7. Kết cấu của đề tài
3.3.4. Đối với nhân dân tỉnh Hà Giang
- Nêu cao truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp phục vụ khách.
- Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống địa phương để khách du lịch được tìm hiểu và mua các sản phẩm do chính người dân địa phương tạo ra.
- Bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo của Hà Giang qua việc tổ chức các lễ hội, các nghi lễ trong giao tiếp, trong các món ăn truyền thống và sinh hoạt hàng ngày.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các đoàn thể và tôn trọng luật pháp.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận của chương 1 và kết quả đánh giá các thực trạng phát triển DLST ở Hà Giang của chương 2. Chương 3 đã thực hiện được những nội dung sau:
1. Nêu các căn cứ có tính thuyết phục để phát triển các điều kiện DLST ở Hà Giang trong đó gồm có căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ điều kiện cung và căn cứ xu thế cầu.
2. Đưa ra các giải pháp khả thi nhằm phát triển các điều kiện DLST Hà Giang như: - Giải pháp thu hút đầu tư cần tập trung thiết lập bộ tiêu chí cho đối tác dự định đầu tư, tăng cường quảng bá các điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi đơn giản hóa các thủ tục hành chính, có chính sách khuyến khích cho việc đầu tư...
- Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm là giải pháp mang lại tính cạnh tranh cao cho du lịch Hà Giang.
- Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù tạo nên sự độc đáo khác biệt và thương hiệu riêng cho du lịch Hà Giang. Đây được coi là giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết đối với phát triển DLST ở Hà Giang.
- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung xây dựng, nâng cấp phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ cho du lịch Hà Giang.
- Giải pháp Marketing giúp Hà Giang trở thành một địa chỉ DLST hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
- Giải pháp tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động DLST với tục tiêu phát triển DLST bền vững và mang lại phúc lợi cho cộng đồng địa phương.
- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du lịch Hà Giang.
- Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Đây được coi là giải pháp mang tính cấp bách và cần được quan tâm trong quá trình phát triển các điều kiện DLST Hà Giang.
3. Để thực hiện tốt các giải pháp trong chương này, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với các chủ thể liên quan tới phát triển DLST ở Hà Giang trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang” là công trình nghiên cứu về DLST trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Có thể coi đây là một trong những tài liệu tham khảo để nâng cao sự hiểu biết về loại hình DLST và phát triển nó ở Hà Giang. Qua nghiên cứu thực trạng các điều kiện DLST trên tỉnh tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Hà Giang khá phong phú, hấp dẫn du khách nhưng do chưa biết đầu tư khai thác đúng mức nên kết quả đạt được về DLST của Hà Giang còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về DLST của Hà Giang là do thiếu vốn đầu tư, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh không nhiều, nguồn nhân lực còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong việc khai thác các điều kiện để phát triển du lịch, hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên, công tác quảng bá và xúc hoạt động DLST chưa vươn rộng tới các địa phương trong nước và quốc tế.
3. Những mặt đạt được của DSLT Hà Giang đó là: công tác xây dựng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh được chính quyền địa phương và đông đảo nhân dân các dân tộc hưởng ứng; hình ảnh về du lịch Hà Giang bước đầu được quảng bá rộng rãi; nhận thức về DLST được nâng lên, người dân hiểu được ý nghĩa của phát triền DSLT gắn với phát triển kinh tế, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên du lịch, bảo tồn văn hóa; đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên; vệ sinh môi trường được cải thiện.
4. Những tồn tại, hạn chế của DLST Hà Giang thể hiện trong việc lựa chọn đầu tư các làng DSLT chưa đồng bộ, chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách; hầu hết sản phẩm du lịch tại các làng DLST còn đơn điệu, trùng lặp; sự tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng mới chỉ ở mức độ nhỏ lẻ, người dân chưa được hưởng lợi nhiều từ hoạt động du lịch; kinh nghiệm xây dựng, phục vụ DLST còn thiếu và yếu; công tác tuyên truyền bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa được thường xuyên, công tác đào tạo nhân lực mới chỉ dừng lại mức bồi dưỡng
kiến thức. Nhìn chung DLST ở Hà Giang phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và định hướng.
5. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và khai thác hợp lý các điều kiện phát triển DLST thì du lịch Hà Giang cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cung, căn cứ xu thế cầu đưa ra các giải pháp thực tiễn mang tính khả thi để phát triển DLST Hà Giang trong thời gian tới đó là: thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao chất lượng sản phẩm, có chính sách Marketing phù hợp, tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động DLST, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch và cuối cùng là đưa các kiến nghị với các chủ thể để phát triển DLST Hà Giang. Đây được xác định là một trong những thành công quan trọng nhất của đề tài.
Tóm lại, trên cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển DLST ở Hà Giang, luận văn khẳng định: dựa vào các điều kiện chung, điều kiện cung và điều kiện cầu, Hà Giang có nhiều lợi thể để phát triển và cần phát triển loại hình DLST nói riêng, du lịch nói chung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, góp phần đưa Hà Giang từng bước hội nhập với du lịch các tỉnh phía Bắc và cả nước. Việc phát triển các điều kiện DLST Hà Giang là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn các vấn đề nghiên cứu trên chưa thể phản ánh hết nội dung phong phú và đa dạng của DLST cả về lý luận và thực tế phát triển DLST ở Hà Giang. Tác giả hy vọng trong quá trình nghiên cứu sau này những vấn đề nêu ra trong đề tài được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004),
Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Huy Bá (2009) Du lịch sinh thái, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ban quản lý Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (2010), Hỏi – đáp
về Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
4. Đàm Văn Bông (2011), Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang,
Kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư “vì Hà Giang phát triển”.
5. Cục Thống Kê tỉnh Hà Giang, (2011), Niên giám thống kê năm 2010.
6. Lê Huy Đại, Triệu Đức Thanh (chủ biên, 2004), Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế Giới.
7. David Western (1999), Định nghĩa Du lịch sinh thái, Du lịch sinh thái – Hướng
dẫn cho các nhà lập kế hoạck và quản lý, tập I, nxb Cục môi trường, tr. 1-7
8. Vũ Văn Đông (2010), “One tambon, One product” là giải pháp để phát triển
du lịch bền vững – kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam, Tạp chí Phát triển
và Hội nhập Số 3 tháng 2/2010, tr. 35.
9. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Trần Thị Minh Hoà, Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
11. Phạm Trương Hoàng (2008), Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại Nhật Bản đối
với Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 6/2008.
12. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13. Keith W.Sproule và Ary S. Suhandi (2000), Các nguyên tắc chỉ đạo cho các chương trình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – Những bài học từ Indonesia, Du lịch sinh thái – Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, tập I, Nxb Cục môi trường, tr. 269-280.
14. Lê Văn Lanh (1999), Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn tự nhiên Việt Nam, Tuyển tập Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch
sinh thái ở Việt Nam”, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
15. Phạm Trung Lương (1996), Cơ sở khoa học phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch.
16. Phạm Trung Lương, Đặng Huy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà nội.
17. Phạm Trung Lương (chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái - những vấn
đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội.
18. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Tổng cục Du lịch.
19. Phạm Trung Lương (2003), Xây dựng hướng dẫn phát triển Du lịch sinh
thái góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch .
20. Nguyễn Văn Lưu (2002), Thị trường du lịch, Nxb Trẻ.
21. Lâm Bá Nam (2011), Di sản lịch sử - Văn hóa với phát triển du lịch Hà Giang – Nhận thức và vấn đề, Kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư
“vì Hà Giang phát triển”, Hà Nội.
22. Mai Trọng Nhuận, Vũ Minh Khang (2011), Giải pháp đột phá một số ngành – lĩnh vực vì Hà Giang phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư
“vì Hà Giang phát triển”, Hà Nội.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Di sản
văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang (2009), Cẩm nang du lịch Hà
Giang, Công ty in TNHH TM HBT, Hà Giang.
25. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang (2010), Công viên Địa chất Cao
26. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang (2011), Bản tin du lịch, số 01. 27. Sở Công thương tỉnh Hà Giang (2011), Cẩm nang công thương Hà Giang.
28. Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Sỹ An (2011), Thu hút các nguồn vốn để phát triển
tỉnh Hà Giang, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh Doanh số
27/2011, tr. 194 – 201.
29. Sylvie Blangy và Megan Epler Wood (1999), Phát triển và thực hiện các nguyên tắc chỉ đạo Du lịch sinh thái cho các khu thiên nhiên hoang dã và cộng đồng lân cận, Du lịch sinh thái – Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch
và quản lý, tập I, Nxb Cục môi trường, tr. 36 - 55
30. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
31. Trần Đức Thanh (2006), Bàn về du lịch sinh thái, tạp chí Du lịch số 6/2006
32. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
33. Vũ Văn Tích (2011), Đề án Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Đề tài khoa
học cấp Quốc gia.
34. Tổng cục Du lịch Việt Nam (1999), Kỷ yếu hội thảo khọc “xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”
35. Tổng cục du lịch Việt Nam (2009), sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường du lịch, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả (1996), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2004), Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc, Nxb Thông Tấn.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
INTERNET
39. Trang thông tin về Hà Giang: www.hagiang.gov.vn
40. Trang thông tin về du lịch Hà giang: www.hagiangtrade.gov.vn
41. Trang thông tin về Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn: www.dongvangeopark.com