7. Kết cấu luận văn
2.2. Tổng quan việc ứng dụng multimedia ở Việt Nam
So với khi mới xuất hiện vài năm trước đây, khái niệm “truyền thông đa phương tiện” cũng đã có nhiều thay đổi. Trên các trang báo điện tử ở Việt Nam, rất nhiều nội dung và hình ảnh được đăng nhưng chủ yễu vẫn là các bài viết đơn thuần kèm một vài bức ảnh.
Ông Dương Minh Việt - từng phụ trách báo điện tử Dân trí, khẳng định thời gian tới sẽ là thời của truyền thông đa phương tiện. Lý do là hạ tầng cơ sở internet Việt Nam đã cải thiện với đường truyền băng thông rộng cho phép có thể nghe nhạc, xem phim trực tuyến và thực hiện nhiều thao tác khác mà không gặp bất cứ một khó khăn, trở ngại hay sự bất tiện nào.
Năm 2008, 5 tờ báo in lớn nhất nước Mỹ đều sụt giảm lượng phát hành.
NewYorkTimes giảm 3,6%, Los Angeles Times giảm 5,2%, Daily News giảm 7,2%, NewYorkPost giảm 6,3%, Washington Post giảm 1,9%. Năm 2008 còn chứng kiến nhiều vụ phá sản của báo chí Mỹ như các tập đoàn Tribune Company, Philadelphia Newspapers, Journal Register…
Ở Việt Nam, theo thông tin từ Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến tháng 5/2009 có 4 tờ báo xin ngừng hoạt động, 5 báo xin giảm kỳ, 6 báo xin giảm trang. Có báo lớn đã phải cắt giảm 20% lương nhân viên. [30] Nhiều nhật báo, tuần báo và tạp chí lớn đều sụt giảm phát hành, khoảng từ 10-50% so với thời kỳ đỉnh cao. Tuy vậy, báo điện tử ở Việt Nam lại phát triển mạnh về quy mô sản phẩm và người dùng, tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức 30-50% trong năm vừa qua.
Số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết đến nay, Việt Nam đã có trên 21 triệu người dùng internet. Đây là một thị trường khổng lồ, đủ sức cạnh tranh ngay cả với truyền hình.
Ngay cả trường hợp không tăng trưởng về lợi nhuận, internet sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh về lượng người dùng. Nguyên nhân là do nhóm người dưới 25 tuổi ở Việt Nam chiếm tới 50% dân số và tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp trong nhóm trẻ là rất cao. Công việc của các ngành lao động trí óc, dịch vụ giúp người dùng tiếp cận internet nhiều hơn. Mặt khác, internet có đặc thù, lợi thế riêng về tính tương tác, truyền thông đa phương tiện, tốc độ lan truyền nhanh... nên đáp ứng được những nhu cầu mà các phương tiện khác không thỏa mãn được. Do đó, tốc độ tăng trưởng người sử dụng internet dự đoán năm 2009 từ 20 - 50% so với năm 2008.
Ngoài internet còn phải kể đến truyền hình và radio. 5 năm qua là thời gian phát triển vượt bậc, với sự ra đời của nhiều chục kênh mới trên mọi phương diện kinh tế, giải trí, phim ảnh, thời sự, sức khỏe, thể thao... và nhiều đài truyền hình mới nổi lên rất mạnh mẽ. Đặc biệt, sự ra đời của phương thức truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử đã làm cho báo mang một dung mạo mới, khoác “một chiếc áo mới” đẹp, tiện lợi và phong cách hơn. Thay vì chỉ được đọc text, xem hình ảnh tĩnh, người đọc còn được thỏa mãn về thị giác, tai nghe, những số liệu cụ thể được thể hiện bằng bảng biểu. Điều quan trọng là dường như công nghệ internet đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự tăng tốc khi đường truyền của Việt Nam đang được xếp vào hạng cao trong khu vực.