Khái niệm và đặc điểm báo điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 25)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Khái niệm và đặc điểm báo điện tử

Thế kỷ XXI được xem như cái mốc đánh dấu sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có truyền thông đại chúng. Những thay đổi diễn ra nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của công nghệ đã khiến người ta phải nói đến một cuộc cách mạng công nghệ hay cách mạng thông tin.

Internet cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử dụng, trong đó có dịch vụ thông tin đa phương tiện trên báo điện tử. Điều này làm cho internet ngày càng hấp dẫn, nhất là đối với giới trẻ. Có nhiều cách gọi khác nhau đối với báo điện tử là báo mạng, báo điện tử, báo internet. Thuật ngữ “điện tử” không làm rõ đặc điểm của báo phát hành trên mạng như thuật ngữ “trực tuyến”. Ở Việt Nam, từng có thời gian, khái niệm “báo điện tử” được sử dụng để chỉ phát thanh và truyền hình. Thuật ngữ “trực tuyến” (online) hiện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông như: “xuất bản trực tuyến” (online publishing); “phương tiện truyền thông trực tuyến” (online media); “nhà báo hoạt động trong lĩnh vực báo điện tử” (online journalist); “báo chí học trực tuyến” (online journalism); “phát thanh trực tuyến” (online radio); “truyền hình trực tuyến” (online television)… Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.

Từ điển wikipedia định nghĩa: “Báo điện tử là báo mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di động, iPod, iPhone... khi có kết nối internet. Báo điện tử khác với báo in báo giấy là tin tức thường xuyên được cập nhật, nhanh chóng nên luôn luôn có tin mới. Nó khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường xuyên truy cập... Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian”[21].

Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam định nghĩa, “báo điện tử là những tác phẩm báo chí dưới dạng chữ viết, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động hoặc âm thanh về một sự kiện nào đó được cung cấp trực tiếp trên mạng internet đồng thời hoặc ngay sau khi xảy ra sự kiện, được cập nhật liên tục về diễn biến của sự kiện”. [38]

Nghị định 55/2001-NĐ-CP ngày 23/8/2001 lại định nghĩa một cách đơn giản hơn rất nhiều: “Báo internet là việc phát hành báo chí – báo nói, báo hình, báo điện tử - trên internet”.

Trong khi đó, lại có ý kiến khẳng định báo internet là loại hình báo chí có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi trường internet.

Trong công trình nghiên cứu “Newspaper publishing and the World wide web” công bố năm 1998, hai tác giả Micharl H.Jackson và Nora Paul

đã đưa ra những tiêu chí mà nếu những trang web nào phạm vào một trong những tiêu chí này thì không được coi là báo

internet:

- Trang web của cơ quan hay một tổ chức nào không cung cấp một sản phẩm báo chí riêng biệt để làm báo.

- Trang web chỉ gồm một trang.

- Trang web chỉ cung cấp đề mục mà không có nội dung đi kèm.

- Chỉ có trang web không có bản in tương ứng.

- Chỉ có thông tin quảng cáo, rao vặt…

Nora Paul- Giám đốc khai trương của Viện Nghiên cứu New Media

- Trang web không cập nhật thông tin trong vòng 15 ngày. [11, tr.29] Hiện nay trên thế giới có nhiều tờ báo điện tử độc lập, không phụ thuộc vào bản in tương ứng, cho nên quan điểm này không đúng.

Như vậy, báo điện tử là loại hình báo chí mà sản phẩm của nó được lực lượng phóng viên riêng tổ chức, xây dựng, xuất bản, phát hành độc lập dựa trên nên tảng mạng internet toàn cầu.

Báo điện tử có những đặc điểm sau:

Thứ nhất là tính cập nhật và phi định kỳ: Nếu như báo in chỉ phát hành 1-2 lần/ngày, thì báo điện tử có thế mạnh là có thể xuất bản tin bài liên tục, cập nhật từng phút, thậm chí từng giây đối với những sự kiện nóng. Trong các loại hình báo chí, báo điện tử là loại hình có tính thời sự cao nhất. Đã qua rồi thời “Phát thanh báo tin, Truyền hình đưa tin, Báo in giải thích”.

Thông tin nóng hổi được đăng tải trên báo điện tử trước, sau đó mới đến phát thanh, truyền hình và báo in. Và trên thực tế, các trang báo lớn của thế giới và Việt Nam hiện nay có khả năng cập nhật tính đến hàng phút. Thậm chí, thông tin thay đổi theo từng giây đối với những sự kiện nóng.

Ví dụ như sự kiện sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, xảy ra vào ngày 26/9/2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Đây là thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam làm 54 người thiệt mạng. Các tờ báo điện tử đều điều phóng viên đến hiện trường vụ tai nạn, thực hiện các bài phỏng vấn, bài phản ánh, phóng sự và bài tường thuật trực tiếp. Thông tin về việc đào bới đống đổ nát, tìm kiếm cứu hộ người bị nạn được cập nhật liên tục và tức thời. Hầu hết các bài báo đều có thêm dòng cuối cùng “đang tiếp tục cập nhật” hoặc “thông tin đang tiếp tục cập nhật”. Chỉ cần có thêm bất kỳ một số liệu, thông tin mới nào từ thực tế hiện trường,

tòa báo sẽ cho xuất bản ngay lập tức để đem đến cho độc giả những thông tin nóng hổi mà nhiều người cùng mong ngóng.

Chính điều này khẳng định lý do vì sao báo điện tử luôn được đánh giá cao về mặt cập nhật thông tin, đem lại sức mạnh cho loại hình báo chí này. Bởi vậy, đối với báo in, để có thêm 1.000 độc giả, là cả một khó khăn lớn. Nhưng với các tờ báo điện tử, việc thu hút thêm khoảng 1.000 lượt truy cập không phải là điều quá khó khăn.

Thứ hai là khả năng đa phƣơng tiện. Báo điện tử ngày càng phong phú hơn về nội dung và phương thức chuyển tải. Trước kia, báo điện tử chủ yếu tận dụng thế mạnh ảnh tĩnh, văn bản thì nay tận dụng sức mạnh của âm thanh, video. Nếu như trên báo in, người đọc chỉ có thể tiếp xúc với thông tin qua những con chữ, hình ảnh, bảng biểu, thì báo điện tử lại hỗ trợ khá tốt việc tiếp nhận cả thông tin bằng việc thực hiện “đa thao tác” như: đọc tin, nghe nhạc, xem video, xem truyền hình trực tuyến… Có thể nói, báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo nói (audio) và báo hình (video). Nó đã xóa bỏ khoảng cách về không gian và thời gian.

Thứ ba là tính tƣơng tác cao. Đặc điểm này nằm ở khả năng “đối thoại” nhanh chóng và trực tiếp giữa tòa soạn báo và công chúng. Việc đối thoại này có thể thực hiện qua các phương thức như phản hồi, giao lưu trực tuyến, hộp thư bạn đọc… Nhờ đó, thông tin mang tính hai chiều, cởi mở hơn.

Thứ tƣ là khả năng lƣu trữ, kết nối thông tin lớn. Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời, đồng thời tạo nên sức mạnh “siêu việt” cho nó. Đối với báo in, muốn lưu trữ, tòa soạn cần không gian thực, cơ sở vật chất cho các ấn bản phẩm. Và đến một lúc nào đó, khi quãng thời gian phát hành báo chí đạt đến con số 10 năm chẳng hạn, thì việc lưu trữ quả là một gánh nặng mà chưa chắc đã đảm bảo được nguyên vẹn trước sự tàn phá của thời gian, mối

mọt và các điều kiện thời tiết. Nhưng đối với báo điện tử, chỉ cần có hệ thống server lưu trữ dữ liệu, lượng tin bài lưu trữ có thể lên tới hàng chục năm. Việc sao chép và chia sẻ dữ liệu cũng dễ dàng, nhanh chóng và gọn nhẹ hơn nhiều. Chưa kể, cùng với tính năng siêu liên kết, internet sẽ mang lại cho công chúng nguồn thông tin khổng lồ từ tờ báo và từ mọi nguồn thông tin khác nhau. Nó tạo nên các chủ đề thông tin theo tuyến, theo dòng sự kiện.

Thứ năm là khả năng tìm kiếm dễ dàng. Trong sự phát triển của báo điện tử không thể không nhắc tới vai trò to lớn của tính năng tìm kiếm. Để tìm lại bài viết cách đây một vài năm, thậm chí một vài tháng trên báo in, công chúng mất khoảng thời gian đáng kể. Nhưng với báo điện tử, chỉ cần một cú click là giải quyết được ngay.

1.3. Sự ra đời, phát triển của báo điện tử trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Trên thế giới

Thuật ngữ "internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974 với tên gọi là ARPANET. Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát minh ra World Wide Web (www). Kể từ đó, internet bùng nổ và lan tỏa trên phạm vi toàn cầu và dần trở thành kho thông tin khổng lồ. Hàng loạt nhà cung cấp thông tin chuyên nghiệp như: các hãng thông tấn lớn Reuters, AFP, AP…, các tập đoàn truyền thông MSNBC, BBC, báo New York Times, Washington Post…, đều tận dụng để khai thác triệt để tính năng siêu việt của internet. Mỗi cơ quan báo chí hầu như đều xây dựng cho mình một ấn bản điện tử và được gọi là báo chí điện tử.

Trên thực tế, dù là báo in, báo nói, hay báo hình, mỗi một tờ báo đều mong muốn có thêm một phương tiện mới để hút thêm độc giả và tận dụng nguồn thông tin mà họ sẵn có. Trong khi đó, báo điện tử được coi là loại hình báo chí mới, trẻ trung, hiện đại, nhanh nhạy, nhiều ưu điểm, có chi phí đầu tư

sản xuất thấp nhưng hiệu quả cao. Vì vậy, việc các tờ báo in, báo nói, báo hình cho ra đời thêm phiên bản điện tử hoặc một tờ báo điện tử trở thành một nhu cầu bức thiết, đồng thời là một xu hướng.

Nếu như cuối năm 1996, trên toàn thế giới chỉ có khoảng trên 1.400 đầu báo điện tử thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên gấp khoảng 10 lần - trên 14.000 đầu báo. Đến nay, số đầu báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập internet cũng như số lượng độc giả. Theo số liệu thống kê không chính thức, độc giả báo điện tử ở các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nhật... hiện đã chiếm tới 1/4 tổng dân số của những nước này.

1.3.2. Ở Việt Nam

Việt Nam chính thức hòa mạng internet ngày 19/11/1997. Ngày 5/3/1997, Nghị định số 21/CP của Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập và sử dụng mạng internet ở Việt Nam ra đời. Với sự chỉ đạo của Ban điều phối innternet quốc gia, từ 1/12/1997, Việt Nam đã chính thức có dịch vụ cung cấp internet cho các thuê bao có yêu cầu. [31]

Tháng 2/1998, “Quê hương” - tờ báo điện tử đầu tiên của Ủy ban người Việt ở nước ngoài lên mạng. Sau đó, xuất hiện hai website chỉ có duy nhất ấn phẩm trên mạng là VnExpress (của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Phần mềm FPT) và VietNamNet (của Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC). Đến nay hầu hết các cơ quan báo chí lớn đều có ấn phẩm báo điện tử. Hơn 10 năm qua, báo chí phát hành trên mạng ở Việt Nam đã có sự phát triển như vũ bão về quy mô và phương thức hoạt động. Đến trước ngày 16/2/1999, các tờ báo điện tử của Việt Nam chủ yếu đưa thông tin qua văn bản, ảnh, ảnh động và đồ họa… Thông tin ở dạng băng audio chỉ xuất hiện khi VOVNews (báo điện tử của VOV) phát âm thanh lời chúc Tết của Chủ tịch Nước lúc đó là Trần Đức Lương. Đầu tháng 4/1999, những chương trình

âm thanh bằng tiếng Việt tiếp tục được thử nghiệm đưa lên mạng internet như bài hát, cuộc phỏng vấn, đọc truyện đêm khuya… Thông tin dưới dạng video chính thức được đưa lên mạng vào ngày 14/10/2002.

Ấn tượng trong năm 2004 là sự vươn lên mạnh mẽ của 2 tờ báo điện tử Tuổi Trẻ Online và Thanh Niên. Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với VietNamNet và VnExpress, song với số lượng độc giả tăng trưởng nhanh chóng, 2 tờ báo điện tử phiên bản của những tờ báo in hàng đầu tại Việt Nam này đã chứng tỏ tính báo chí chuyên nghiệp của mình đang được truyền vào các tờ báo điện tử. Có thể thấy những tờ báo điện tử thuần túy như VnExpress hay VietNamNet đã chiếm vị trí dẫn đầu trong mấy năm vừa qua, thì giờ đây họ phải nhường bớt thị phần độc giả “trực tuyến” của mình cho Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ Online, Người lao động, Tiền Phong Online….

Tiểu kết:

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào việc thể hiện nội dung của bài báo điện tử là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trong một bài báo để truyền tải một câu chuyện, vấn đề một cách đa diện. Mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục nhất và đầy đủ thông tin nhất.

Đối với ngành báo chí nói riêng, đặc biệt là báo điện tử và các kênh truyền hình trực tuyến, phóng sự đa phương tiện chính là tương lai của sự phát triển, nhất là trong thời đại của truyền thông số.

Truyền thông đa phương tiện gồm có những đặc điểm sau:

- Multimedia là công cụ làm báo hiện đại tích hợp thế mạnh của nhiều loại hình báo chí

- Multimedia giúp lưu giữ thông tin theo chủ đề - Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin

- Kén chọn đề tài và gắn liền với sự phát triển của công nghệ - Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người làm báo

- Gắn liền với dấu ấn cá nhân

Tại châu Âu và Mỹ, bài báo có ứng dụng truyền thông đa phương tiện được công chúng đánh giá cao bởi nó được xây dựng chuyên nghiệp mang tính thời sự, đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin và hình ảnh đến người xem. Truyền thông đa phương tiện đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của báo chí ở khả năng tiếp cận tới khán giả mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi hình thức có thể. Nó được tiên đoán là xu hướng truyền thông tương lai.

Ở Việt Nam, khái niệm và việc ứng dụng multimedia còn khá mới mẻ. Ngoài báo in, phần lớn các tòa báo ở Việt Nam đã mở thêm trang web để cập nhật thông tin nhanh chóng và phục vụ một số lượng đông đảo người dùng internet. Thách thức đặt ra cho ngành báo chí truyền thông đa phương tiện ở Viêt Nam đó là: làm thế nào để vừa làm hài lòng độc giả, vừa tận dụng hết sức mạnh của truyền thông đa phương tiện trong việc hiện đại hóa phương thức truyền thông để bắt kịp với nền báo chí thế giới.

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VÀO VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TÁC PHẨM BÁO

CHÍ TRÊN VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ TUỔI TRẺ ONLINE

2.1. Vài nét về báo điện tử VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online

2.1.1. Vài nét về báo VietNamNet

- VietNamNet là một trong hai tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên. Báo có cơ quan chủ quản là Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC (Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông), nay thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

- VietNamNet thành lập năm 1997, ban đầu có tên là VASC Orient. - Ngày 1/1/2003 đổi tên thành VietNamNet tại tên miền www.vnn.vn. Ngày 21/3/2003, VietNamNet chính thức được công nhận là cơ quan báo chí.

- Hiện VietNamNet được đánh giá là một trong những tờ báo có: số lượng truy cập lớn nhất, thông tin nóng nhất, chuyên nghiệp nhất, hệ thống chuyên trang điện tử phong phú nhất, diễn đàn sôi nổi nhất.

- VietNamNet có cả phiên bản tiếng Anh. Tờ báo có tham vọng trở thành hệ thống tích hợp đa phương tiện lớn mạnh nhất Việt Nam.

- Phương châm chung trong hoạt động của tòa soạn VietNamNet là “Khác biệt hay là không tồn tại” và slogan là “Đi đầu hay bị loại”.

2.1.2. Vài nét về Tuổi Trẻ Online

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)