- Nhập tại kho: Vật tư Địa điểm: 2175A đường Hùng Vương–Gia Cẩm–Việt Trì–Phú Thọ
b. Phân loại công nợ phải trả nhà cung cấp
Hệ thống sổ sách của công ty được theo dõi chi tiết công nợ phải trả theo đối tượng từng nhà cung cấp, việc này giúp công ty tránh được tình trạng nhầm lẫn các nhà cung cấp và theo dõi được tình hình công nợ phải trả đầu kỳ, nợ phải trả tăng – giảm trong kỳ và số nợ phải trả cuối kỳ (Bảng 2.12: Bảng theo dõi tình hình công nợ phải trả nhà cung cấp của công ty). Tuy nhiên, do công ty không thực hiện phân loại và quản lý công nợ phải trả theo thời hạn thanh toán nên với lượng tiền mặt ngoại tệ dự trữ không nhiều và chủ yếu trả nợ nhà cung cấp bằng nguồn vốn vay ngân hàng nên nhiều khi công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán. Một ưu điểm lớn mà công ty thực hiện trong quá trình quản lý nợ phải trả là thường xuyên kiểm tra đối chiếu khoản nợ của mình đối với nhà cung cấp, chủ động thanh toán khi đến hạn vì vậy không xảy ra trường hợp không trả nợ được và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, về lâu dài công ty cần phải xây dựng cho mình kế hoạch trả nợ cụ thể trong khả năng thanh toán của mình, nhằm đảm bảo mức độ lành mạn và độc lập cho doanh nghiệp.
Tóm lại, công tác quản lý công nợ phải trả nhà cung cấp tại công ty mới chỉ dừng lại ở mức độ mở sổ sách theo dõi. Ngoài ra vai trò của công tác phân loại nợ và lập kế hoạch trả nợ chưa thực sự được chú trọng.
2.3.4.4. Tình hình công nợ đối với khách hàng
Tại công ty công nợ đối với khách hàng chủ yếu là công nợ phải thu và có một số trường hợp khách hàng chuyển trước tiền hàng, tuy nhiên công tác quản lý công nợ đối với khách hàng tập trung vào công nợ phải thu của khách hàng. Trong ba năm gần đây tình hình công nợ đối với khách hàng tại công ty được thể hiện như bảng 2.21:
Qua bảng 2.21 ta thấy công nợ phải thu khách hàng của công ty cổ phần vật tư Phú Thọ thay đổi như sau:
Năm 2010, nợ phải thu khách hàng giảm 5.045.786.915đồng so với năm 2009, tương ứng với 40,53%. Năm 2011, nợ phải thu khách hàng tăng 24.000.844.349 tương ứng tăng 324,1% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc thay đổi nợ phải thu khách hàng là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên đây là tín hiệu không khả quan trong thanh toán cho thấy công ty chưa quan tâm được đúng mức tới công nợ phải thu. Tình trạng này cần được khắc phục trong thời gian tới
Nếu xét trên khía cạnh cơ cấu khách hàng thì khách hàng nợ của công ty phần lớn là khách hàng quen, số khách hàng mới không nhiều, chủ yếu là tư nhân tiêu thụ khối lượng ít, giá trị nhỏ, biến động theo từng năm (từ 16,91% năm 2009 lên 41,59% năm 2010 và có xu hướng giảm còn 11,18% năm 2011).
Bảng 2.21 : Tình hình công nợ đối với khách hàng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Số tiền (đ) Cơ cấu(%) Số tiền (đ) Cơ cấu(%) Số tiền (đ) Cơ cấu(%)
Tăng (giảm) Số tiền % Số tiền % Phải thu khách hàng 12.451.011.558 100 7.405.224.643 100 31.406.068.992 100 (5.045.786.915) (40,53) 24.000.844.349 324,1 Khách hàng quen 10.345.764.445 83,09 4.325.654.019 58,41 27.894.789.327 88,82 (6.020.110.426) (58,19) 23.569.135.308 544,87 Khách hàng mới 2.105.247.113 16,91 3.079.570.624 41,59 3.511.279.665 11,18 974.323.511 46,28 431.709.041 14,02
2.3.4.5. Công tác quản lý công nợ đối với khách hàng tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ
Tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ công tác quản lý công nợ với khách hàng được thực hiện như sau: