và cần thiết để thực hiện một bài báo multimedia là vô cùng hữu ích. Ít nhất nó cũng làm thay đổi tư duy của người làm báo, để khi thực hiện bất cứ một tác phẩm nào, họ cũng nghĩ ngay đến việc đối với một sự kiện, sự việc nhất định, sẽ phải lựa chọn cách thức trình bày và thể hiện nội dung như nào là hiệu quả nhất.
Hiện nay, các công ty viễn thông, các công ty giải trí đang chen chân vào lĩnh vực truyền thông. Nếu không mạnh dạn trong việc ứng dụng multimedia, không có một chiến lược nội dung và kinh doanh đúng đắn, ngay cả các tờ báo lớn nhất cũng khó có thể có chân trong “thị trường” tích hợp các phương tiện truyền thông mới.
Vì sự tích hợp các phương tiện truyền thông thay đổi, nên định nghĩa về tin tức cũng thay đổi. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thông tin internet và thư điện tử có thể làm cho con người trên khắp thế giới gặp gỡ nhau qua mạng. Ở đó họ chia sẻ cùng nhau kiến thức, thuật lại cho nhau những chuyển biến mới nhất với hàng ngàn chủ đề. Những bộ phận được dùng nhiều nhất trong hệ thống đó là các diễn đàn và những trang tin điện tử. Và người sử dụng chọn thông tin theo những đề tài mà họ thích thú.
Theo truyền thống, các phương tiện truyền thông quyết định cái mà công chúng cần phải biết về một sự kiện nào đó. Hơn thế nữa, các phương tiện truyền thông đặt ra chương trình chung bằng cách sắp xếp sự quan trọng của các chuyên mục (một cách tương đối) – theo sự trình bày và kích cỡ của chuyên mục hay trình tự trình chiếu trong chương trình truyền hình. Đảm đương nhiệm vụ như người gác cổng thông tin, các phương tiện truyền thông quyết định các sự kiện được bộc lộ đến mức độ nào. Với việc xuất hiện của phương tiện truyền thông qua mạng, tất cả những điều đó đang thay đổi. Càng ngày công chúng càng có khả năng lựa chọn từ núi thông tin khổng lồ và tự quyết định cái nào quan trọng, cái nào không. Không giống như báo, truyền hình, tạp chí, các phương tiện truyền thông qua mạng có không gian gần như vô hạn để truyền tải thông tin.
Những sự thay đổi đó sẽ yêu cầu một sự điều chỉnh trong vai trò của các nhà báo. Các nhà báo sẽ phải giúp công chúng chọn lọc thông tin qua “núi” thông tin khổng lồ, nói cho họ biết cái nào là quan trọng và trình bày hợp lý nhất để họ có thể tìm thấy cả phát thanh, truyền hình trên báo điện tử.
Lúc này, nhà báo sẽ có rất nhiều việc phải làm. Các sự kiện phải được tổ chức thành một bài báo hay một chương trình dễ tiếp thu, hữu dụng. Nhưng những dịch vụ truyền thông mới cũng sẽ đòi hỏi các nhà báo trình độ kỹ năng
rộng hơn. Trong khi một số nhà báo có thể tập trung vào viết như hiện nay, tthì họ sẽ phải thể hiện sự đánh giá phong phú hơn qua hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bản đồ – và thậm chí các thiết bị nghe nhìn – có thể bổ sung cho bài báo của họ. Các nhà báo sẽ phải am hiểu các loại hình truyền thông, bằng thị giác cũng như bằng ngôn từ. Nhiều cơ quan báo chí đang ủng hộ thực tế đó vì họ cố gắng làm cho các phóng viên tư duy bằng hình ảnh nhiều hơn và các nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim tư duy bằng ngôn từ nhiều hơn. Để cung cấp những kỹ năng này, các trường báo chí truyền thông đang thay đổi chương trình giảng dạy để giúp sinh viên cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những điểm cần thiết của tất cả các loại hình truyền thông.
Mặc dù sự thay đổi gây ra nhiều phiền toái, nhưng nó cũng đem đến những hi vọng. Người làm báo cần coi đây là cơ hội để mình tham gia vào giai đoạn chuyển tiếp của truyền thông đại chúng, một giai đoạn chắc chắn mở ra nhiều cánh cửa thành công.