Biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư phú thọ (Trang 82)

- Nhập tại kho: Vật tư Địa điểm: 2175A đường Hùng Vương–Gia Cẩm–Việt Trì–Phú Thọ

d. Biện pháp phòng ngừa rủi ro

Thực trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp là không thực hiện các biện pháp dự phòng phải thu khó đòi, các khoản nợ đều chỉ dựa trên mối quan hệ bạn hàng lâu năm và phán đoán về khả năng tài chính của khách hàng. Doanh nghiệp chỉ quan tâm tới lợi nhuận thu được mà không chú ý tới rủi ro có thể xảy ra. Đây là vấn đề cần phải khắc phục. Về phương diện tài chính kế toán, phòng ngừa rủi ro là việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Kế toán phải xác định được các khoản nợ phải thu quá hạn và các bằng chứng khác có liên quan đến con nợ như phá sản, giải thể, có sự truy tố của tòa án, chính quyền địa phương...để từ đó xác định số nợ phải thu khó đòi dự kiến tương ứng. Trong những năm qua, công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Như vậy, các nội dung quản lý công nợ đối với khách hàng có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công nợ đối với khách hàngvà nhà cung cấp tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ và nhà cung cấp tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ

2.3.5.1. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công nợ đối với nhà cung cấp

Qua bảng 2.22 ta thấy: So với năm 2009 nợ phải trả nhà cung cấp tăng thêm 17.759.220.215 đồng so với năm 2010, nợ phải trả nhà cung cấp vào năm 2011 tăng thêm 9.940.533.960 đồng tương ứng với tỷ lệ 49,52%. Số dư nợ phải trả nhà cung cấp năm 2010 giảm tương ứng với mức 39% so với năm 2009, con số này năm 2011 tăng lên tương ứng với 210,81% so với năm 2010. Sự tăng lên của số dư bình quân các khoản phải trả nhà cung cấp cho thấy công ty đang đi nợ vốn trong thanh toán của các công ty khác khá cao.

Số vòng luân chuyển nợ phải trả nhà cung cấp năm 2010 là 10,45 vòng tăng 9,71 vòng so với năm 2009. Năm 2011, số vòng luân chuyển nợ phải trả nhà cung cấp là 7,07 vòng, giảm 3,38 vòng tương ứng với 32,38% so với năm 2010. Số vòng luân chuyển nợ phải trả nhà cung cấp thay đổi kéo theo kỳ trả nợ bình quân cũng có những biến động nhất định. Năm 2010 kỳ trả nợ bình quân là 34,45 ngày so với năm 2009. Năm 2011, kỳ trả nợ bình quân là 50,95 ngày tăng 16,5 ngày. Sự tăng lên của kỳ trả nợ bình quân cho thấy công ty hiện đang nợ vốn trong thanh toán của công ty khác với thời gian kéo hơn. Tuy đây là hình thức sử dụng vốn với chi phí thấp nhưng cũng có rủi ro cao khi công ty mất khả năng thanh toán, và khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ thanh toán, gây ảnh hưởng xấu tới công tác tài chính của công ty

Cơ cấu nợ phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nợ phải trả. Năm 2010 tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp chiếm 58,15% tổng nợ phải trả, tăng 7,06% so với năm 2009. Năm 2011, tỷ lệ này chiếm 59,19%, tăng 1,79% so với năm 2010. Công ty cần chú trọng hơn vào các khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Công ty không phát sinh các khoản nợ phải trả nhà cung cấp quá hạn.

Bảng số 2.22: Bảng phân tích các chỉ tiêu quản lý công nợ đối với nhà cung cấp qua 3 năm:

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1

Nợ phải trả NCC đã trả

(đ) 2.315.824.900 20.075.045.115 30.015.579.075 17.759.220.215 766,86 9.940.533.960 49,52 2

Số dư nợ phải trả NCC

bình quân trong kỳ (đ) 3.148.895.187 1.921.058.130 4.247.964.400 (1.227.837.057) (39,0) 2.326.906.270 210,81 3 Tổng nợ phải trả NCC (đ) 48.657.915.386 55.894.594.771 90.367.001.927 7.236.679.385 114,87 34.472.407.156 61,67 4 Tổng nợ phải trả (đ) 89.576.264.230 96.116.347.315 152.668.487.834 6.540.083.085 7,30 56.552.140.519 58,84 5

Số luân chuyển nợ phải

trả NCC (vòng): (1)/(2) 0,74 10,45 7,07 9,71 1320,9 (3,38) (32,38) 6 Hệ số TT nợ phải trả NCC (%): (1)*100/(3) 4,76 35,92 33,22 31,16 654,63 (2,70) (7,52) 7 Kỳ trả nợ bình quân(ngày): 360/(5) 489,50 34,45 50,95 (455,05) (92,96) 16,50 47,89 8 Tỷ lệ nợ phải trả NCC/ Tổng nợ phải trả (%): (3)*100/(4) 54,32 58,15 59,19 3,83 7,06 1,04 1,786 9 Nợ phải trả NCC quá hạn (đ) - - - - - - - 10 Tỷ lệ nợ phải trả NCC quá hạn (đ) - - - - - - -

2.3.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công nợ đối với khách hàng

Qua bảng phân tích các chỉ tiêu quản lý công nợ đối với khách hàng (Bảng 2.23) ta thấy:

Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng qua các năm tăng lên là một dấu hiệu không khả quan. Năm 2010, số dư nợ bình quân nợ phải thu khách hàng bình quân chỉ tăng 17,48% so với năm 2009. Nhưng năm 2011 con số này tăng thêm 73,73% so với năm 2010 trong khi tổng số nợ phải thu khách hàng năm 2011 lại giảm đi 5,27%. Điều này kéo theo số vòng luân chuyển nợ phải thu khách hàng năm 2010 tăng 8,41% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 50,31% so với năm 2010. Số vòng luân chuyển nợ phải thu khách hàng năm 2011 giảm 6,01 ngày làm cho kỳ thu tiền bình quân năm 2011 tăng thêm 30,54 ngày tương ứng tăng 101,27% so với năm 2010. Kỳ thu tiền bình quân tăng cho thấy vốn của công ty bị nợ vốn thanh toán với khả năng thu hồi chậm hơn.

Năm 2009, hệ số thu hồi nợ phải thu khách hàng là 197,35% và năm 2010 là 98,24% tăng 191,63% so với năm 2009. Năm 2011, hệ số thu hồi nợ phải thu khách hàng là 93,74% giảm 83,71% so với năm 2010. Hệ số thu hồi nợ của công ty ở mức cao, tuy nhiên mất ổn định qua các năm lớn, tình hình thu hồi công nợ còn thiếu khả quan, cần tích cực hơn trong việc đẩy nhanh thu hồi nợ phải thu khách hàng.

Năm 2011, công ty xuất hiện khoản nợ phải quá hạn khó đòi là 62.163.000 đồng chiếm 0,17% tổng nợ phải thu khách hàng. Tuy tỷ lệ này ở mức rất nhỏ, nhưng cần lập dự phòng phải thu khó đòi và phải có những biện pháp nhằm thu hồi nợ để tránh tình trạng mất vốn, gây ảnh hưởng tới kết quả tài chính của công ty.

Bảng số 2.23: Bảng phân tích các chỉ tiêu quản lý công nợ đối với khách hàng qua 3 năm:

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư phú thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w