Đặc điểm, tình hình chung của công ty TNHH Nam Cường

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường (Trang 28)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Trước tháng 04/04/2000 ông Trần Ngọc Dần có một cửa hàng kinh doanh máy móc nông ngư nghiệp, linh phụ kiện, tư liệu sản xuất. Sau nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực máy móc nông ngư nghiệp, linh phụ kiện, tư liệu sản xuất và nắm được xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng ông Trần Ngọc Dần đã quyết định mở rộng và chuyên sâu hơn về lĩnh vực máy nông nghiệp và thành lập công ty TNHH Nam Cường.

Tháng 04/04/2000 công ty TNHH Nam Cường chính thức được thành lập, với số đăng ký kinh doanh là: 0102000218 do Sỏ khoa học và đầu tư Hà Nội cấp ngày 23/3/2000 với số vốn ban đầu là: 3.800.000.000 Vnđ (Ba tỷ tán trăm ngìn đồng chẵn).

Đến tháng 7 năm 2001, nhà máy sản xuất lắp ráp động cơ Diesel được xây dựng xong và chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế đạt khoảng 40.000 maý/năm.

Ngày 05/11/2007 công ty đăng ký thay đổi lần 02 (với số vốn góp không đổi).

- Thành viên sáng lập gồm:

Ông Trần Ngọc Dần với số vốn đóng góp là 80% Ông Nguyễn Thế Nam với số vốn đóng góp là 20% - Tên công ty: công ty TNHH Nam Cường.

- Email :namcuonghn@.vnn.vn Website: www.namcuonghn.com - Điện thoại: 0433.633.0153

- Giám đốc: Ông Trần Ngọc Dần

- Địa chỉ: 91 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội - MST: 0100994700

- Thuộc quản lý: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội.

Cuối tháng 12 năm 2009, ban lãnh đạo công ty TNHH Nam Cường đã tăng tổng vốn điều lệ lên: 15.000.000.000Vnđ (Mười lăm tỷ đồng chẵn).

Hiện nay với sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng toàn thể các nhân viên trong công ty đã làm cho công ty ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh. Sản phẩm của công ty đã đến với người tiêu ding trên khắp mọi miền tổ quốc, kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH Nam Cường đã phủ rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng.

Biểu 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH Nam Cường.

Đơn vị tính: VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

1 Tổng tài sản 9.671.685.484 10.536.486.322

- Tài sản ngắn hạn 8.580.078.445 9.907.752.650 - Tải sản dài hạn 1.091.607.039 1.628.733.672

2 Doanh thu 15.472.500.000 24.471.770.000

3 Nộp ngân sách nhà nước 18.939.000 66.632.500 4 Lợi nhuận sau thuế 56.817.000 199.087.500

5 Tổng số lao động ( người) 84 121

2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Ngành nghề kinh doanh của công ty là: Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các loại máy nổ, động cơ Diesel từ 4 đến 30 mã lực, ví dụ như: các loại động cơ Diesel R175, R180, S195, S1100, S1110, S1115… được làm theo công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản và Trung Quốc. Sản xuất và lắp ráp các loại máy móc và động cơ Diesel, động cơ xăng, moto điện và các linh phụ kiện kèm theo. Nhập nguyên chiếc các sản phẩm có thể bù lấp khoảng trổng nếu sản lượng sản xuất và lắp ráp không đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng.

Sản phẩm của công ty là động cơ Diesel từ các loại 4HP đến 28HP mang nhãn hiệu ChangChai do tập đoàn Changchai - Giang Tô - TRung Quốc cung cấp với các tính năng ưu việt nhuwP: công suet lớn, tính năng ổn định cao, tiết kiệm nhiên liệu, ít ô nhiễm môi trường…Đặc biệt sản phẩm Changchai con báo là nhà phân phối độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam, đây là sản phẩm có tính năng ưu việt.

Công ty TNHH Nam Cường với chức năng là sản xuất và lắp ráp các sản phẩm máy móc và động cơ Diesel, máy tuốt lúa, máy cày, máy bừa, độn cơ xăng, moto điện và các linh phụ kiện phục vụ cho Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Máy móc của công ty rất hợp với điều kiện canh tác và sản xuất của Việt Nam và được bộ khoa học công nghệ đánh giá rất cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất và lắp ráp động cơ Diesel với hàng trăm chi tiết, linh kiện do đó đòi hỏi cán bộ, công nhân kỹ thuật phải hết sức chặt chẽ trong từng khâu. Hiện tại công ty TNHH Nam Cường đã và đang áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 của tổ chức Quacert.

Để lắp ráp thành một loại máy cần phải trải qua nhiều giai đoạn, từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là quá trình liên tục, khép kín phác họa bằng sơ đồ 2.1 sau:

Rửa lốc máy

Lắp bánh đà

Lắp tuyô dầu hồi, tuyô cao áp, cụm kim phun, cụm d n còà …. Lắp cổ hút, cabo Lắp cốc lọc, điều góc độ cáp dầu Lắp cụm quy lát Lắp bưởng nhôm Lắp thùng nước

Lắp catte, tuyo, bulong quy lát, bulong đai ốc cẩu Lắp trục điều ốc, mút xoa, bích ba tai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lắp bơm nhớt, bát sen, ốc dầu Lắp ráp động cơ v bà ưởng tròn

Lắp Pistông, khoa biên

Lắp trục cam, bánh răng, nắp hậu

Vật liệu từ kho chuyển đến phân xưởng sản xuất, sau đó chuyển tiếp sang kho bán thành phẩm để chuyển đến phân xưởng lắp ráp. Cuối cùng nhập kho thành phẩm. Suốt quá trình đó có kiểm tra chất lượng, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty TNHHNam Cường. Nam Cường.

Công ty có nhiều dây chuyền sản xuất với nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại lại càng đòi hỏi trình độ tay nghề của người lao động phải được nâng cao qua đào tạo tuyển dụng. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là giám đốc, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của nhà máy được sắp xếp bố trí thành các phòng ban, phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giám đốc đưa ra quyết định thực hiện quản lý vĩ mô chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty.

Giám đốc công ty:

Là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Là người điều hành cao nhất, ra mọi quyết định về tất cả các công việc mà phó giám đốc và các phòng ban trình lên.

Phó giám đốc kinh doanh:

Quản lý mạng tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu hàng hóa, thông qua kế hoạch ước lượng về sản phẩm tiêu thụ trên thi trường. Trực tiếp quản lý phòng kinh doanh.

Phó giám đốc kỹ thuât:

Trực tiếp quản lý phòng đối ngoại, phòng kế toán, ban giám đốc, ban kỹ thuật. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình thanh toán trong nước, quốc tế,

cảI tiến chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh.

Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ Marketting sản phẩm, theo dõi và chăm sóc khách hàng. Lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động mua hàng và bán hàng. Duy trì hồ sơ người cung ứng, xây dựng mục tiêu chiến lược dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch năm về sản xuất kinh doanh, đầu tư liên doanh, liên kết và các dịch vụ khác của công ty.

Phòng kế toán:

Quản lý thu chi và các hoạt động tài chính khác của công ty, theo dõi công nợ của khách hàng, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, cân đối tài sản và nguồn vốn, hạch toán lợi nhuận, thanh quyết toán với nhà nước và chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của công ty trước cơ quan tài chính cấp trên và lãnh đạo công ty, tham mưu cho ban giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phối hợp chặt chẽ với phòng đối ngoại trong thanh toán quốc tế, phối hợp với phòng kinh doanh quản lý chặt chẽ công nợ của công ty.

Phòng nhân sự:

Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Tổ chức và nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho công nhân viên.

Tuyển dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu kịp thời theo yêu cầu kịp thời của công ty. Xây dựng hoàn chỉnh và triển khai áp dụng bộ quy chế, nội quy lao động của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu, đối ngoại:

Giao dịch với khách hàng. Liên hệ đặt hàng với các đối tác. Tham mưu với giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh doanh ngoại thương. Là cầu nối cho những trao đổi thông tin giữa công ty với các đối tác nước ngoài.

Ban quản đốc:

Quan lý nhà máy sản xuất. Điều hành công việc chung của nhà máy. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc liên quan đến sản xuất. Thực hiện công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ của công ty. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sữa chữa các loại sản phẩm theo tiến độ đề ra.

Ban kĩ thuật:

Quản lý nhà máy về kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc liên quan về mặt kỹ thuật của các loại sản phẩm tròng công ty.

Sơ đồ2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KINH DOANH Phòng Kinh doanh PHÓ GĐ KỸ THUẬT Phòng Kế toán Phòng Nhân sự Phòng XNK, Đối Ngoại Ban Kỹ thuật Ban Quản đốc

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Nam Cường. 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Nam Cường 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Nam Cường

Công ty TNHH Nam Cường là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty đã áp dụng hình thức công tác kế toán tập trung, nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý kinh doanh và đảm bảo phản ánh một cách chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Phòng kế toán gồm có 6 người đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau.

Kế toán trưởng: Là người phân công việc cho các thành viên. Theo dõi giám sát các số liệu phát sinh trong quá trình quản lý và kinh doanh tại công ty. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và các lãnh đạo có thẩm quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán tổng hợp:

Theo dõi tất cả số liệu của kế toán vật tư, kế toán thành phẩm, hàng hóa, kế toán công nợ, thủ quỹ. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm. Tập hợp các loại báo cáo từ các bộ phận khác.

Kế toán vật tư hàng hóa:

Theo dõi số liệu về việc nhập – xuất vật liệu. Phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng giá thành thực tế nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng giá thành thực tế xuất kho. Phân bổ giá trị nguyên vật liệu sử dụng các sản phẩm để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị nguyên vật liệu

tồn kho.

Theo dõi số liệu về nhập xuất hàng hóa, thành phẩm. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập kho và xuất kho thành phẩm. Lập bão cáo về hàng tồn kho.

Kế toán tiền mặt:

Thanh toán các khoản thu chi, bão cão hàng ngày về tình hình tiền mặt tồn tại quỹ cho ban giám đốc nhằm đảm bảo kế hoạch tiền tệ sao cho xuyên suet của công ty. Cập nhật chứng từ ngân hàng, nhập số liệu vào máy vi tính , tiến hành ra soát sổ phụ thường xuyên đảm bảo thành toán chính xác đúng đối tượng.

Kế toán công nợ:

Theo dõi và phản ánh tình hình các khoản phải thu, phải trả cho khách hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của công ty, thời hạn thanh toán, nhằm báo cáo kịp thời cho ban giám đốc, kết hợp với phòng kế toán sao cho lưu chuyểh tiền tệ của doanh nghiệp ổn định.

Thủ quỹ:

Dựa trên phiếu chi, phiếu thu Thủ quỹ theo dõi thu, chi quỹ và theo dõi số quỹ.

Sơ đồ2.3: Mô hình bộ máy kế toán của công ty TNHH Nam Cường

KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KT TIỀN MẶT KT VẬT TƯ -HÀNG HÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CÔNG NỢ

2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty và phần mềm kế toán công tyáp dụng áp dụng

Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC.

Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng là: Theo hình thức nhật ký chung, kỳ kế toán của công ty là tháng, công ty kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đánh giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định, hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện khấu hao tài sản theo phương pháp tuyến tính.

2.1.4.3 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà công ty đang áp dụng.

Việc áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, cũng như trong điều kiện lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là phù hợp. Dễ dàng cho việc lập trình mà vẫn phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Phòng Tài chính kế toán Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán Smartsoft.Ed(08Q15) của công ty phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam thiết kế dành riêng cho công ty TNHH Nam Cường với giao diện như sau:

Màn hình 1:

Một số đăc điểm nổi bật của phần mềm là:

Khi nhấn đúp vào biểu tượng của phần mềm trên màn hình máy tính thì màn hình giao diện của phần mềm sẽ hiện ra như trên. Ngưới sử dụng chỉ việc điền tên và mật khẩu đúng rồi ấn enter thì màn hình hệ thống hiện ra như sau:

Màn hình 2:

Màn hình hệ thống bao gồm các mục như: hệ thống, tổng hợp, vốn bằng tiền, bán hàng, mua hàng, vật tư, giá thành, tài sản, công cụ, các giao dịch kế toán các báo cáo và các số dư đầu kỳ. Các mục nay khá đơn giản và dễ sử dụng, người sử dụng chỉ cần kich chuột vào các mục đó, máy sẽ hiện ra các chương trình ứng dụng phù hợp với yêu cầu người sử dụng.

Máy tự động tính, xử lý thông tin sau khi kế toán nhập dữ liệu cần thiết như tự động tính giá thành sản phẩm, tự động tính và trích khấu hao tài sản cố định, tự in báo cáo, các chứng từ theo yêu cầu quản lý của đơn vị.

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu

Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán đã làm giảm hẳn khối lượng công việc như : ghi sổ kế toán, kết chuyển tính giá thành ; rút ngắn thời gian tổng hợp và lập các báo cáo kế toán vì máy sẽ tự động làm những công việc này. Cho phép tìm kiếm số liệu kế toán đa dạng, nhanh chóng, chính xác và cần thiết với tốc độ nhanh cho các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là công việc quản trị doanh nghiệp và phân tích tài chính. Nâng cao hiệu suất công tác kế toán.

Tuy nhiên máy tính và phương tiện kỹ thuật tin học chỉ là phương tiện trợ giúp kế toán viên trong việc tính toán, xử lý và cung cấp thông tin kế toán. ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán là cần thiết xong không thể thay thế hoàn toàn con người. Sử dụng và điều khiển máy tính vẫn là con người, những nhân viên kế toán có chuyên môn nghiệp vụ. Họ vẫn phải thực hiện được các công việc sau : Phân loại, bổ sung thông tin chi tiết vào chứng từ gốc. Nhập

phiếu nhập kho phiếu xuất kho phần mềm kế toán máy vi tính thẻ, sổ chi tiết vật tư sổ cái t i khoà ản 152, báo cáo nhập xuất tồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Cường (Trang 28)