Quản lý công nợ trong quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư phú thọ (Trang 73)

- Nhập tại kho: Vật tư Địa điểm: 2175A đường Hùng Vương–Gia Cẩm–Việt Trì–Phú Thọ

068 Phải thu nợ cũ(công ty Khánh Linh)

2.3.4. Quản lý công nợ trong quản lý tài chính

2.3.4.1. Đánh giá chung về tình hình công nợ của công ty cổ phần vật tư Phú Thọ

Trong kinh doanh, việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như nhà cung cấp, khách hàng, nhà nước,… Điều làm các nhà quản trị doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Xét tổng thể, trong mối quan hệ giữa các trả thì nếu khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải khi đó doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

Công ty cổ phần vật tư Phú Thọ cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường công ty có nhiều mối quan hệ kinh tế như quan hệ với các nhà cung cấp, với ngân sách, với các khách hàng…Nghĩa là thường xuyên phát sinh các khoản phải thu phải trả. Thực tế các khoản này không phải bao giờ cũng thu hồi, hay hoàn trả ngay được mà cần phải có một thời gian nhất định. Do dó việc bị người khác chiếm dụng vốn cũng như công ty đi chiếm dụng vốn của người khác là không thể tránh khỏi. Mức độ, tình hình công nợ của công ty được thể hiện qua việc phân tích bảng liệt kê các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty năm 2011

Bảng 2.19. Phân tích tình hình công nợ tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ năm 2011

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Tăng, giảm Tổng số tiền

tranh chấp, mất khả năng

thanh toán

Số tiền Quá hạn Số tiền Quá hạn Số tiền Quá hạn

I.Các khoản phải thu 14.623.538.093 14.931.310.295 307.772.202

1.Phải thu của khách hàng 7.405.224.643 31.406.068.992 24.000.844.349 62.163.000

2.Trả trước người bán 5.335.200.000 13.340.746.705 8.005.546.705

3.Tạm ứng 650.000.060 430.435.688 (219.564.372)

4.Phải thu nội bộ 508.781.759 1.506.503.078 997.721.319

5.Các khoản phải thu khác 724.331.631 253.946.886 (470.384.745)

II.Công nợ phải trả 33.732.180.789 101.836.848.667 68.104.667.878

1.Phải trả người bán 26.712.600 1.673.701.800 1.646.989.200

2.Người mua trả tiền trước 65.335.981 4.999.587 (60.336.394)

3.Phải trả công nhân viên 160.000.000 270.000.000 110.000.000

4.Thuế và các khoản phải nộp 1.157.698.567 3.873.649.021 2.715.950.454

5. Phải trả nội bộ 508.781.759 1.506.503.078 997.721.319

6. Vay ngắn hạn 31.503.130.000 48.009.748.923 16.506.618.923

7.Các khoản phải trả khác 703.559.408 12.680.979.225 11.977.419.820

Thông qua bảng phân tích trên cho thấy:

Cuối kỳ so với đầu năm, công nợ phải thu và công nợ phải trả đều tăng, trong đó: công nợ phải thu tăng 370.772.202 đồng, công nợ phải trả tăng 68.104.667.878 đồng. Đặc biệt, trong năm xuất hiện khoản nợ quá hạn.

Các khoản phải thu tăng lên 370.772.202 triệu đồng (với tốc độ tăng tương ứng 2,23%,) trong khi đó các khoản phải trả cũng tăng lên 68.640.162.237 đồng (với tốc độ tăng 206,7%). So sánh mức tăng lên của khoản phải thu với mức tăng lên của khoản phải trả ta thấy công ty phải trả nhiều hơn. Và xem xét về tốc độ tăng thì khoản phải trả của công ty cũng cao hơn khoản công ty bị phải thu.

Tuy nhiên, đi sâu phân tích chi tiết các khoản phải trả và khoản mục phỉa thu ta thấy khoản phải thu của khách hàng và ứng trước cho người bán của công ty ở cả đầu năm lẫn cuối kỳ đều lớn hơn khoản phải trả người bán. Điều đó cho thấy thực chất công ty để bị nợ vốn nhiều hơn là nợ vốn của nhà cung cấp. Các khoản nợ của công ty chủ yếu là từ các khoản vay ngân hàng, và các khoản phải trả khác.

Có thể thấy, công ty chưa có sự quan tâm thích đáng đối với công tác thu hồi và thanh toán các khoản nợ nần. Các khoản thu tăng chủ yếu là do doanh nghiệp chưa trú trọng một cách cần thiết tới công tác thu hồi nợ, công ty cần thu hẹp phạm vi cung cấp tín dụng cho khách hàng nhằm giảm bớt tình trạng bị chiếm dụng vốn trong thanh toán quá lớn, gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong thanh toán và làm cho khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, khoản mục phải thu nội bộ tăng đáng kể, cuối năm so với đầu năm tăng 997.721.319 đồng. Điều đó thể hiện công ty đã thực hiện chưa hợp lý công tác thanh toán và điều chuyển vốn với cửa hàng của công ty. Các khoản phải thu khác giảm 470.384.745, đây là một tín hiệu không tốt trong tài chính của công ty. Nó là nguy cơ tiềm ẩn của việc thu hẹp quy mô hoạt động của công ty.

Mặt khác, các khoản phải trả có xu hướng tăng, nhất là các khoản vay và nợ ngắn hạn. Điều này không có lợi có công ty vì tăng thêm gánh nặng nợ cho doanh nghiệp, làm gia tăng chi phí lãi vay, giảm lợi ích của doanh nghiệp.

Qua phân tích trên cho thấy tình hình công nợ về cuối năm 2011có nhiều điểm bất lợi hơn so với đầu năm 2011. Tuy đã có những cố gắng trong công tác

thanh toán nợ và thu hồi công nợ, nhưng công ty vẫn trong tình trạng phải thu hồi vốn trong thanh toán quá nhiều, việc tăng nhanh các khoản phải thu khách hàng là do chính sách bán chịu, trả sau và tăng nhanh các khoản phải trả là do các khoản vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán trước tiền hàng cho đối tác nước ngoài… nhưng với bất cứ lý do gì thì việc tăng lên này cũng được đánh giá là không tốt, vì thế công ty cần có những biện pháp tích cực hơn trong quản lý thanh toán để làm tăng vốn bằng tiền từ đó tăng khả năng thanh toán, đồng thời tăng cường tích luỹ cho kinh doanh nhằm tăng tính độc lập về tài chính, giảm bớt nợ phải trả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Để thấy rõ được tình hình công nợ của công ty, ta tiến hành phân tích công nợ phải thu và công nợ phải trả khách hàng, nhà cung cấp của công ty trong 3 năm 2009 – 2011

2.3.4.2. Tình hình công nợ đối với nhà cung cấp

Tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ công nợ đối với nhà cung cấp bao gồm công nợ phải trả và các khoản đặt trước tiền hàng.

Do công ty chủ yếu thực hiện hoạt động nhập khẩu nên khi thanh toán với những nhà cung cấp mới trong những lần giao dịch đầu tiên, công ty sẽ phải thanh toán theo phương thức mở L/C. Đối với nhà cung cấp lâu năm công ty chủ yếu thực hiện thanh toán trả trước dưới hình thức TTR. Trong ba năm gần đây tình hình công nợ đối với nhà cung cấp tại công ty được thể hiện như sau:

Dựa vào bảng số 2.20 ta thấy công nợ với nhà cung cấp của công ty có nhiều biến động qua các năm. Năm 2010, công nợ đối với nhà cung cấp giảm tương ứng với mức giảm 99,3% tương đương với 3.788.691.060 đồng so với năm 2009. Năm 2011, công nợ đối với nhà cung cấp tăng 948.416.686 đồng so với năm 2010. Xét về cơ cấu thì công nợ đối với nhà cung cấp của công ty chủ yếu là với những nhà cung cấp quen thuộc.

Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa trong nước công ty tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Do yêu cầu hợp đồng thanh toán với đối tác nước ngoài chủ yếu là thanh toán trả trước nên công ty thường rơi vào tình trạng bị nợ vốn thanh toán. Số lượng nhà cung cấp của công ty khá nhiều và là những nhà cung cấp đến từ Trung Quốc.

Bảng số 2.20: Tình hình công nợ đối với nhà cung cấp

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Số tiền Cơ cấu(%) Số tiền

cấu (%) Số tiền cấu (%)

Tăng (giảm) Tăng (giảm)

Số tiền % Số tiền %

Phải nhà cung cấp 3.815.403.660 100 26.712.600 100 1.673.701.800 100 (3.788.691.060) (99,3) 1.646.989.200 6166

NCC quen 3.435.302.943 90,04 18.943.314 70,92 967.360.000 57,8 (3.416.359.629) (99,45) 948.416.686 5006,6

NCC mới 380.100.717 9,96 7.769.286 29,08 706.341.800 42,2 (372.331.431) (97,96) 698.572.514 8991,4

2.3.4.3. Công tác quản lý công nợ đối với nhà cung cấp tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ

Do số lượng nhà cung cấp có quan hệ công nợ với công ty khá lớn, đến từ nước ngoài, trừ một số nhà cung cấp nhỏ lẻ ra, chủ yếu là những nhà cung cấp thường xuyên với khối lượng, cho nên công tác quản lý gặp khá nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư phú thọ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w