Nhóm giải pháp thứ năm: Về trích lập dự phòng phải thu khó đò

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư phú thọ (Trang 104)

- Nhập tại kho: Vật tư Địa điểm: 2175A đường Hùng Vương–Gia Cẩm–Việt Trì–Phú Thọ

3.2.5.Nhóm giải pháp thứ năm: Về trích lập dự phòng phải thu khó đò

3 Tổng nợ phải thu KH trong

3.2.5.Nhóm giải pháp thứ năm: Về trích lập dự phòng phải thu khó đò

∗ Mục tiêu: Xây dựng được kế hoach trả nợ và thu hồi nợ của khách hàng

∗ Nội dung: Căn cứ vào điều 3.2 thông tư 13 (TT/13/2006/ TT – BTC)về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi, công ty có thể tiến hành trích lập dự phòng theo phương pháp sau:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

∗ Ý nghĩa: Giúp cho công ty cân đối luồng tiền và các khoản dự trữ để chủ động thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đảm bảo tính tự chủ độc lập nhất định trong thanh khoản.

Ví dụ: Theo tài liệu kế toán thì trong tháng 6 năm 2011 có xuất bán hàng hóa cho công ty TNHH TM & DV Khánh Linh với số tiền là 62.163.000 đồng ,trong hợp đồng quy định thời hạn thanh toán tiền hàng là 60 ngày kể từ ngày nhận được hàng hóa. Nhưng đến tháng 12 năm 2011 công ty TNHH TM & DV Khánh Linh vẫn chưa thanh toán hết tiền nợ theo quy định trong hợp đồng.

Trước tình hình trên, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, công ty có thể tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản nợ quá hạn này như sau:

Mức trích lập dự phòng năm 2011 (tương ứng với 30% giá trị khoản nợ phải thu quá hạn dưới 1 năm) là: 62.163.000 x 30% = 18.648.900 đồng

Cuối năm 2011, tính số dự phòng phải thu khó đòi của Công ty TNHH TM & DV Khánh Linh, kế toán ghi:

Nợ TK 642-(Chi phí quản lý doanh nghiệp): 18.648.900 Có TK 139- (Dự phòng phải thu khó đòi): 18.648.900 Sang năm 2012 khi có những dấu hiệu chắc chắn không đòi được nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 642- Chi phí QLDN (nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131

Nợ TK 139- (số đã lập dự phòng): 18.648.900

Có TK 131(Cty TNHH TM & DV Khánh Linh): 18.648.900 Đồng thời ghi: Nợ TK 004- (Nợ khó đòi đã xử lý): 18.648.900

- Ngoài ra cũng cần chú ý thêm là: sang năm tài chính sau, khi tính ra số dự phòng phải lập trong năm kế toán so sánh với số dự phòng đã lập năm trước, kế toán ghi:

+ Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng

+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lâp bổ sung:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch:

Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp - Trường hợp số nợ đã xóa sổ nhưng lại đòi được, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711- Thu nhập khác Đồng thời ghi: Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý

KẾT LUẬN

Kế toán thanh toán có vị trí hết sức quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo cho sự lành mạnh và mức độ an toàn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, các nghiệp vụ thanh toán càng đóng vai trò quan trọng, nó đòi hỏi việc hạch toán phải cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đồng thời phải tạo ra sự tin tưởng đối với các nhà cung cấp về khả năng tài chính của công ty.

Công ty cổ phần vật tư Phú Thọ kinh doanh mặt hàng rất đặc thù đó là vật liệu sản xuất thuốc nổ công nghiệp. Mặt hàng này kén cả nhà cung cấp lẫn khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển lớn mạnh của đơn vị. Vì vậy việc quản lý quan hệ thanh toán với người mua, người bán càng trở nên quan trọng đối với công ty. Trong thời gian nghiên cứu đề tài “Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ”, em có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về phần hành kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính của công ty. Qua quá trình thực hiện, đề tài đã làm rõ các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa kiến thức lý luận về công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính trong các doanh nghiệp.

- Phản ánh và đánh giá được thực trạng công tác kế toán kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ

- Đề tài đã chỉ ra được những ưu điểm, những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty. Từ những hạn chế còn tồn tại, căn cứ vào phương hướng phát triển của công ty, đề tài đã đề ra một số giải pháp chủ yếu như áp dụng kế toán máy, thực hiện tốt tình hình công nợ, phương thức thanh toán hợp lý, ... nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư Phú Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những giải pháp em đưa ra có những giải pháp có thể thực hiện được ngay, cũng có những giải pháp trong tương lai là cần thiết. Em tin rằng cùng với kinh nghiệm và năng lực của ban giám đốc, phòng kế toán, cùng với những chính sách hợp lý của tỉnh Phú Thọ những hạn chế sẽ được khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thanh toán gắn với quản lý tài chính tại công ty cổ phần vật tư phú thọ (Trang 104)