Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty TNHH

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường (Trang 33)

Nam Cường.

Công ty có nhiều dây chuyền sản xuất với nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại lại càng đòi hỏi trình độ tay nghề của người lao động phải được nâng cao qua đào tạo tuyển dụng. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là giám đốc, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của nhà máy được sắp xếp bố trí thành các phòng ban, phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giám đốc đưa ra quyết định thực hiện quản lý vĩ mô chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty.

Giám đốc công ty:

Là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Là người điều hành cao nhất, ra mọi quyết định về tất cả các công việc mà phó giám đốc và các phòng ban trình lên.

Phó giám đốc kinh doanh:

Quản lý mạng tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu hàng hóa, thông qua kế hoạch ước lượng về sản phẩm tiêu thụ trên thi trường. Trực tiếp quản lý phòng kinh doanh.

Phó giám đốc kỹ thuât:

Trực tiếp quản lý phòng đối ngoại, phòng kế toán, ban giám đốc, ban kỹ thuật. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình thanh toán trong nước, quốc tế,

cảI tiến chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh.

Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ Marketting sản phẩm, theo dõi và chăm sóc khách hàng. Lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động mua hàng và bán hàng. Duy trì hồ sơ người cung ứng, xây dựng mục tiêu chiến lược dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch năm về sản xuất kinh doanh, đầu tư liên doanh, liên kết và các dịch vụ khác của công ty.

Phòng kế toán:

Quản lý thu chi và các hoạt động tài chính khác của công ty, theo dõi công nợ của khách hàng, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, cân đối tài sản và nguồn vốn, hạch toán lợi nhuận, thanh quyết toán với nhà nước và chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của công ty trước cơ quan tài chính cấp trên và lãnh đạo công ty, tham mưu cho ban giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phối hợp chặt chẽ với phòng đối ngoại trong thanh toán quốc tế, phối hợp với phòng kinh doanh quản lý chặt chẽ công nợ của công ty.

Phòng nhân sự:

Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Tổ chức và nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho công nhân viên.

Tuyển dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu kịp thời theo yêu cầu kịp thời của công ty. Xây dựng hoàn chỉnh và triển khai áp dụng bộ quy chế, nội quy lao động của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu, đối ngoại:

Giao dịch với khách hàng. Liên hệ đặt hàng với các đối tác. Tham mưu với giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh doanh ngoại thương. Là cầu nối cho những trao đổi thông tin giữa công ty với các đối tác nước ngoài.

Ban quản đốc:

Quan lý nhà máy sản xuất. Điều hành công việc chung của nhà máy. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc liên quan đến sản xuất. Thực hiện công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ của công ty. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sữa chữa các loại sản phẩm theo tiến độ đề ra.

Ban kĩ thuật:

Quản lý nhà máy về kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc liên quan về mặt kỹ thuật của các loại sản phẩm tròng công ty.

Sơ đồ2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KINH DOANH Phòng Kinh doanh PHÓ GĐ KỸ THUẬT Phòng Kế toán Phòng Nhân sự Phòng XNK, Đối Ngoại Ban Kỹ thuật Ban Quản đốc

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường (Trang 33)