Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường (Trang 76)

Cường

- Quy trình tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền tức thời để tính đơn giá xuất kho. Và đã cài đặt sẵn công thức tính trong máy. Vì vậy, mỗi lần xuất kho kế toán viên chỉ cần nhập số lượng xuất máy sẽ tự động tính ra đơn giá xuất kho theo công thức sau:

ĐGBQ gia quyền =

Trị giá NVL tồn kho đầu kỳ + Trị giá NVL nhập kho trong kỳ

Số lượng NVL tồn kho đầu

kỳ +

Tổng số lượng NVL nhập trong kỳ

*) Quy trình nhập liệu :

Hàng ngày, khi nhận được phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên, kế toán tập hợp lại theo từng đối tượng tập hợp chi phí, sau đó nhập phần số lượng vào máy tính và khoá sổ, máy sẽ tự tính gía trị thực tế nguên vật liệu xuất kho vào ngày cuối tháng theo công thức :

Giá vốn TT

NVL xuất kho = ĐGBQ xuất kho x Số lượng NVL xuất kho Công ty nhập nguyên vật liệu về chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn có hoạt động xuất bán.

- Đối với nguyên vật liệu xuất dùng bao gồm: xuất cho vận hành, xuất cho công trình sửa chữa lớn.

Kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy theo quy trình nhập liệu sau :

Trên giao diện màn hình nền, kế toán vào phần nghiệp vụ xuất vật tư chọn nghiệp vụ " phiếu xuất kho", Khi phiếu xuất vật tư hiện ra, nhấn nút mới để nhập chứng từ mới với quy trình nhập liệu như sau:

Ví dụ : Ngày 31/01/2010 xuất gỗ cho tổ hoàn thiên máy T1/2010

Loại phiếu nhập: 2 Mã khách: NBHT

Địa chỉ: Tổ hoàn thiện Người giao hàng: Tổ hoàn thiện

Diễn giải: xuất gỗ cho tổ hoàn thiên máy T1/2010 Mã kho: 09

Số px: 3/31/1 Ngày px: 31/01/2010

Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Tk nợ Tk có N7742 N9042 NEPTHUNG Gỗ nẹp thùng 77* 4*2 Gỗ nẹp thùng 90*4*2 Nẹp thùng sắt Tấm Tấm Cái 44 44 1.453 1382,53 1603,44 4200,00 60831 70551 6102600 6272 6272 6272 1522 1522 1522

Màn hình : phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

Tương tự như trên đối với trường hợp xuất cho công trình sửa chữa lớn

Cụ thể từ phiếu xuất kho số 49 ngày 31/01/2010 về việc xuất vật tư cho phân xưởng 1 dùng cho công trình sửa chữa lớn với giá trị vật tư là 8.460.000

Nợ TK 24131: 8.460.000 Có TK 152: 8.460.000

- Đối với nghiệp vụ xuất bán: Kế toán phản ánh 2 bút toán giá vốn và doanh thu. Cụ thể từ phiếu xuất kho số 2/01/10 ngày 16/01/2010 về việc xuất bán 750 cái linh kiện động cơ Diesel, đơn giá xuất kho máy tính tính được là 522đ/cái cho cửa hàng sửa xe máy Anh Khoa với giá bán là 800đ/cái. Kế toán nhập chứng từ vào máy theo định khoản:

- Bút toán giá vốn: Nợ TK 6324: 391.500

Có TK 1524: 391.500 - Đồng thời có bút toán doanh thu:

Nợ TK 1111: 600.000 Có TK 511: 600.000

Sau khi nhập đầy đủ hết dữ liệu trên các chứng từ nhập, xuất vào máy, kế toán khóa sổ tổng hợp. Trong chương trình này kế toán quản lý vật tư và kế toán là tách rời. Vì vậy, kế toán tổng hợp vật tư là người có trách nhiệm kết nối từ kho lên phòng kế toán, điều này sẽ dẫn đến công việc kế toán nhiều hơn. Vì nếu có sự nối kết với nhau thì sẽ nâng cao tính tự động hoá của chương trình kế toán hơn

Khoá sổ tổng hợp : Hàng tháng, sau khi kiểm tra đối chiếu và khớp xong toàn bộ số liệu trên tất cả các khâu nghiệp vụ chức năng, kế toán tổng hợp vật tư sẽ tiến hành khoá sổ tổng hợp. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng ( để không một

người nào có thể thay đổi số liệu trên toàn bộ chứng từ của tháng, trên tất cả các khâu chức năng, không thêm không bớt được một chứng từ nào).

Khi kế toán tổng hợp tiến hành thao tác khoá sổ tổng hợp, các bút toán kết chuyển ứng với những bút toán thực sẽ được tự động phát sinh và lưu trữ dựa trên những khai báo sẵn có. Chứng năng phát sinh tự động đó gọi là kết chuyển tự động.

* Các sổ kế toán tổng hợp

+ Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu vào máy máy sẽ tự động in ra các sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. Cụ thể gồm Sổ cái TK 152 và báo cáo nhập xuất tồn.

Công ty TNHH Nam Cường

91- Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội

SỔ CÁI TÀI KHOẢN

( Dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung) Tháng 1 năm 2010

Tên tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu Số hiệu: 152 Số dư nợ đk :2.774.236.290 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH tkđ/ư Số phát sinh SH NT trang dòng Nợ Có PN 1/1/1 01/01 /2010

Nhập kho dầu Diesel 1/5 1 3311 373.818

PN 1/2/1

02/01 /2010

Nhập khẩu linh kiện động cơ Diesel 1/5 2 3312 331.640.462 PN 1/2/1 02/01 /2010

Nhập khẩu linh kiện động cơ Diesel 1/5 3 3333 2 44.164.000 PX 1/4/1 04/04 /2010

xuất linh kiện cho lắp ráp- Noibo

1/5 4 621 381.490.410

PC

6/4/1 04/04/2010 Phí giao nhận quacảng, phí D/O 1/5 5 1111 1.500.000 PC 8/4/1 04/04/2010 Phí vệ sinh cont, phíchứng từ 1/5 6 1111 1.600.000 PN 9/4/1 04/04 /2010 Nhập kho sơn 1/5 7 3311 6.090.000 ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... ... PX 12/31 /1 31/01 /2010 Xuất nắp trục cân bằng cho lắp ráp_ Noibo 5/5 126 621 4.172.380 PX 13/31 /1 31/01 /2010

Xuât chân máy cho phân xưởng Noibo

5/5 127 621 668.330 PX 14/31 /1 31/01 /2010

Xuất linh kiện cho lắp ráp Noibo 5/5 128 621 693.781.160 Cộng số phát sinh trong tháng 2.235.117.4882 430.233.780 Số dư cuối kỳ 2.579.119.997 Ngày 31/01/2010

Công ty TNHH Nam Cường

91 Nguyễn Thái Học-Ba Đình-Hà Nội

BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN (trích) Kho 03 : linh phụ kiện lắp ráp

Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/01/2010 stt Tên

vật tư

ĐVT Tồn đầu Tiền tồn đầu

Nhập Tiền nhập Xuất Tiền xuất tồn cuối Tiên tồn cuối ... ... 21 APT1- ắc phisto n cho máy R175- R185 cái 972.000 731.607 3347.000 2.543.688 3.923.00 0 2.969.004 396.000 306.291 22 APT1- ắc phisto n cho máy S1100- S1105 cái 1.54500 0 1.745.269 6.896.000 8.202.256 7.586.000 8.852.779 855.000 1.094.746 ... .... tổng cộng 576.434.222 981.210.638 637.987.451 919.657.409

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NVL TẠI CÔNG TY

TNHH NAM CƯỜNG

3.1- Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nam Cường .

* Ưu điểm

Cung ứng vật tư là một trong những công tác quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng trực tiếp dến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa trước những yêu cầu ngày càng cao của việc cung cấp máy nông nghiệp : về sự an toàn, sự ổn định của hệ thống, giảm tổn thất, đảm bảo chất lượng sản phẩm thì vai trò của vật tư ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đòi hỏi vật tư cung cấp cho việc sản xuất và lắp ráp động cơ Diesel phải có chất lượng tốt hơn, công nghệ hiện đại hơn, chủng loại đa dạng hơn, số lượng theo đó cũng nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và nhiều của ngành nông nghiệp. Do đó, việc tăng cường quản lý vật liệu và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu là một vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nam Cường, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác kế toán với sự hướng dẫn của các cán bộ trong phòng kế toán em thấy công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở Công ty TNHH Nam Cường có những ưu điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Việc áp dụng chế độ hạch toán, ghi chép ban đầu: Kế toán luôn phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào hệ thống sổ sách kế toán theo đúng chế độ hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và chặt chẽ. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ.

Thứ hai: Việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong điều kiện quy mô hoạt vừa và nhỏ. Nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, sử dụng kế toán máy thành thạo. Nhân viên kế toán của Công ty đã thực hiện tốt việc theo dõi tình hình cung cấp, sử dụng vật tư, cung cấp đầy đủ chứng từ cho kế toán nguyên vật liệu và kế toán tập hợp chi phí tính giá thành. Mỗi phần hành kế toán lại được phân công, phân nhiệm cho một hoặc một số người chịu trách nhiệm thực hiện. Thứ ba: Trong điều kiện áp dụng kế toán máy, số lượng chủng loại nguyên vật liệu của Công ty là rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Công ty đã tiến hành mã hoá được các đối tượng quản lý (danh điểm vật tư, kho, tài khoản) một cách chi tiết thuận lợi cho công tác kế toán. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý cho phép theo dõi một cách thường xuyên tình hình nhập-xuất-tồn. Cũng như việc áp dụng hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song cho phép kế toán có thể biết số lượng tồn kho của vật tư theo từng kho tại thời điểm bất kỳ. Giúp cho việc quản lý và dự trữ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ tư: Tình hình quản lý nguyên vật liệu. *) Khâu mua sắm nguyên vật liệu.

Để có nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì trước hết mua nguyên vật liệu là công việc quan trọng hàng đầu. ở Công ty việc mua sắm vật tư đã thực hiện theo đúng hợp đồng. Tất cả nguyên vật liệu mua sắm đều phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng được nhiều nguyên vật liệu có tính năng kỹ thuật vượt trội về các thông số như : cấp chính xác, mức tiêu thụ năng lượng,... góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng của máy.

Việc mua sắm nguyên vật liệu đã có sự phối hợp thực hiện đồng bộ và chặt chẽ giữa các đơn vị từ khâu lập kế hoạch trên cơ sở yêu cầu thực tế của

công tác vận hành, công tác sửa chữa lớn đến khâu tổ chức ký hợp đồng mua sắm, tiếp nhận.

*) Khâu bảo quản và dự trữ.

Do khối lượng nguyên vật liệu là rất nhiều nên Công ty đã tổ chức thành các kho riêng để thuận tiện cho việc nhập kho, bảo quản và xuất kho. Trong mỗi kho lại chia ra thành nhiều kho theo từng chủng loại , đối tượng công dụng kinh tế, sắp xếp một cách hợp lý nên thuận tiện cho việc nhập, xuất kho, kiểm tra, kiểm kê khi cần thiết. Đồng thời lại giúp cho việc bảo quản vật tư được thuận tiện, đảm bảo tốt chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hơn nữa các thủ kho lại có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không làm thất thoát vật tư. Công việc ghi chép và đối chiếu với kế toán nguyên vật liệu của thủ kho được thực hiện khá tốt, thuận lợi cho công tác hạch toán nguyên vật liệu được chính xác, kịp thời.

*) Khâu sử dụng:

Các đơn vị đều phải thực hiện việc lập định mức sử dụng nguyên vật liệu vì vậy mà việc sử dụng đảm bảo sử dụng tiết kiệm không vượt quá định mức. Tạo điều kiện tiết kiệm vật tư, giảm được chi phí nguyên vật liệu từ đó góp phần hạ giá thành.

Thứ năm: Hiện nay, tại phòng tài chính kế toán đã được trang bị một số máy móc hiện đại như: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy... phục vụ tốt cho công tác kế toán. Nhờ đó mà các bảng biểu, các sổ sách được thực hiện và in ra kịp thời đảm bảo cập nhật thông tin kế toán cho bộ phận quản lý, góp phần xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, nâng cao hiệu quả công việc.

3.2- Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện công tác kê toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nam Cường.

Trong quá trình hạch toán, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những vấn đề tồn tại nhất định. Cần phải hoàn thiện để đảm bảo tính chính xác, khoa học và có hiệu quả trong công tác quản lý của Công ty. Những tồn tại thể hiện là:

Thứ nhất: Phương pháp đánh giá trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

Hiện nay Công ty đánh giá trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. Theo phương pháp này khối lượng tính toán giảm nhưng chỉ tính được giá vốn thực tế của nguyên vật liệu vào cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời. Mặt khác đơn giá tính theo phương pháp này che đậy sự biến động của giá. Vì vậy để khắc phục nhược điểm trên theo em công ty nên áp dụng đánh giá trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền di động vì phương pháp này trong điều kiện áp dụng máy vi tính là rất phù hợp. Đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời cho kế toán quản trị, nó phản ánh giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính xác hơn.

Ví dụ: Trong tháng 01 năm 2010 đối với chân máy loại S1100 có tình hình

nhập-xuất-tồn sau (đvt: cái) + Tồn đầu kỳ: Số lượng 615 cái

Số tiền: 27.367.500đ + Tình hình nhập kho háng 1 như sau:

Ngày 08/01/2010 nhập 120 đôi, ĐG: 44.000đ Ngày 19/01/2010 nhập 250 đôi, ĐG: 45.000 đ Ngày 25/01/2010 nhập 130 đôi, ĐG: 42.000 đ + Ngày 06/01/2010 xuất 126 đôi

Nếu tính giá trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định thì đơn giá xuất kho trong tháng 1 máy sẽ tự động tính:

Đơn giá BQ

gq cố định = (27.367.500+44.000 *120 + 45.000 * 250 +42.500 *130)/ (615+ 120 + 250 + 130) = 44.325đ

Trị giá NVL xkho Ngày 06/01/2010 = 126 * 44.325 = 5.584.950đ Trị giá NVL xkho ngày 31/01/2010 = 200 * 44.325 = 8.865.000đ

Nhưng nếu tính giá trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền di động

Đơn giá binh quân gia quyền ngày 6/1: 27.367.500/615 = 44.500đ Trị giá NVL xkho ngày 6/1: 44.500 * 126 = 5.607.000đ

Trị giá vốn thực tế tồn kho ngày 6/1 : 27.367.500 - 5.607.000 = 21.760.500đ Số lượng tồn kho sau ngày 6/1 : 615 - 126 = 489(cái)

Đơn giá binh quân gia quyền ngày31/1: (21.760.500 + 44.000 *120 + 45.000 * 250 +42.500 *130)/ (120 + 250 + 130 + 489) = 44.303đ

Trị giá NVL xkho ngày 31/1: 44.303 * 200 = 8.660.600

Đơn giá tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định che đậy sự biến động của giá (giá trị nhập kho có biến động nhưng xuất kho thì giá cố định 44.325đ) làm cho đánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho không chính xác. Ngược lại phương pháp bình quân gia quyền di động thì phản ánh chính xác giá trị xuất kho hơn.

Thứ hai: Lập bảng phân bổ vật liệu

Để phản ánh chi tiết hơn nữa giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng, chi tiết cho các tài khoản cấp 1, cấp 2, chi tiết theo từng loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí đồng thời tổng hợp toàn bộ giá trị nguyên vật

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường (Trang 76)